Home » Bài hay » Cây tre gai
tác dụng lá tre gai
Lá tre gai có nhiều hợp chất flavonoid. Flavonoid trong lá tre gai có tác dụng trong điều trị suy giãn tĩnh mạch. Nó chống oxy hóa, hỗ trợ lưu thông tuần hoàn máu, làm vững chắc thành mạch máu giúp không bị vỡ mạch máu dưới da gây thâm tím, hữu ích trong trường hợp chảy máu dạ dày, đi ngoài ra máu, băng huyết, tiểu tiện ra máu.

Nếu nói về dược tính thì trong các loại tre, tre gai là tốt nhất. Loại tre này có sức sống vô cùng mãnh liệt. Nó mọc khắp mọi miền của Việt Nam. Mặc dù ngày nay, nhiều giống tre khác từ Trung Quốc được đưa sang Việt Nam để trồng khai thác. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta nói về cây tre gai, tác dụng dược tính và kỹ thuật trồng thường dùng.

Nội dung:

Cây tre gai

Cây tre gai hay còn gọi là tre nghệ, tre mỡ, tre lộc ngộc, tre may, tre hóa, tre la ngà, la ngà Nam Bộ (tên khoa học: Bambusa bambos) là một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo.

Trong các loại tre, loại được cho là tốt nhất khi dùng làm thuốc, hay măng ăn ngon nhất đó là cây tre gai. Loại cây này như tên, toàn thân gai nhọn, khá nguy hiểm. Nếu bạn đi vào khu vực bụi cây tre gai bị đốn hạ, thì cẩn thận đạp lên gai nhọn của chúng. Nhiều nơi có trẻ con, loài cây tre gai này cũng thường được diệt bỏ đi.

Gần đây, có rất nhiều thông tin được các thầy thuốc Đông Y và nhiều người chia sẽ là dùng nước nấu từ cây tre gai để thải độc máu. Và nó cũng được xác nhận từ nhiều người dùng là hiệu quả. Sức khỏe cải thiện hơn.

Tên khoa học: Bambusa Bambos (L.) Voss (B. arundinacea Retz. var. spinosa Cam.)

Họ: Lúa – Poaceae

Các tên khác: Tre gai rừng, tre vườn, tre nghệ.

Cây tre gai có mấy loại

Theo nhận định thì cây tre gai có 55 loại – Bambusa trong đó có 31 loài chưa được đặt tên. 21 loài chi luồng – Dendrocalamus, 16 loài chi le – Gigantochloa, chi vầu – Indosasa có 11 loài

Đặc điểm sinh trưởng của cây tre gai

Cây tre gai là loài cây ưa ẩm, ưa sáng như cây dâu tằm. Bởi vậy cây tre gai có đặc điểm sinh trưởng mạnh ở quanh đồng ruộng, ven sông, bờ suối, ven chân đê. Loài cây này phổ biển dọc các miền đất của Việt Nam từ Bắc đến Nam. Chúng xuất hiện nhiều nhất ở Bắc Trung Bộ.

Mặc dù tre là loài sinh trưởng mạnh, và rất khó diệt. Nhưng đất đai, dinh dưỡng trong đất cũng rất quan trọng đến sự sinh trưởng của cây tre. Nhất là nhiều bạn trồng tre để thu hoạch như là một loại lâm sản.

Các loại đất ngập mặn không phù hợp cây tre gai. Độ PH trong đất nên ở khoảng 5-6.5. Đất tốt, nhiều mùn, đủ ẩm là tốt nhất. Ở điều kiện sinh trưởng tốt, cây sẽ mọc thành bụi lớn tới 30-40 cây/ 1 bụi. Cây có thể cao đến 20m, đường kính thân cây đến 14-15cm.

Ngược lớn ở vùng đất thổ nhưỡng nghèo nàn, không phù hợp sinh trưởng, cây sẽ khô cằn, thân tre nhỏ, vách dày.

Thành phần hóa học

100g tre có:

  • 4,11g protein
  • 18 loại acid amin
  • 0,1g chất béo
  • 5,7g đường
  • 2,2g canci
  • 5,6g phosphor
  • 0,1g sắt
  • Carotene
  • Vitamin B, VitaminC
  • Holocellulose 67,4%
  • Pentosan 19%
  • Lignin 20,4%
  • Tro 4,8%
  • Silic 3,4%,
  • Và nhiều chất khác

Trong lá tre gai có các khoáng chất như là selenium, silic, magnesium, kalium, calcium, các chất bù lại sự mất nước và muối khoáng do ra nhiều mồ hôi.

Đặc điểm cây tre gai

Thân cây tre gai

Cây tre gai mọc thành cụm. Thân ngầm của nó mọc dạng cụm, co lại thành bụi. Nên việc khai thác thân tre hay măng phải chú ý không được tùy tiện. Vì sự khai thác tùy tiện có thể dẫn đến măng tre từ các thân ngầm mọc co cụm sâu vào bên trọng bụi và bị nâng búi.

Thân ngầm tre gai dạng củ. Thân khí sinh thì rất cao so với tre thông thường 15m-20m. Đường kính phổ biến 5-14cm.

Một thân cây tre gai có thể có đến 65 lóng, 30 cành. Lóng dài 25 – 35 cm. Vỏ khi non phủ lông cứng màu nâu ép sát. Khi trưởng thành thì vỏ nhẵn, màu xanh lục. Thành vách thân tre dày 2-3,5cm.

Các đốt gần gốc đều có vòng rễ, phía trên và dưới có một vòng lông tơ màu trắng xám hay vàng nhạt.

Cây tre gai có đặc điểm rất nặng, thân khí sinh nặng trung bình tới 32kg. Có cây nặng tới 70kg. Cành của nặng 7kg. Lá nặng 1,5kg. Thân tre tươi, độ ẩm 94,5%, có tỷ trọng 1.000 kg/m3. Thân khô, độ ẩm 15%, tỷ trọng là 500kg/m3.

Trọng lượng thân cây tươi tùy theo đặc điểm sinh trưởng:

  • Phổ biến: đường kính 8-10cm, trọng lượng 20-30kg/cây.
  • Ở nơi đất tốt: đường kính 10-12cm; trọng lượng 30-45kg/cây.
  • Ở nơi đất xấu: đường kính 5-8cm; trọng lượng 10-15kg.
  • Cá biệt: đường kính 14-16cm; trọng lượng 60-70kg/cây.

Cành cây tre gai

Đặc điểm cơ bản dễ nhận biết nhất của cây tre gai là nhiều gai. Cây chia cành sớm. Các đốt dưới gốc thường có một cành. Cành nhỏ thì biến thành gai. Cành lớn thì to và dài hơn. Các gai rất cứng và nhọn. Gai cong, cứng, nhọn, đan chéo nhau tạo thành bụi tre gai dày đặc

Các đốt phần giữa thân có 3 cành, cành chính to, dài hơn cành bên.

Lá tre gai

Lá chính là cơ quan quang hợp của cây tre. Lá tre gai không có tơ, gồm 2 phần: bẹ lá và phiến lá.

Phần bẹ thường dài, có hình lòng máng được gắn chặt vào cành nhờ cuống lá. Cuống lá ngắn.

Ngoài ra lá tre gai còn có những thành phần như tai lá, lưỡi lá.

Phiến lá có 3 – 5 đôi gân lá song song với nhau.

Hoa tre gai

Cây tre gai có cụm hoa dài. Mỗi đốt mang 2 hoặc nhiều bông hoa nhỏ vàng nhạt. Hoa mới nở màu tím nhạt.

Mỗi bông hoa có 4-12 hoa, 2-5 hoa là lưỡng tính. Mày nhỏ có 2 gờ, 3 mày cực nhỏ, nhị 6 rời. Bầu hình trứng, vòi ngắn.

Cây tre gai ra hoa theo từng khóm.

Mo

Bẹ mo của cây tre gai rụng khá muộn, có hình thang, đầu hình cung rộng hay lõm xuống, 2 vai có mũi nhọn hơi nhô cao. Phần tai mo có hình bán nguyệt, gần bằng nhau, lật ra ngoài phần mép có lông mi cong.

Lưỡi mo cao 4¬5mm, xẻ mạnh, mép có lông mi, phần mặt lưng phủ dày lông gai màu nâu tối, mặt trong nhẵn. Lá mo hình trứng hoặc trứng thuôn, đầu có mũi nhọn, thường lật ra ngoài, hai mặt đều có lông cứng.

Kỹ thuật trồng tre gai

Kỹ thuật gây trồng tre gai

Cây tre gai có thể dùng nhiều kỹ thuật trồng tre khác nhau để gây trồng. Như hom gốc, hom thân, hom cành và nuôi cấy mô.

Kỹ thuật trồng tre gai chủ yếu ở Việt Nam ta là trồng bằng gốc và một đoạn thân khí sinh dài khoảng 40-60cm.

Ví dụ ở Lạng Sơn người ta trồng như sau. Vào thời điểm cuối xuân, đầu hè ( đây là thời điểm cây tre sinh trưởng mạnh nhất). Người ta đào gốc cây tre bánh tẻ. Tức là gốc cây tre mới sinh trưởng đã đầy đủ đặc điểm và sức mạnh sinh trưởng. Đoạn thân tre khí sinh của chúng thường từ 40 – 60cm. Ở Sơn La thường chọn cây có thân khí sinh dài 1 – 1,5m.

Sau đó thực hiện trồng xuống hoặc ngâm nước nước 1-2 đêm trước. Để giữ độ ẩm cho cây giống, bạn cần cần đục thủng màng ngăn 2-3 lóng thân, sau đó đổ đầy nước, lấy rơm có trộn bùn ao để đắp lên trên ống tre.

Hố để trồng cây tre gai sâu 40 – 50 cm, miệng hố rộng 30-40 cm. Cây giống đặt nghiêng một góc 40 – 60o.

Dùng đất mùn trộn với phù sa, mùn, phân chuồng hoai lấp đầy hố và gốc cây.

Cự ly giữa các cây khoảng 10m (100 -150 búi/ha)

Kỹ thuật chăm sóc tre gai

Cây tre gai cũng như những loại tre khác. Mặc dù chúng có tuổi thọ rất dài nhưng thời gian sinh trưởng mạnh nhất của chúng chỉ tầm khoảng 4 năm đầu. Vì vậy trong 2 năm đầu tiên chúng ta cần chăm sóc cây cẩn thận để cây sinh trưởng tốt.

Vào mùa khô hạn cần tưới cây 2 ngày một lần. Thời điểm tưới nên vào sáng sớm, hoặc chiều mát.

Cây tre gai sinh trưởng tốt trên đất giàu dinh dưỡng. Đất nghèo khiến thân cây thành vách mỏng, kém cứng cáp. Với đất xấu bạn có thể bón phân NPK theo tỷ lệ 20-30kg N, 10-15kg P, 10-15kg K và 20-30kg Silic. Bón 2 lần/1 tháng.

Nếu có thể cải tạo đất bằng cách bổ sung phù sa, phân chuồng hoai, trồng cỏ và để đất nghỉ ngơi khoảng 3 năm để đất hồi phục thì tốt nhất.

Cây tre gai ít sâu bệnh. Bạn chỉ cần lưu ý đến một số vấn đề. Như Châu chấu ăn lá tre, thú vật ăn măng, sâu cuốn màng và côn trùng cánh cứng, mối.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Comment moderation is enabled. Your comment may take some time to appear.

facebook
twitter