Home » Bạn có biết? » Đan Mạch trở thành nước đầu tiên áp dụng thuế khí thải chăn nuôi

Bạn chắc là đã nghe về thuế khí thải chăn nuôi. Một loại thuế đánh vào nông nghiệp, đánh vào khí thải do heo bò thải ra. Nghe thật vô lý phải không các bạn. Đã là vật sống thì phải thải khí thải CO2. Đánh thuế và việc thải khí CO2 của sinh vật thì nó cũng tương tự như đánh thuế vào sự sống vậy. Chỉ là bây giờ nó chỉ bước đầu áp dụng vào súc vật và chưa áp dụng vào con người mà thôi.

Từ bao giờ khí thải vật sống trở thành nguyên nhân ô nhiễm môi trường? Vật sống thải CO2, CO2 lại là thức ăn của cây cỏ. Không có CO2, cây có sẽ đói chết. Cây cỏ lại tiếp tục thải ra O2. Chất thải O2 của cây cỏ lại là dưỡng khí của vật sống. Đó là vòng tuần hoàn tự nhiên. Những gì thuộc về tự nhiên chưa bao giờ là nguyên nhân gây ô nhiễm.

Một cái xác chết bốc mùi của con mèo chẳng hạn. Bạn nghĩ nó là sự ô nhiễm. Đó là cách bạn nghĩ. Nhưng với thiên nhiên thì đó không phải. Xác chết đó sẽ là thức ăn của rất nhiều, rất nhiều sinh vật khác. Chúng là một phần của tự nhiên, là sự vận hành của tự nhiên.

Nhưng một bịch ni lông sạch sẽ bạn quăng ra đất thì đấy chính là sự ô nhiễm. Dù nó không bốc mùi, nhưng nó là một sản phẩm nhân tạo. Không thuộc về thiên nhiên. Và giờ đây chúng ta đang nghe về một loại khí thải chăn nuôi đánh vào tự nhiên, đánh vào sự sống với lý do gây hại thiên nhiên.

Thuế khí thải chăn nuôi áp dụng lần đầu tại Đan Mạch
Image from Unplash

Mục tiêu của thuế khí thải chăn nuôi

Đan Mạch sẽ là nước đầu tiên áp dụng thuế khí thải chăn nuôi. Và chắc chắn đó không phải nước duy nhất. Một kế hoạch luôn có từng bước, step 1, step 2, plan A, plan B. Nên loại thuế này sẽ đến Việt Nam là điều chắc chắn, chỉ là sớm muộn mà thôi.

Trong tuần này, chính phủ liên minh của Đan Mạch đã đồng ý đưa ra thuế phát thải CO2 đầu tiên trên thế giới đối với nông nghiệp. Năm đầu tiên áp dụng loại thuế này là 2030.

Họ có quan điểm rằng, hệ thống lương thực toàn cầu là một đóng góp rất lớn cho khủng hoảng khí hậu. Một phần ba khí thải nhà kính là đến từ hoạt động sản xuất lương thực.

Chăn nuôi chiếm khoảng 12% lượng khí thải toàn cầu trong năm 2015.

Tổ chức Lương Thực và Nông Nghiệp Liên Hiệp Quốc

Hoạt động chăn nuôi còn đem đến sự ô nhiễm khí mê tan. Đây là loại khí ở trong ruột của bò và các nhiều động vật ăn cỏ. Loại khí này giúp tiêu hóa cỏ, lá cây trong bụng chúng. Theo đường ợ, hay thải phân, khí mê tan sẽ được thải ra bên ngoài.

Toàn bộ mục đích của thuế là khiến ngành tìm kiếm các giải pháp để giảm lượng khí thải. Ví dụ, nông dân có thể thay đổi thức ăn họ sử dụng.

nhà kinh tế trưởng Torsten Hasforth của Concito

Đan mạch là nước xuất khẩu sữa và thịt lợn, bò lớn. Nông nghiệp ở đây là nguồn phát thải lớn nhất của đất nước. Theo thỏa thuận này, Đan Mạch cũng sẽ được đầu từ 40 tỷ kron (3,7 tỷ đô la) vào các biện pháp trồng rừng, thiết lập vùng đất ngập nước như một giải pháp giúp đạt được các mục tiêu khí hậu.

Trong hai năm đầu tiên, số tiền thu từ thuế sẽ được sử dụng để hỗ trợ quá trình chuyển đổi xanh của ngành nông nghiệp và sau đó đánh giá lại.

Phản ứng của nông dân

Thuế khí thải chăn nuôi đã khiến nông dân tức giận. Họ đã biểu tình khắp châu Âu. Chặn đường bằng máy kéo. Ném trứng vào Nghị viên Châu Âu. Xuất trình danh sách dài các khiếu nại, bao gồm cả những phàn nàn về quy định môi trường quan liên quá mức.

Ngành công nghiệp sữa Đan Mạch thì lại tỏ ra hoan nghênh và nêu lên một số ý kiến mang tính dè chừng.

Thỏa thuận này là tích cực, nhưng những nông dân thực sự đã làm mọi thứ để giảm khí thải thì không nên bị đánh thuế.

Peder Tuborgh, Giám đốc điều hành của Arla Foods, tập đoàn sữa lớn nhất châu Âu

Kristian Hundeboll, Giám đốc điều hành của DLG Group, một trong những doanh nghiệp nông nghiệp lớn nhất châu Âu và là hợp tác xã thuộc sở hữu của 25.000 nông dân Đan Mạch thì cho rằng. Điều quan trọng là khả năng cạnh tranh. Khí hậu, nông nghiệp và các ngành công nghiệp phụ trợ đều không được hưởng lợi từ việc Đan Mạch hành động đơn phương.

Mức thuế khí thải chăn nuôi dự kiến

Nông dân chăn nuôi bò sữa ở Đan Mạch phải đối mặt với việc phải trả thuế hàng năm là 672 krone (96 USD) cho mỗi con bò cho lượng khí thải mà chúng tạo ra.

Thuế, dự kiến sẽ được quốc hội Đan Mạch thông qua vào cuối năm nay. Mức thuế áp là 300 krone (43 USD) mỗi tấn khí thải CO2 tương đương từ chăn nuôi từ năm 2030, tăng lên 750 krone (107 USD) vào năm 2035.

Mức giảm thuế 60% sẽ được áp dụng. Nghĩa là nông dân chỉ bị tính 120 krone (17 đô la) cho mỗi tấn khí thải chăn nuôi mỗi năm từ năm 2030, tăng lên 300 krone (43 đô la) vào năm 2035.

Theo Concito, một tổ chức tư vấn xanh ở Đan Mạch thì trung bình bò sữa Đan Mạch, chiếm phần lớn dân số gia súc, thải ra 5,6 tấn CO2 tương đương mỗi năm. Sử dụng thuế suất 120 krone dẫn đến khoản phí 672 krone cho mỗi con bò, tương đương 96 đô la.

Mức thuế đó sẽ tăng lên nhanh chóng sau 5 năm là 1.680 krone mỗi con bò vào năm 2035 (241 USD).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Comment moderation is enabled. Your comment may take some time to appear.

facebook
twitter