Home » Bạn có biết? » Quan điểm chiến tranh của Albert Einstein
Quan điểm chiến tranh của Albert Einstein
Tên tuổi của Albert Einstein gắn liền vũ khí nguyên tử được sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ II. Mặc dù ông không phải là người tạo ra quả bom nguyên tử. Nhưng chính ông là người thúc dục tổng thống Mỹ Roosevelt phát triển bom nguyên tử. Do vậy quan điểm chiến tranh của Albert Einstein là một chủ đề được quan tâm. Nó phản ánh tính cách nội tâm, đạo đức của bộ não vĩ đại nhất thế giới này.

Tên tuổi của Albert Einstein gắn liền vũ khí nguyên tử được sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ II. Mặc dù ông không phải là người tạo ra quả bom nguyên tử. Nhưng chính ông là người thúc dục tổng thống Mỹ Roosevelt phát triển bom nguyên tử. Do vậy quan điểm chiến tranh của Albert Einstein là một chủ đề được quan tâm. Nó phản ánh tính cách nội tâm, đạo đức của bộ não vĩ đại nhất thế giới này.

Xem thêm bài Các công trình, sự kiện, giải thưởng mang tên Einstein
Các giải thưởng mà Albert Einstein giành được

Mục tiêu của phong trào Đức Quốc xã

Câu chuyện quan điểm chiến tranh của Albert Einstein có lẻ cần bắt đầu từ sự tấn công vào ông của phong trào Đức Quốc xã. Như các bạn đã biết. Einstein là một công dân Đức và là một người Do Thái. Ông đang sinh sống ở một đất nước bài trừ mãnh liệt người Do Thái.

Sau thành công và danh tiếng nổi bật của ông, phong trào Đức Quốc xã đã chọn ông làm mục tiêu tấn công. Họ chỉ trích thuyết tương đối. Gọi đấy là “Vật Lý Do Thái”. Đốt sách, tài trợ các hội nghị bài trừ. Thậm chí người Đức còn sử dụng các nhà vật lý danh tiếng khác để chỉ trích ông. Như Philipp Lenard và Johannes Stark từng đoạt giải Nobel.

“Một trăm tác giả chống Einstein” được xuất bản năm 1931. Và Einstein đã đáp trả một cách thông minh rằng. “để đánh bại thuyết tương đối, người ta không cần lời nói của 100 nhà khoa học, mà chỉ cần một sự thật.”

Rời khỏi nước Đức

Đỉnh điểm của phong trào tấn công này là một tạp chí có ảnh của Einstein với chú thích “Chưa bị treo cổ”. Thậm chí, nó còn có cái giá cho đầu của ông.

Tháng 12 năm 1932, ông quyết định rời nước Đức mãi mãi. Ông cho rằng, mạng sống của bản thân đang bị đe dọa.

Einstein ủng hộ chiến tranh tự vệ

Sự tấn công từ Phong trào Đức Quốc xã có lẻ ảnh hưởng nhiều đến quan điểm chiến tranh của Albert Einstein. Ông cho rằng việc tự bảo vệ mình bằng vũ khí trước sự xâm lược của Đức Quốc xã là điều hợp lý. Ông ủng hộ hiện đại hóa vũ khí, dùng chiến tranh để tự vệ.

Quan điểm của ông đã dẫn đến sự chi rẽ với những người bạn theo chủ nghĩa hòa bình . Đối với Einstein. Chủ nghĩa hòa bình không phải là một khái niệm tuyệt đối. Nó là một khái niệm phải được xem xét lại tùy theo mức độ nghiêm trọng của mối đe dọa.

Ông định cư tại Viện Nghiên Cứu Cao cấp mới thành lập ở Princeton, New Jersey. Nơi này nhanh chóng trở thành thánh địa của các nhà vật lý từ khắp nơi trên thế giới. Các bài báo tuyên bố. “Giáo hoàng vật lý” đã rời Đức và Princeton đã trở thành Vatican mới.

Biến cố của Einstein

Những năm 1930, cuộc đời Einstein có nhiều biến cố đau buồn. Đầu tiên là con trai ông Eduard được chẩn đoán tâm thần phân liệt và bị suy sụp tinh thần vào năm 1930. Rồi bạn thân của ông, nhà vật lý Paul Ehrenfest giúp ông hoàn thành thuyết tương đối rộng. Ehrenfest đã tự sát vào năm 1933.

Và sự kiện đau buồn nhất có lẻ là người vợ yêu dấu của ông, Elsa, qua đời năm 1936.

Mối liên hệ bom nguyên tử – chiến tranh thế giới II và Einstein

Mối liên hệ Einstein với chiến tranh thế giới II bắt đầu từ phương trình E=mc2 của ông. Vào những năm 1930 đầy biến cố đau buồn của ông. Các nhà vật lý đang xem xét khả năng tạo ra một quả bom nguyên tử dựa trên phương trình E=mc2. Theo phương trình này, thì dù một khối lượng vật chất rất nhỏ cũng có một nguồn năng lượng to lớn.

Năm 1920, ngay chính Einstein đã cân nhắc vấn đề này và cuối cùng đã bác bỏ. Dù rằng, ông có để ngỏ liệu có thể tìm ra một phương pháp nào đó để phóng đại sức mạnh của nguyên tử hay không. Tức là bản thân Einstein cũng không nghĩ rằng, con người có thể tạo ra một quả bom nguyên tử.

Năm 1938-39, Otto Hahn, Fritz Strassmann, Lise Meitner và Otto Frisch đã làm chấn động giới khoa học. Họ tuyên bố rằng, nếu phân tách nguyên tử Uranium sẽ giải phóng được một nguồn năng lượng khổng lồ. Có nghĩa là khả năng tạo ra một quả bom nguyên tử được mở ra.

Einstein thúc giục Tổng thống Mỹ phát triển bom nguyên tử

Sự kiện quả bom nguyên tử trong chiến tranh thế giới II có liên quan mật thiết với Albert Einstein. Ngoài phương trình danh tiếng E=mc2 ra. Einstein đã có một lá thư cho tổng thống Mỹ Roosevelt.

Tháng 7, năm 1939, nhà vật lý Leo Szilard đã thuyết phục Einstein nên gởi một lá thư cho Franklin D. Roosevelt để thúc giục phát triển bom nguyên tử. Với sự hướng dẫn của Einstein, Szilard đã soạn thảo một lá thư vào ngày 2 tháng 8. Einstein ký và cố vấn kinh tế của ông, Alexander Sachs, đã chuyển đến cho Roosevelt vào ngày 11 tháng 10.

Roosevelt đã viết thư hồi âm vào ngày 19 tháng 10. Thông báo cho Einstein rằng ông đã tổ chức Ủy ban Uranium để nghiên cứu vấn đề.

Einstein bị ngăn cản tham gia dự án bom nguyên tử phục vụ chiến tranh

Một tin tức đáng ngạc nhiên là, Einstein bị ngăn cản tham gia dự án bom nguyên tử phục vụ chiến tranh thế giới II.

Mặc dù ông đã có quyền thường trú tại Hoa Kỳ vào năm 1935. Thành công dân Mỹ vào năm 1940 trong khi vẫn giữ quốc tịch Thụy Sĩ. Nhưng nước Mỹ vẫn giữ một thái độ dè dặt với ông.

Các đồng nghiệp của ông được yêu cầu đến thị trấn sa mạc Los Alamos, New Mexico. Nơi phát triển quả bom nguyên tử đầu tiên cho dự án Manhattan.

Một lượng lớn hồ sơ của FBI được giải mật tiết lộ rằng. Hoa Kỳ e ngại mối liên hệ lâu dài của Einstein với các tổ chức xã hội chủ nghĩa và hòa bình. Giám đốc FBI J. Edgar Hoover thậm chí đề nghị cấm Einstein ra khỏi nước Mỹ theo Đạo Luật Loại Trừ người ngoài hành tinh. Tuy nhiên đề nghị này bị bác bỏ.

Einstein giúp đỡ chiến tranh như thế nào?

Mặc dù không được tham gia vào dự án Manhattan phát triển bom nguyên tử. Albert Einstein vẫn có những đóng góp khác cho chiến tranh thế giới lần thứ II.

Ông đã giúp đỡ Hải quân Hoa Kỳ đánh giá các thiết kế cho các hệ thống vũ khí trong tương lai.

Ông cũng giúp đỡ tài chính cho chiến tranh bằng cách đầu giá những bản thảo cá nhân vô giá. Đặc biệt là một bản sao viết tay bài báo năm 1905 về thuyết tương đối. Nó được bán với giá 6,5 triệu USD. Và hiện nay được đặt trong thư viện Quốc Hội.

Nổ lực chống chiến tranh của Einstein

Einstein đã giành phần lớn cuộc đời để ủng hộ một cuộc chiến tranh chống lại Đức Quốc xã. Các ủng hộ của ông gồm tài chính, sức lao động và thành tựu vật lý bản thân. Tuy nhiên có lẻ quan điểm của ông đã thay đổi khi nghe tin bom nguyên tử được ném xuống Nhật Bản. Ông luôn cảm thấy một phần trách nhiệm trong đó. Và giành thời gian trong phần đời còn lại để phản chiến, chống phổ biến vũ khí hạt nhân.

Einstein tham gia thành lập Ủy ban khẩn cấp của các nhà khoa học nguyên tử. Ông là một phần của nỗ lực quốc tế nhằm cố gắng kiểm soát bom nguyên tử.

Cộng đồng vật lý chia rẽ về câu hỏi, liệu có nên chế tạo bom khinh khí hay không? Einstein phản đối việc phát triển bom khinh khí. Kêu gọi quốc tế kiểm soát việc phổ biến công nghệ hạt nhân.

Năm 1952, David Ben-Gurion, thủ tướng Israel, đề nghị Einstein làm tổng thống Israel. Einstein, một nhân vật nổi bật trong phong trào phục quốc Do Thái, đã từ chối một cách trân trọng.

2 thoughts on “Quan điểm chiến tranh của Albert Einstein

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Comment moderation is enabled. Your comment may take some time to appear.

facebook
twitter