Trong vòng một năm lại đây, Hà Nội xảy ra liên tục các vụ cháy nhà. Mới chiều hôm qua lúc 18h giờ ngày 16/6/2024, lại xảy ra vụ cháy ngôi nhà 6 tầng ở 207 phố Đinh Công Hạ, phường Định Công, Quận Hoàng Mai. Vụ cháy gây cái chết thương tâm của 4 bà cháu và tiêu hủy nhiều vật dụng tài sản. Chỉ cách đây 3 tuần là có vụ cháy ở Trung Kính, cách đây 2 ngày lại có vụ cháy ở phường Trương Định. Trong vòng 16 ngày đầu tháng 6, xảy ra khoảng 18 vụ cháy lớn nhỏ.
Các vụ cháy ở Hà Nội thật sự gây nhiều kinh hoàng vì đặc điểm của các vụ cháy đều giống nhau.
Nạn nhân không tìm ra lối thoát nạn. Lực lượng cứu hỏa rất khó tiếp cận hiện trường.
Đặc điểm này có thể nhìn thấy ở hầu hết nhà ở đô thị hiện nay. Đặc biệt nghiêm trọng ở các đô thị lớn như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh. Vì vậy, sự bất an là nỗi lòng chung của đa phần mọi người. Mọi người có lẻ điều đang sống trong tình cảnh nhắm mắt đưa chân và cảm thấy bế tắc trong tìm kiếm giải pháp cho chính mình.
Chúng ta cùng nhìn lại các vụ cháy lớn điển hình trong vòng một năm qua. Và đi tìm một giải pháp phòng cháy chữa cháy cho tình trạng nhà ống, nhà hẻm hiện nay.
Cháy nhà chung cư mini Khương Hạ, Thanh Xuân
Vụ cháy nhà chung cư mini Khương Hạ, Thanh xuân xảy ra lúc 23h20 ngày 12/9/2023. Địa điểm cháy là chung cư mini số 37 ngõ 29/70 Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Chung cư mini Khương Hạ, Thanh Xuân do ông Nghiêm Quang Minh làm chủ. Mặc dù quận Thanh Xuân chỉ cấp phép xây dựng 6 tầng. Nhưng chung cư này đã được xây trái phép đến 9 tầng, 45 căn hộ. Khoảng 150 người sinh sống ở đây. Diện tích của chung cư chỉ khoảng 200m2. Như vậy mật độ dân ở đây cực cao.
Tòa nhà chung cư mini Khương Hạ nằm sâu trong con ngõ nhỏ. Cảnh sát PCCC & CNCH rất khó khăn để đưa trang thiết bị vào tiếp cận đám cháy. Việc cứu hỏa đã phải diễn ra xuyên đêm để cứu các nạn nhân mắc kẹt.
Nguyên nhân cháy nhà chung cư mini Khương Hạ
Thiệt hại nhân mạng trong vụ cháy nhà chung cư mini Khương Hạ, Thanh Xuân là rất lớn. 56 người đã tử vong, 37 người bị thương. Việc cứu nạn đã giải cứu được 70 người mắc kẹt. Đến 7h sáng việc cứu nạn mới sơ bộ kết thúc.
Vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại tầng để xe của chung cư. Lúc đầu nguyên nhân được đồn đoán là do xe điện tự cháy nổ. Nhưng theo Công An TP Hà Nội, nguyên nhân cháy nhà chung cư mini Khương Hạ được xác định là do chập điện bình ắc quy xe máy. Lửa theo đó bốc lên các tầng cao. Lối thoát hiểm nguy nhất là tầng 1 thì hoàn toàn chìm trong biển lửa.
Cháy nhà phố Trung Kính
Vụ cháy nhà phố Trung Kính là vụ hỏa hoạn gây thiệt hại về người đứng thứ hai sau vụ chung cư minh Khương Hạ trong vòng một năm. Địa chỉ vụ cháy là số 1 ngách 43/98/31 phố Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy. Thời gian xảy ra vụ cháy nhà phố Trung Kính là rạng sáng 24/5 khoảng 0h30 phút làm 14 người chết, 6 người bị thương.
Nhà cháy nằm trên khu đất rộng 205m2 sâu trong hẻm, cách mặt phố khoảng 200m. Trên khu đất có 2 căn nhà và một cái sân lớp mái 55m2 để xe máy, xe đạp, xe đạp điện và cửa hàng sửa chữa xe điện. Chủ nhà ở căn nhà 2 tầng. Căn nhà còn lại là nhà trọ có 3 tầng, mỗi tầng 4 phòng.
Thời điểm vụ cháy nhà gia chủ có 7 người, nhà trọ có 17 người. Lúc đám cháy mới xảy ra, người dân có dùng bình cứu hỏa mini để dập lửa. Nhưng khi ấy lửa bốc lên thế quá mạnh. Một điều các bạn cần lưu ý là ở đây có nhiều xe đạp điện và bình ắc quy của xe điện. Loại bình ắc quy này khi cháy thì thế lửa rất hung hãn và hầu như không thể dập bằng nước hay bình cứu hỏa. Khi vùng sân tràn ngập trong biển lửa thì lối thoát duy nhất của hai ngôi nhà hoàn toàn bị đóng lại.
Đến 1h30 ngọn lửa đã hoàn toàn bị khống chế. Như vậy ngọn lửa đã bị khống chế rất nhanh trong vòng 1 tiếng. Nhưng 24 người bị mắc kẹt đã thương vong đến 14 người, 6 người bị thương.
Nguyên nhân cháy nhà phố Trung Kính
Đây là lần thứ hai ta lại thấy nơi xảy ra vụ cháy lại lần nữa là nơi để xe. Đặc biệt là xe điện. Chúng ta cần chú ý lần nữa tính nguy hiểm của xe điện khi cháy nổ. Vì ngọn lửa của nó cực kỳ khó dập tắt. Hiện tại nguyên nhân cháy nhà phố Trung Kính được phán đoán sơ bộ là do chập điện bình khí của xưởng sửa chữa ở sân.
Các nguyên nhân chủ quan khác là sự chiếm dụng sân, lối thoát duy nhất để làm xưởng sửa chữa. Chứa nhiều vật dụng nguy hiểm để cháy nổ.
Cửa vào lại làm bằng gỗ với nhiều khe hỡ. Nên khi lửa bùng lên thì bốc cháy và khói tràn vào rất mãnh liệt.
Nhà phố Trung Kính lại nằm sâu trong hẻm, cách mặt phố đến 200m, hẻm chỉ 2m. Đây là một trở ngại rất lớn cho lực lượng cứu hộ, cứu hỏa.
Trong nhà trọ có một nhà vệ sinh khá kiên cố. Một số người đã trốn ở đây, đóng chặt cửa nên đã thoát được.
Cháy nhà phường Trương Định
Cháy nhà phường Trương Định tại địa ngách 176, ngõ trại cá, phố Trương Định, Hà Nội. Thời gian phát hiện vụ cháy nhà Trương Định khoảng 3h58 phút ngày 14/06. Lửa bùng lên tại phòng ngủ tầng hai ngôi nhà ba tầng. Vì đây là phòng ngủ với khá nhiều quần áo, tủ gỗ, sách nên đám cháy bùng lên khá nhanh.
Nhà bị cháy là nhà trọ 3 tầng, chủ nhà và sinh viên ở chung. Ngoài ra còn có một khối nhà cao một tầng để chứa đồ và một sân sinh hoạt chung.
Tại thời điểm cháy, con chủ nhà thoát từ cầu thang bộ và một người nữa nhảy sang mái tôn nhà kế bên.
Vụ cháy tại Ngõ Cá phường Trương Định được xử lý khá nhanh, kịp thời. Đám cháy chỉ lan khoảng 8m2 tại khu vực phòng ngủ tại tầng hai. Khoảng hơn 4h sáng, đám cháy đã được dập tắt.
Nguyên nhân cháy nhà phường Trương Định
Nhà bị cháy ở phường Trương Định cũng nằm ở ngõ sâu chỉ 2 m, cách phố Trần Đại Nghĩa khoảng 100m. Lực lượng phòng cháy chữa cháy đã kịp thời đến với 4 xe chữa cháy của Công An quận Hai Bà Trưng và Công an quận Hoàng Mai.
Lửa được dập sau 20 phút, phạm vi cháy là 8m2. Tuy đồ đạc trong phòng ngủ bị thiêu rụi nhưng không có thiệt hại về người xảy ra.
Nguyên nhân vụ cháy được xác định sơ bộ là chập điện.
Cháy nhà Định Công Hạ
Chiều qua, ngày 16/6/2024 phường Đinh Công Hạ Hà Nội lại xảy ra một vụ cháy nhà thương tâm lúc 18h lấy đi sinh mạng của vợ chủ nhà và 3 đứa cháu 2-11 tuổi. Địa điểm vụ cháy nhà Định Công Hạ là số 207 phố Định Công Hạ, phường Định Công, quận Hoàng Mai.
Đây là ngôi nhà 6 tầng. Bề ngang khá rộng là 6m. Bề sâu 20m.Thiết kế là dạng nhà ống phổ biến ở Việt Nam. Mặt hông, mặt sau đều bị bít cả. Lối thoát duy nhất là cửa ra vào ở tầng một. Không có lối thoát hiểm. Tại vị trí tầng bốn, và tầng năm thì có thể từ ban công nhảy qua nóc nhà hàng xóm. Nhưng tầng sáu lại xây bít bùng, ốp kính kín mít. Cả 4 nạn nhân đều tử vong tại tầng sáu.
Vụ cháy bắt đầu từ tầng 4, nơi đặt phòng ngủ gia đình. Thời điểm xảy ra vụ cháy thì chủ nhà đang ở tầng 5, nên nhanh chóng chạy thoát qua mái nhà hàng xóm. Hai đứa con trai và con gái thì đang bán hàng ở tầng 1 nên có thể thoát ra ngoài dễ dàng. Duy vợ chủ nhà và 3 cháu thì đang tại tầng 6.
Khoảng 20h, tức 2 tiếng đồng hồ sau, lửa được dập tắt. Nhưng 4 bà cháu đã tử nạn.
Nguyên nhân
Mặc dù ngôi nhà không nằm trong hẻm sâu nhưng căn nhà được thiết kế không lối thoát hiểm. Không một lối thoát dự phòng khi xảy ra hỏa hoạn. Đặc biệt tầng 6 được thiết kế bít bùng.
Do gia đình kinh doanh nên hàng hóa chất đầy nhà tầng 1, tầng 2 gây cả trở sự cứu hộ. Ngay cả cầu thang cũng được xếp kín hàng hóa nên đã bịt lối thoát nạn.
Công tác cứu hỏa lần này cũng tỏ vẻ khó khăn khi phải mất gần hai tiếng đồng hồ để dập tắt đám cháy. Tốc độ dập tắt đám cháy như vậy thì hầu như chắc chắn không cứu người được.
Nguyên nhân vụ cháy vẫn đang được làm rõ.
Nguyên nhân hậu quả cháy nhà nghiêm trọng
Nhìn vào các vụ cháy nhà ta có thể thấy nguyên nhân hậu quả cháy nhà nghiêm trọng là các nạn nhân hầu hết không có lối thoát khi hỏa hoạn xảy ra. Các căn nhà, nhà trọ hiện nay khi xây dựng vận hành đều không tính đến lối thoát hiểm khi có sự cố. Nhất là nhà Việt Nam có dạng nhà ống thì điều này vô hình chung như nằm trong rọ, tự mua dây buộc mình.
Lối thoát duy nhất của cả nhà thường là cửa chính ở tầng 1. Nhưng tầng 1 thường được dùng để chứa xe máy, đặc biệt là xe điện. Thậm chí chất đầy hàng hóa dễ cháy. Nhiều vụ cháy thường bắt đầu ở tầng 1. Nên người ở trong nhà hầu như không còn lối thoát.
Lối cầu thang bộ dùng để thoát nạn nhiều nhà lại chất đầy hàng hóa. Nên khi hỏa hoạn không thể dùng lối thang bộ.
Sân chung, hẻm chung cũng là lối thoát duy nhất. Tuy nhiên lại để đầy vật dụng dễ cháy như bình ắc quy, đồ hàng mã, bao bì nhựa.
Nhà ở Hà Nội cũng như cả nước Việt Nam này phần lớn nằm trong hẻm sâu rộng đôi khi chỉ 2m. Nhiều nhà cách mặt phố đến 500m nên cực kỳ khó khăn để lực lượng chức năng ứng cứu.
Các phương tiện ứng cứu của lực lượng phòng cháy chữa cháy còn khá thô sơ. Thiếu các dụng cụ chuyên nghiệp phá tường, mặt nạ phòng độc, áo chống cháy.
Giải pháp phòng cháy chữa cháy
Giải pháp trong nhà
Bộ Xây Dựng đã hoàn thiện tiêu chuẩn nhà ở riêng lẻ. Các yêu cầu chung về thiết kế sẽ được ban hành trong năm nay. Trong đó sẽ mô tả chi tiết các yêu cầu khuyến nghị cho giải pháp phòng cháy chữa cháy nhưng không bắt buộc để đảm bảo an toàn cho phòng cháy chữa cháy. Đây sẽ là một giải pháp mà các bạn cần chú ý tìm hiểu để đảm bảo an toàn cho bản thân và thân nhân.
Dự thảo này sẽ chú trọng đến lối thoát nạn và đường thoát nạn. Lối thoát nạn có thể thoát ra ngoài hoặc sang nhà liền kề cũng được. Ngay tại lối thoát thì không để vật dụng dễ cháy, hay cản trở. Nên để các dụng cụ hỗ trợ phá tường tại lối thoát. Đường thoát nạn thì gồm hành lang, cầu thang bộ, buồng thang bộ. Và không nên để vật dụng trên đường thoát nạn.
Tại tầng 1 nên có một lối thoát riêng, ngoài lối thoát chính. Trường hợp không có lối thoát riêng thì nên tạo một khu vực lánh nạn ở ban công hoặc lô gia. Khu vực này ngăn cách với phần còn lại bởi một bức tường chống cháy. Như vậy mọi người có thể lánh nạn ở đây và không bị ngạt vì khói cho đến khi được cứu.
Nếu để xe tại tầng 1 thì cần có giải pháp ngăn cách khu vực dễ cháy với lối thoát chính.
Cần trang bị đầy đủ thiết bị chữa cháy cho các tầng. Và các thiết bị báo cháy. Ở các tầng phải có lỗ thông tầng và lỗ thoát hơi để khói có thể thoát ra ngoài.
Nếu nhà cao từ 10m trở lên thì cần có một lối thoát lên sân thượng dễ dàng.
Giải pháp ngoài nhà
Các giải pháp phòng cháy chữa cháy ngoài nhà là để giúp lực lượng cứu hộ có thể nhanh chóng ứng cứu. Với tình hình nhà hẻm hiện nay, các xe cứu hỏa không thể tiếp cận điểm cháy. Vì vậy giải pháp lâu dài vẫn phải là quy hoạch chỉnh trang lại đô thị, xóa bỏ dần các nhà hẻm. Di chuyển dân ra vùng ven. Hà Nội với hơn 9.500 hẻm có độ sâu trên 200m thì đúng là quá nguy hiểm.
Trước mắt thì có thể dùng cách khuyến khích dân hiến đất để mở rộng hẻm. Cách 100m-200m thì đặt một trạm thiết bị chữa cháy. Đầu tư máy bơm nước, xe bơm đẩy nước, trụ nước, ống dẫn nước.
Nghiêm chỉnh không đặt vật dụng cản trở, vật dễ cháy trên lối thoát, lối đi chung của hẻm.
Các trang thiết bị phòng cháy phải được kiểm tra định kỳ. Đảm bảo tuân thủ các quy định về số lượng.
Đầu tư thêm trang thiết bị cứu hộ hiện đại cho lực lượng cứu hộ như mặt nạ chống độc, chống khói, áo chống cháy, dụng cụ phá tường, rào chuyên dụng, thang dây v.v….
Chính quyền cần tập huấn, huấn luyện phòng cháy chữa cháy thường xuyên cho người dân.