Các quốc gia, vùng lãnh thổ đang đối diện với hiện tượng già hóa dân số. Đây là một hiện tượng không thể đảo ngược. Nó bắt đầu từ chu trình dân số bùng nổ, tăng nhanh chóng. Một gia đình có nhiều con. Số người trẻ nhiều, người già ít. Rồi đến thời kỳ tăng trưởng dân số bị kiềm hãm lại bằng nhiều biện pháp khác nhau. Dân số trẻ số lượng lớn ngày xưa thì dần già đi, trong khi trẻ em mới sinh ngày càng ít đi. Một thế giới phần đông là người già chắc chắn sẽ đến.
Thế giới ấy chắc hẳn sẽ buồn chán và có nhiều hệ lụy lắm. Các chính phủ sẽ cảm thấy khó khăn để duy trì an sinh cho một xã hội như vậy.
Các biện giảm thấp tỷ lệ sinh
Hiện tượng xã hội già hóa là do các biện pháp giảm thấp tỷ lệ sinh được áp dụng toàn cầu. Các biện pháp đó là cần thiết để thế giới không bị rơi vào khủng hoảng lương thực và con người không phải chết vì nạn đói. Một trong những biện pháp giảm thấp tỷ lệ sinh là tăng cao chi phí nuôi một đứa trẻ.
Ngày nay chi phí nuôi, yêu cầu cho một đứa trẻ rất lớn. Hai vợ chồng cùng phải tham gia xã hội để kiếm tiền để đủ nuôi con nhỏ. Ngay cả những gia đình giàu có ở Mỹ cũng cảm thấy chật vật khi nuôi một đứa trẻ. Đứa trẻ giờ phải học đá banh, bóng rỗ, học bơi, học đàn, học võ. Gia đình có điều kiện thì đứa trẻ sẽ học ở các trường học đắt đỏ. Học phí chục triệu đến vài chục triệu mỗi tháng. Gia đình nghèo thì chật vật xoay xở với chi phí thuê nhà mỗi tháng. Cắt củm tiết kiệm cả đời. Tiền cũng chỉ đủ để một hai đứa ăn.
Việc tăng chi phí nuôi một đứa trẻ là biện pháp mềm. Ngoài ra thì còn các biện pháp như dùng pháp luật cưỡng chế việc sinh con chỉ dừng lại ở một hoặc hai con. Giáo dục. Hoặc những biện pháp ẩn khác mà chúng ta không thể đánh giá xác định được. Như ngày nay một phần ba giới trẻ bị vô sinh. Hay tỷ lệ loạn giống tăng cao. Đó là những câu hỏi sẽ không có ai trả lời cho bạn. Và biết đâu đấy nó cũng là biện pháp.
Già hóa dân số có những biểu hiện nào?
Nhìn vào một xã hội để biết có hiện tượng già hóa dân số hay không thì bạn nhìn tỷ lệ người già trong tổng thế dân số của một quốc gia. Nếu tỷ lệ này đang gia tăng, thì đó nghĩa là dân số nước này đang bị già đi. Quốc gia này sẽ sớm đối diện với xã hội già hóa.
Một xã hội già hóa sẽ đi kèm với hiện tượng tỷ lệ trẻ nhỏ sinh ra đang giảm dần đi.
Nước Việt Nam ta cách đây 10 năm vẫn luôn được ca ngợi là một đất nước đầy sức lao động trẻ, dân số vàng. Vâng! Dân Số Vàng là niềm tự hào của Việt Nam. Là cái để Việt Nam tự tin và mặc cả với các nhà làm ăn ngoại quốc. Nhưng bây giờ Việt Nam đã qua cái thời dân số vàng đó rồi. Nghĩa là chúng ta đang đối diện với một làn sóng lứa dân số trẻ vàng ấy đang già dần đi trong vòng 20 năm nữa. Chúng ta sẽ có một lượng lớn người già cần nuôi.
Trong khi tỷ lệ sinh Việt Nam ngày càng thấp. Nếu tôi không muốn nói thêm với các bạn là quỹ Bảo Hiểm Xã Hội ở Việt Nam hiện tại rất căng thẳng vì bị tham nhũng. Vấn đề an sinh cho tương lai một lứa già đông đảo sẽ là một vấn đề nan giải cho chính phủ.
Già hóa dân số gây ra hậu quả gì?
Việc già hóa dân số chắc chắn sẽ có hậu quả về kinh tế, an sinh xã hội. Người già thì năng suất lao động họ thấp hơn. Hoặc họ ngừng không lao động nữa. Đặc biệt là người Việt Nam có sức khỏe không tốt. Người Việt thường mất sức khỏe khá sớm.
Hậu quả thứ nhất là doanh nghiệp sẽ thiếu hụt lực lượng lao động. Nhất là lao động năng nổ, có sức chịu đựng tốt.
Hậu quả thứ hai là gia đình có nhiều người già hơn, ít người trẻ lao động hơn để gánh vác. Nếu người già không có tài sản, hoặc an sinh xã hội thì gánh nặng sẽ đè trên vai người trẻ.
Hậu quả thứ ba với già hóa dân số là áp lực tài chính lên xã hội. Xã hội phải nuôi nhiều người không còn lao động hơn. Cho dù người già đó là bảo hiểm xã hội thì quỹ này cũng phải đối diện áp lực cân đối tài chính.
Hậu quả thứ tư là đối với hệ thống hưu trí. Xã hội sẽ phải cần nhiều nguồn nhân lực hơn để chăm sóc người cao tuổi. Ông Andrea Sironi, chủ tịch công ty bảo hiểm Genrali cũng phải lên tiếng, nhân lực đang là áp lực rất lớn đối với Italia.
Các quốc gia đối phó với tình trạng xã hội già hóa
Các quốc gia đối phó với tình trạng xã hội già hóa bằng nhiều cách khác nhau.
Một số nước thì cố gắng thúc đẩy tỷ lệ sinh. Nới lỏng các biện pháp thắt chặt tỷ lệ sinh đã thực hiện trước kia. Như Việt Nam thì đã sớm bỏ quy định bắt buộc một cặp vợ chồng chỉ được 2 con. Thậm chí này ở một số loa phường thường xuyên phát thanh khuyến khích sinh trên hai con.
Nước Pháp thì xem việc cải thiện tỷ lệ sinh là một nhiệm vụ ưu tiên của giới chức trong năm 2024. Tổng thống Pháp Emmanual Macro tuyên bố sẽ cải cách chế độ nghỉ phép cho cha mẹ, và nước Pháp chỉ mạnh hơn nếu vực dậy được tỷ lệ sinh.
Chính phủ Hyngray thì đối phó với tình trạng xã hội già hóa bằng cách hỗ trợ mua nhà và các khoản lãi suất vay thấp cho các cặp mới kết hôn.
Nước Đức thì mở rộng cánh cửa cho lao động nhập cư. Các doanh nghiệp Đức hướng đến tăng cường đào tạo bồi dưỡng chuyên sâu cho lực lượng lao động. Tạo thêm việc làm cho phụ nữ và người lớn tuổi. Bố trí thời gian làm việc linh hoạt hơn để tăng năng suất.
Nước Nhật thì đã cố gắng khuyến khích tăng sinh con từ lâu. Nhưng việc làm này không hiệu quả khi cuộc sống quá nhiều áp lực. Nhật Bản hay Hàn Quốc cũng mở rộng cửa với lao động nhập cư. Thậm chí Nhật nay đã cho nhập quốc tịch với lao động nhập cư.
Già hóa dân số ở Nhật
Tại Nhật Bản, sự già hóa dân số đang đe dọa một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới khi tỷ lệ người già tăng lên và ít cặp vợ chồng có con hơn đã kéo dài một thời gian khá dài rồi.
Vào đầu tháng sáu, nước này cho biết số trẻ sơ sinh được sinh ra đã giảm năm thứ tám liên tiếp, chạm mức thấp kỷ lục 727.277 ca sinh vào năm 2023 kể từ khi Nhật Bản bắt đầu tổng hợp dữ liệu hơn 120 năm trước.
Trong vòng 50 năm, số trẻ sơ sinh mỗi năm từ trên 2 triệu trẻ vào năm 1970 đã rớt xuống còn 727.727 vào năm 2023. Trong khi đó tỷ lệ người già trên 65 tuổi từ 8% tăng lên 29%. Nghĩa là người già ở Nhật đã chiếm gần 1/3 dân số.
Cứ 10 người thì có một người 80 tuổi trở lên ở Nhật Bản. Nhật Bản đã thành quốc gia già nhất thế giới. Tháng 6/2023, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã công bố gói biện pháp trị giá hàng tỷ USD nhằm khuyến khích các gia đình sinh thêm con. Nhật Bản đang cố gắng giải quyết một cuộc khủng hoảng nhân khẩu học có thể ảnh hưởng đến tài trợ lương hưu và chăm sóc sức khỏe khi lực lượng lao động bị thu hẹp và nhu cầu từ dân số già tăng lên.
Xem thêm bài Dân số thế giới 2024
Ngày dân số thế giới
Già hóa dân số ở Châu Âu
Già hóa dân số ở Châu Âu đã sớm bắt đầu từ những năm 1980. Và hiện nay thì nó chỉ ngày càng nghiêm trọng hơn ở lục địa già cỗi này thôi.
Ngôi vị dẫn đầu với tỷ lệ người già ở những thập niên 1980 thực ra không thuộc về Nhật Bản mà thuộc về các nước Châu Âu. Đứng đầu là Thụy Điển với tỷ lệ 16,3%, sau đó là Đức 15,7%. Tuy nhiên 40 năm sau, Nhật Bản lại đứng đầu với tỷ lệ 29,8%. Đứng thứ hai là Ý 23.7%. Các vị trí ngay tiếp theo sau cũng thuộc về lục địa già cỗi như Phần Lan, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Đức…
WHO cho biết vào năm 2024, số người 65 tuổi ở Châu Âu nhiều hơn số người dưới 15 tuổi.
Tỷ lệ sinh sụt giảm nghiêm trọng
Theo cơ quan Thống Kê Quốc Gia Italia, trung bình mỗi người phụ nữ ở Ý hiện nay chỉ sinh một con. Năm 2022, chỉ có 399.000 trẻ sinh ra ở Ý.
Nước Pháp có tỷ lệ sinh năm 2023 giảm xuống mức thấp nhất kể từ sau Chiến Tranh Thế Giới thứ hai. Năm 2023 nước Pháp đã chào đón 678.000 em bé. Tỷ lệ này giảm 6,6% so với năm 2022 và là mức thấp nhất kể từ năm 1946. Trong khi đó tuổi thọ trung bình của người dân Pháp lại tăng lên mức kỷ lục. Nữ là 85,7 và nam là 80 tuổi.
Một quốc gia châu Âu khác là Thụy Sĩ cũng ghi nhận tỷ lệ sinh rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua, với tỷ lệ 1,39 trẻ trên một phụ nữ.
Sự già hóa dân số ở Châu Âu và Bắc Mỹ hiện nay là trầm trọng nhất. Bắc Phi, Tây Á và châu Phi cận Sahara dự kiến sẽ có sự tăng trưởng nhanh nhất về số lượng người già trong 30 năm tới.
Hiện tượng xã hội già hóa ở các nước khác
Nhật Bản không phải là nơi duy nhất ở châu Á vật lộn với tình xã hội già hóa. Hàn Quốc là quốc gia láng giềng Việt Nam ta xuất khẩu lao động qua đó nhiều nhất. Đó là bởi vì quốc gia này cũng đang rơi vào tình trạng thiếu lao động căng thẳng.
Hàn quốc hiện có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới. Mức thấp mới là 0,72 trẻ sơ sinh/phụ nữ vào năm 2023, giảm so với mức 0,78 vào năm 2022. Chính phủ lo ngại đến mức đã thành lập một cơ quan mới: Bộ Kế hoạch đối phó tỷ lệ sinh thấp. Số ca sinh cũng đang giảm ở Hồng Kông, Trung Quốc và Đài Loan.
Theo Liên Hợp Quốc, sáu quốc gia hoặc vùng lãnh thổ châu Á sẽ nằm trong top 10 thế giới về tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên lớn nhất vào năm 2050. Dẫn đầu danh sách sẽ là Hồng Kông.
Đến năm 2100, châu Phi dự kiến sẽ là khu vực trẻ nhất, duy nhất mà người cao tuổi chiếm ít hơn 15% dân số.
Người cao niên ở châu Âu, Bắc Mỹ và Mỹ Latinh và Caribe có thể sẽ vượt qua ngưỡng 30% vào thời điểm đó, theo dự báo của Liên Hợp Quốc.
Hiện tượng xã hội già hóa ảnh hưởng đến xu hướng kinh doanh
Xã hội già hóa cũng đang thay đổi thị trường sản phẩm tiêu dùng.
Nhu cầu về tã người lớn ở Nhật Bản đã tăng lên, trong khi nhu cầu về tã trẻ em đã giảm. Các bạn nhìn biểu đồ nhu cầu tã ở Nhật bên dưới. Cột màu tím là nhu cầu tả trẻ em. Cột màu vàng là nhu cầu tã người lớn. Biểu đồ cho thấy nhu cầu tã người lớn đã sớm vượt qua trẻ em vào năm 2019 và tăng trưởng rất nhanh trong những năm gần đây.
Giá trị thị trường toàn cầu đối với tã người lớn được chốt ở mức 12,8 tỷ USD vào năm 2023, theo nhà cung cấp nghiên cứu thị trường Euromonitor International. Dự kiến sẽ đạt gần 15,5 tỷ USD vào năm 2026. Tại Nhật Bản, thị trường tã người lớn đứng ở mức 1,7 tỷ USD vào năm 2023. Dự kiến sẽ tăng lên 1,9 tỷ USD vào năm 2026, chiếm hơn 12% tổng số toàn cầu.
Các công ty đang nhanh chóng thích nghi sự già hóa dân số
Một ví dụ về một công ty thích nghi với sự già hóa dân số là nhà sản xuất Nhật Bản Oji Holdings. Họ tuyên bố vào tháng Ba sẽ ngừng sản xuất tã trẻ em cho thị trường Nhật Bản vào cuối năm nay để tập trung vào các sản phẩm không kiểm soát cho người lớn.
Các công ty Nhật Bản khác đã và đang điều chỉnh theo sự thay đổi già hóa dân số. Gã khổng lồ điện tử Panasonic đã nghiên cứu và phát triển các sản phẩm nhắm đến dân số già từ năm 1990.
Nhà sản xuất thiết bị nhà bếp Zojirushi đang cung cấp các tính năng sản phẩm dành cho người cao tuổi. Chẳng hạn như ấm trà điện gửi email đến địa chỉ đã đăng ký khi sử dụng để người thân có thể theo kịp các hoạt động của các thành viên gia đình cao tuổi.