10h 2′ ngày 9 tháng 9 năm 2024, cầu Phong Châu bất ngờ sụp đổ. Không có sự cảnh báo trước. Các phương tiện đang lưu thông trên hai nhịp cầu 6 và 7 bất ngờ rơi xuống sông. Hai nhịp cầu này đều dựng trên trụ cầu số 7. Nguyên nhân sập cầu Phong Châu là do trụ cầu số 7 này đột ngột bị nước cuốn trôi mất. Còn nguyên nhân vì sao trụ cầu số 7 này bị nước cuốn trôi mất thì chúng ta sẽ xem xét cẩn thận các yếu tố lịch sử của cầu, các phản ánh của người dân địa phương trong thời gian gần đây về cầu Phong Châu.
Theo một báo cáo sơ bộ thiệt hại từ vụ sập cầu cho thấy đã có 10 ô tô, 2 xe máy và 13 người bị rơi xuống sông. Khoảng 13h chiều cùng ngày đã cứu được 3 người. Những người khác vẫn mất tích. Có người được cứu sau khi trôi dạt cách điểm rơi 10km.
Lịch sử cầu Phong Châu
Cầu Phong Châu nằm trên quốc lộ 32C, vượt sông Hồng tại km 18+300. Cầu kết nối 2 huyện Tam Nông, lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Cầu Phong Châu được khánh thành đưa vào sử dụng năm 1995. Cầu được làm bằng thép và bê tông cốt thép dự ứng lực với quy mô vĩnh cửu. Tính đến nay tuổi thọ của cây cầu này mới 29 năm. So với cầu Long Biên Pháp xây trên 121 năm thì đây vẫn là độ tuổi trẻ con.
Cầu Phong Châu đã qua 3 lần sửa chữa chính là vào năm 2013, 2019, 2023. Sau lần sửa chữa gần nhất là năm ngoái 2023, cầu vẫn được xác nhận đủ chất lượng vận hành và không có hạn chế trọng tải. Tuy nhiên sự cố sập cầu Phong Châu ngày 9/9/2023 quả thật rất bất ngờ. Nó trái ngược với những dữ liệu bảo trì, sửa chữa, tuyên bố của bên có trách nhiệm.
Lần sửa chữa 2013
Năm 2013, cầu Phong Châu được đại tu.
4 dầm nhịp bê tông cố thép thường được thay bằng 4 dầm nhịp bê tông cốt thép dự ứng lực. Dán sợi thủy tinh và sợi carbon gia cường dầm T33 và các nhịp 1,2,3,4.
Các bu lông bị đứt gãy, han gỉ được thay thế. Tẩy gỉ bằng phun cát. Quét sơn chống gỉ cho phần hệ thống dàn thép. Mặt cầu được sửa chữa bằng bê tông cốt thép và trải thảm bê tông nhựa dày 5cm.
Thay thế các khe co giãn cũ tại các vị trí mố M1, M2, và trụ T1, T2, T3 bằng khe co giãn răng lược. Thay thế thiết bị điện đã hỏng.
Sau sửa chữa cầu được xác nhận đủ điều kiện sử dụng, không phải cắm biển hạn chế tải trọng.
Lần sửa chữa 2019
Nguyên nhân sập cầu Phong Châu lần này là do trụ T7 bị nước cuốn trôi. Trụ T7 là trụ chịu lực chính. Chân trụ chỉ cao 7m. Năm 2019, cầu Phong Châu lại được sửa chữa quy mô, chủ yếu tập trung xử lý trụ T7. Để ngăn hiện tượng xói lở, trụ T7 được tăng cường 8 cọc khoan nhồi bê tông cốt thép C30, đường kính 1.200mm, dài 16m, mũi cọc ngàm trong tầng đá gốc.
Trụ cũng được mở rộng bằng bệ trụ với bê tông cốt thép C30. Tháo dỡ thu hồi trụ va xô hư hỏng trước trụ T7. Tiếp tục gia cường khả năng chống va xô bằng cách nối cứng hai thân trụ T7.
Xử lý xói lở trụ T6. Gia cố chống xói bằng rọ thép đan máy có luồn thép D8 tạo khung cứng. Trong nhồi đá hộc theo chiều sâu. Bên dưới bù đá hộc, phạm vi xếp xung quanh hệ móng cọc.
Lần sửa chữa 2023
Lần sửa chữa gần đây nhất là năm ngoái 2023. Lần sửa chữa này chỉ ở quy mô nhỏ. Như Tẩy gỉ, sơn lại các thanh mạ. Tiếp tục thay thế khe co giãn trên trụ T5, T6, T8 bằng khe co giãn răng lược. Sửa chữa phần bê tông phía trước khe đã bị nứt vỡ.
Lần kiểm định này vẫn xác nhận cầu đủ điều kiện sử dụng và không phải cắm biển hạn chế trọng tải xe qua cầu.
Cấu trúc cầu Phong Châu – Phú Thọ
Cầu Phong Châu được xây dựng bởi Công ty Cổ phần 479 Hòa Bình. Đây là một đơn vị chuyên thi công các dự án cầu đường tại Việt Nam. Đây là một dự án trọng điểm, góp phần phát triển kinh tế và giao thông khu vực phía Bắc Việt Nam.
Cầu được xây dựng theo công nghệ cũ với kết cấu dàn thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, quy mô vĩnh cửu. Tải trọng thiết kế H18 – X60, tải trọng người đi 0,3T/m2. Cầu có chiều dài 375,36m.
Cầu Phong Châu có phần đường xe chạy rộng 7m. Lề người đi bộ mỗi bên rộng 1m. Tổng bề rộng mặt cầu 9,5m. Cầu gồm 8 nhịp, được bố trí theo sơ đồ 4×33+66+64+80+21m gồm: các nhịp 33m là nhịp dầm bê tông cốt thép (N1 đến N4) và các nhịp dàn thép (N5, N6, N7).
Các trụ cầu (T1 đến T7) bằng bê tông cốt thép mác 250.
Sự cố sập cầu Phong Châu diễn ra như thế nào?
Cầu Phong Châu sập trong một hoàn cảnh khá đặc biệt. Miền Bắc vừa hứng chịu cơn bão Yagi đánh trực tiếp vào Hà Nội. Sau khi đánh vào Hà Nội thì Yagi hầu như tan, các thiệt hại về người và hạ tầng không đáng kể. Nhưng sau đó lượng mưa gia tăng trên các vùng miền Bắc. Thủy điện phải xả lũ. Mực nước sông Hồng dâng cao.
Tuy nhiên tại thời điểm cầu sập mặt nước vẫn cách cầu vài mét. Trời lặng gió. Nên tốc độ và sự phá hoại của dòng chảy thực sự không quá nguy hiểm. Thời điểm cầu sập là 10h2′ ngày 9 tháng 9 năm 2024.
Nguyên nhân sập cầu Phong Châu
Lý giải của Sở GTVT Phú Thọ
Báo cáo nhanh của Sở Giao thông vận tải Phú Thọ cho biết. Do ảnh hưởng của bão số 3 gây mưa lũ, nước sông Hồng dâng cao. Lưu tốc dòng chảy xiết tại khu vực cầu Phong Châu kéo đổ trụ T7 làm sập 2 nhịp dàn chính của cầu là nhịp 6 và nhịp 7.
Cầu Phong Châu từng được đề nghị xây mới thay thế
Có một điểm đáng chú ý là mặc dù được tu sửa lớn 3 lần, nhưng cầu Phong Châu được người dân địa phương xem là xuống cấp trầm trọng, nguy hiểm khi sử dụng. Lần gần nhất là năm ngoái 2023, cầu Phong Châu vẫn được xác nhận an toàn và không cần hạn chế trong tải khi sử dụng.
Tháng 8-2022, cử tri tỉnh Phú Thọ đã kiến nghị Bộ Giao Thông vận tải nghiên cứu đầu tư nâng cấp cầu Phong Châu. Hoặc là xây dựng hai cây cầu mới nhằm thay thế cầu Phong Châu và cầu Tứ Mỹ trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên do ngân sách hạn hẹp, Bộ GTVT chỉ có 304.104 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với nhu cầu đầu tư khoảng 462.000 tỷ đồng nên kiến nghị của cử tri tỉnh Phú Thọ không thể thực hiện được.
Trước mắt bộ GTVT chỉ đạo cục Đường Bộ Việt Nam tăng cường công tác duy tu, sửa chữa cầu Phong Châu và cầu Tứ Mỹ để đảm bảo an toàn giao thông.
Ý kiến của người dân xung quanh
Người dân địa phương nhận thấy cầu Phong Châu xuống cấp nhanh. Xe quá tải đang gây hư hại cầu. Người dân cũng gửi đơn xin nâng cấp, bảo trì hàng năm lên UBND Tỉnh vì lo ngại tính an toàn nhưng không được duyệt. Các lần bảo trì lớn đều mang tính qua loa.
Điều đặc biệt là nạn hút cát công khai tại chân cầu Phong Châu. Nó sẽ làm yếu, hỏng các chân trụ của cầu.
Lời kể của nạn nhân sống sót
Anh Nguyễn Minh Hải 30 tuổi và anh Bùi Quý Trọng 33 tuổi là người sống sót đầy may mắn khi vụ sập cầu xảy ra. Lúc đi qua cầu hướng từ Huyện Lâm Thao về Tam Nông với tốc độ 20 km/h, anh thấy cầu rung lắc. Rất nhanh 1s sau cầu sập.
“Chúng tôi cùng xe máy rơi xuống sông. Theo phản xạ, tay tôi vẫn nắm chặt tay lái xe máy, còn Trọng ngồi im phía sau”
“Lúc đó nước sông dâng cao, chảy xiết chưa từng thấy. Song rất may rơi vào mố cầu nên hai anh em thoát chết, kêu cứu để người dân dìu lên bờ”
Anh Hải
Nghe tiếng “uỳnh” từ phía sau, chưa kịp ngoái lại nhìn thì hai anh em cùng chiếc xe máy rơi thẳng xuống dưới cầu. Kế đó là chiếc container đi ngược chiều rơi xuống, lập tức bị dòng nước cuốn phăng. Lúc đó tôi nghĩ mình sắp chết rồi. Nhưng may mắn là chúng tôi cùng chiếc xe máy mắc lại thành cầu, cách dòng nước 4-5 m
Anh Trọng
Lúc này mặt nước sông Hồng chảy xiết cuốn các phương tiện rơi xuống ra xa. Chỉ vài phút sau, người dân phát hiện Anh Hải, Trọng liền hô hoán cứu trợ. Người dân liền nắm tay nhau, thả người xuống kéo hai anh lên.
Trung tâm y tế huyện Tam Nông cũng ngay sau đó bố trí các kíp trực ở chân cầu và khu vực ven sông để ứng cứu.