Người Trung Quốc đang trải qua một thời kỳ cực kỳ khó khăn khi các nhà máy liên tục giảm đơn sản xuất, thị trường bất động sản rơi vào trì trệ. Người lao động bây giờ rất khó kiếm được việc làm. Nhiều người phải sống vô gia cư trên vỉa hè, hay trong những ống cống. Có một thuật ngữ đang dần phổ biến trên mạng khi nói về lớp trẻ hiện nay “Những đứa trẻ đuôi thối”.
Tại sao lại nói vậy? Lớp trẻ Trung Quốc đã phải cố gắng rất nhiều để có thể sinh tồn trong điều kiện khắc nghiệt. Chế độ học hành của họ rất áp lực. Họ lại đều là con một cả nên được dành toàn lực đầu tư của gia đình. Quả thật họ không kém. Nhưng cái danh Những Đứa Trẻ Đuôi Thối này vẫn phải gắn lên họ, vì lớp trẻ hiện nay không thể kiếm ra tiền.
Xem thêm bài: Trump sẽ áp 40% thuế quan với Trung Quốc vào đầu năm 2025
Trái phiếu Trung Quốc bùng nổ

Những đứa trẻ đuôi thối của Trung Quốc
Hàng triệu sinh viên tốt nghiệp đại học ở Trung Quốc hiện nay phải vào đời với một cuộc mặc cả khó khăn. Một số người buộc phải chấp nhận công việc tay chân nặng nhọc lương thấp để sinh tồn. Một số thậm chí phải sống dựa vào đồng lương hưu của ba mẹ họ.
Một số khác phải rơi vào con đường tội phạm. Thật ra khó trách họ được. Thế nhân luôn như vậy. Bần cùng thì sinh đạo tặc, câu này chưa bao giờ sai.
Hiện đang có một số lượng kỷ lục sinh viên tốt nghiệp đại học trong năm nay, khoảng 11,79 triệu sinh viên tốt nghiệp trong mùa hè này, đang tìm kiếm việc làm trong một thị trường suy thoái. Từ khi các doanh nghiệp nước ngoài như Mỹ rút khỏi Trung Quốc, và cuộc suy thoái toàn cầu do đại dịch tràn đến, thì mọi việc càng lúc càng trở nên tồi tệ.
Thế giới đang rơi vào khủng hoảng thừa hàng hóa, vật chất. Mọi người thì nổ lực thắt lưng buộc bụng khiến vòng quay tiền ngày càng chậm lại. Hệ quả là đồng tiền càng lúc càng khó kiếm hơn.
Tại sao lại có danh “Những đứa trẻ đuôi thối”?
Thực ra cái biệt danh này đầu tiên xuất phát từ thị trường bất động sản, nơi hàng triệu căn nhà chưa hoàn thiện và nằm đó trở thành gánh nặng và bãi rác cho nền kinh tế.
Ở Trung Quốc không lạ gì những khu phố hoang. Các tòa nhà chọc trời, và các khu dân cư sang trọng không một bóng người.
Hậu quả của việc xây dựng ồ ạt để bán hàng, bất chấp tính hiệu quả đã gây phẫn nộ và thất vọng từ dân chúng. Họ đặt cho những tòa nhà này cái biệt danh “Những tòa nhà đuôi thối” nhằm ám chỉ sự tệ hại, vô dụng của chúng.
Đứng trước thực trạng khó khăn hiện nay, lớp trẻ của Trung Quốc cũng đang trở nên vô dụng và thành gánh nặng. Thế là họ lại mang thêm một cái biệt danh Những Đứa Trẻ Trẻ Đuôi Thối.
Tỷ lệ thất nghiệp hiện nay của thanh niên Trung Quốc
Ở Trung Quốc, mọi con số đều không đáng tin cậy, chúng đều có thể bị nhào nặn cho phù hợp ý chỉ chủ quan của người cai trị. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể dùng các con số chính thống từ Trung Quốc để đánh giá một phần thực trạng hiện tại.
Tỷ lệ thất nghiệp của khoảng 100 triệu thanh niên Trung Quốc trong độ tuổi 16-24 lần đầu tiên tăng lên trên 20% vào tháng 4 năm ngoái. Khi nó đạt mức cao nhất mọi thời đại là 21,3% vào tháng 6 năm 2023.
Các quan chức Trung Quốc đã đột ngột đình chỉ chuỗi dữ liệu. Lý do là họ cần đánh giá lại cách tổng hợp các con số.
Theo cách giá mới thì năm 2024 tỷ lệ thất nghiệp đã giảm. Mức cao nhất được ghi nhận vào tháng 7/2024 với tỷ lệ 17,1% thất nghiệp.
Các bạn lưu ý đây chỉ là con số dành cho lứa tuổi 16-24 tuổi. Thường ở lứa tuổi cao hơn, khả năng thất nghiệp sẽ cao hơn.
Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi giúp đỡ việc làm cho thanh niên
Để ổn định lòng dân, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhiều lần nhấn mạnh rằng việc tìm việc làm cho thanh niên là ưu tiên hàng đầu của chính phủ. Chính phủ kêu gọi tăng cường tổ chức các kênh kiếm việc làm như hội chợ việc làm. Họ cũng đưa ra các chính sách kinh doanh hỗ trợ để tạo công ăn việc làm.
Lới thất hứa của tấm bằng đại học
Lứa trẻ đuôi thối hiện nay đang chứng kiến sự vô dụng của tấm bằng đại học, hay sự thất hứa của tấm bằng đại học. Nhiều viễn cảnh tươi đẹp đã được các nhà giáo dục vẽ ra như triển vọng việc làm tốt hơn, xã hội đi lên, cuộc sống tươi sáng hơn. Hiện thực tất cả đều trái ngược.
Các đứa trẻ đuôi thối với tấm bằng đại học đang phải trở về quê hương để trở thành con cái toàn thời gian. Nghĩa là họ phải tiếp tục sống bám vào bố mẹ.
Khó khăn không phải chỉ dành cho những người có bằng đại học, ngay cả những người có bằng cấp sau đại học cũng vậy.
Sau nhiều năm leo lên nấc thang học thuật cực kỳ cạnh tranh của Trung Quốc, “những đứa trẻ đuôi thối” đang phát hiện ra rằng bằng cấp của họ không đảm bảo được việc làm trong một nền kinh tế ảm đạm.
Họ hoặc phải hạ thấp tiêu chuẩn lựa chọn công việc của mình hoặc một số trở thành tội phạm.