Cái tên nổi nhất phố Núi là Hoàng Anh Gia lai của Bầu Đức. Nhưng kể từ khi ông Đức quy ẩn sang Campuchia trồng chuối và tuyên bố rút lui khỏi bất động sản và banh bóng thì các ký ức về ông đã dần chìm vào dĩ vãng. Cái tên nổi thứ hai ngay sau đó là Quốc Cường Gia Lai của bà Nguyễn Thị Như Loan. Quốc Cường là lấy theo tên của đứa con trai mà dân chúng hay gọi là Cường Đô La vì sự giàu có và bộ siêu tập siêu xe nổi tiếng. Ngày 19/7, theo tống đạt tạm giam của công an thì bà Nguyễn Thị Như Loan Quốc Cường Gia Lai bị bắt.
Lệnh bắt là sự mở rộng điều tra vụ án từ Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cùng đơn vị liên quan. Đây là vụ án đã điều tra từ lâu và bắt bớ từ tháng 5/20204. Đến nay nó đã lan đến công ty Quốc Cường Gia Lai.
Quốc Cường Gia Lai của ai
Quốc Cường Gia lai là công ty đại chúng được niêm yết trên sàn chứng khoán. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Như Loan đang sở hữu 37,05% vốn với 102 triệu cổ phiếu. Nếu cộng thêm vào số cổ phần con gái bà Nguyễn Ngọc Huyền My thì tỷ lệ sở hữu đã lên đến 51,3%. Đây là mức tỷ lệ khống chế. Cho nên có thể nói mặc dù công ty Quốc Cường Gia lai đã lên sàn từ năm 2007, nhưng đây vẫn là một công ty mang tính tư nhân của gia đình bà Nguyễn Thị Như Loan.
Quốc Cường Gia Lai và Cường Đô La
Anh Nguyễn Quốc Cường còn được gọi là Cường Đô La bởi sự nổi tiếng trong làng ăn chơi. Đặc biệt là bộ sưu tập siêu xe. Tuy nhiên, ngoài việc xa hoa, giàu có thì anh vẫn là một người bình thường như mọi người.
Anh Cường sinh ngày 19 tháng 10 năm 1982. Anh Cường Đô La từng nắm giữ chức vị phó Tổng Giám Đốc Quốc Cường Gia Lai. Tuy nhiên sau một vụ điều tra lùm xùm về đất đai ở Nam Sài Gòn cách đây nhiều năm, để bảo vệ đứa con trai của mình, bà Nguyễn Thị Như Loan đã cho anh thôi nắm giữ chức vị phó Tổng Giám Đốc trong công ty và rút lui khỏi nắm giữ cổ phần công ty.
Hiện anh đang có một gia đình hạnh phúc với người mẫu Đàm Thu Trang. Hai người kết hôn vào năm 2019 và có cậu con trai Subeo.
Quốc Cường Gia Lai bị điều tra
Vụ án tham nhũng ở Tập đoàn công nghiệp Cao Su Việt Nam đã lan rộng đến nhiều công ty và Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. Nay Quốc Cường Gia Lai cũng bị điều tra dính líu đến dự án.
Vụ án điều tra tham nhũng tại Tập đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam
Cuối tháng 5, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công An đã bắt tạm giam ông Đoàn Ngọc Phương về tội nhận hối lộ. Ông Phương là cục phó Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất và là chủ tịch Hội đồng định giá tài sản.
Ông Lê Quang Thung cựu tổng giám đốc, quyền chủ tịch HĐQT và ông Huỳnh Trung Trực cựu phó tổng giám đốc Tập Đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam cũng bị bắt tạm giam vào ngày 23 tháng 5. Tội danh là vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Ngày 17/7, cơ quan điều tra Bộ Công An lại ra quyết định khởi tố bị can với:
- Ông Trần Ngọc Thuận về tội nhận hối lộ. Ông Thuận là tổng giám đốc Tập Đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam, nguyên thành viên HĐTV.
- Bà Nguyễn Thị Hồng về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Bà Hồng là nguyên phó trưởng Ban Chỉ đạo 09, phó chủ tịch UBND TP.HCM.
- Ông Võ Sỹ Lực nguyên chủ tịch HĐTV Tập đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam.
- Ông Trần Thoại bị cấm đi khỏi nơi cư trú. Ông THoại là thành viên HĐTV, phó tổng giám đốc Tập đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam.
Các bị can cùng bị khởi tố về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Vụ án này còn lan rộng đến các bị can:
- Lê Y Linh, cựu giám đốc Công ty TNHH thương mại tổng hợp Việt Tín\
- Đặng Phước Dừa, cựu chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư thương mại Việt Tín
- Nguyễn Thành Châu – cựu chủ tịch HĐTV Công ty Cao su Đồng Nai….
Bà Nguyễn Thị Như Loan bị bắt
Ngày 19/9, cơ quan cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét bà Nguyễn Thị Như Loan, tổng giám đốc Công ty CP Quốc Cường Gia Lai.
Bà Nguyễn Thị Như Loan được cho là bị bắt vì liên quan đến miếng đất 39-39B Bến Vân Đồn, phường 12, quận 4, TP HCM. Miếng đất này được công ty mua lại với giá 464,2 tỷ đồng.
Sáng 19/9, hàng chục cán bộ công an, cảnh sát đã tiến hành khám xét căn nhà riêng của bà Loan tại đường Trần Quốc Thảo, quận 3. Tội danh được điều tra là vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, quy định tại khoản 3 điều 219 Bộ luật Hình sự.
Tuy nhiên phía Quốc Cường Gia Lai khẳng định đã mua miếng đất bằng cách mua lại công ty TNHH Phú Việt Tín chủ đầu tư dự án miếng đất 39-39 B. Công ty cũng chưa bao giờ làm việc với Tập đoàn cao su Việt Nam, Công ty Cao su Đồng Nai và Công ty Cao su Bà Rịa.
Quốc Cường Gia Lai mã chứng khoán
Mã chứng khoán công ty Quốc Cường Gia Lai là QCG.
Ngày 19/07/2024, mã cổ phiếu QCG giảm kịch sàn với dư bán lên đến 3,5 triệu đơn vị. Có lẻ tình hình này sẽ tiếp tục trong một thời gian không ngắn sắp tới
Từ tháng 2 đến tháng 4, cổ phiếu QCG đã tăng mạnh mẽ từ 8.400 lên 17.800. Tình hình kinh doanh công ty lúc này lại bết bát. Công ty đang gặp khó khăn với hầu hết các mảng kinh doanh của mình.
Vào tháng 5, cổ phiếu QCG bắt đầu quay đầu giảm cho đến nay là 9.500 đồng. Nó trùng với thời điểm các lãnh đạo đầu tiên liên quan đến vụ án tham nhũng tại Tập Đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam bị bắt.
Công ty Quốc Cường Gia Lai làm gì
Công ty Quốc Cường Gia Lai khởi đầu là một cơ sở khai thác chế biến gỗ xuất khẩu. Tức là làm giàu lên từ rừng đấy các bạn. Đến năm 2005, công ty chuyển sang mảng kinh doanh bất động sản. Vào thời điểm này bất động sản sốt sình sịch. Rất nhiều doanh nghiệp, ngân hàng đổ xô vào kinh doanh bất động sản. Đặc biệt có nhiều doanh nghiệp cấu kết với một số lãnh đạo làm việc sai phạm như hô hóa đất công thành đất tư. Bán đất công với giá rẻ.
Năm 2007 thì đi kèm với cơn sốt chứng khoán. Công ty Quốc Cường Gia Lai cũng niêm yết lên sàn thành công ty đại chúng. Sau đó công ty cũng mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang cao su và thủy điện.
Tình hình kinh doanh của Quốc Cường Gia Lai
Tuy nhiên tình hình kinh doanh của Quốc Cường Gia Lai từ mảng bất động sản bắt đầu gặp khó khăn từ sau các đợt đóng băng của thị trường. Gần đây nhất là đợt đóng băng do dịch. Doanh thu từ mảng bất động sản năm 2023 chỉ có 209 tỷ đồng bằng 1/5 năm 2022. Đến quý I năm nay, công ty chỉ mang về 6,6 tỷ đồng. Rất bết thưa các bạn.
Mảng cao su cũng ghi nhận thua lỗ chục tỷ mỗi năm. Dù doanh thu ghi nhận là 60-70 tỷ mỗi năm.
Mảng kinh doanh thủy điện là mảng duy nhất đem lại lợi nhuận lúc này. Trong 2 năm đem về doanh thu 150 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp lên đến 50%. Quý I năm nay cũng đem về 23 tỷ đồng.
Tuy nhiên không rõ nguyên nhân khi gần đây công ty đã chuyển nhượng nhà máy thủy điện IAGRAI 2 (công suất 7,5 MW) và nhà máy thủy điện Ayun Trung (13 MW), tổng giá trị 615 tỷ đồng. Lý do công ty đưa ra là tái cơ cấu khoản đầu tư. Nghĩa là con gà cuối cùng cũng đã đem bán.
Dự án thua lỗ nặng nhất
Tình hình công ty Quốc Cường Gia Lai ngày càng bết bát có lẻ phần lớn do nuốt phải miếng xương cá dự án Phước Kiển Nhà Bè – TP HCM. Đây là một dự án rất nổi tiếng đối với dân Bất động sản.
Dự án bắt đầu từ năm 2007 với quy mô 19 ha. Sau nâng lên 93,3 ha. Đến cuối năm 2017, Quốc Cường Gia Lai đã rót vào đây 5.200 tỷ đồng. Tỷ trọng tài sản dự án này chiếm đến 46% tổng tài sản hiện tại của QCGL. Nhưng đây vẫn là dự án treo. Công ty không thể nào hoàn thiện dự án và thu về quả trứng của mình do vướng việc giải tỏa mặt bằng. Theo quy định hiện nay, dự án chỉ có thể bắt đầu khi được giải tỏa 100%. Còn một số hộ dân công ty không thể thương lượng. Đó là chưa kể đến các mảnh đất công xen cài vào trong dự án.
Công ty đang mắc kẹt vốn vào dự án Phước Kiển trong khi nợ được ghi nhận đến 5.161 tỷ đồng trên tổng nguồn vốn 9.516 tỷ. Các khoản phải trả ngắn hạn lên đến 4.300 tỷ.
Theo tuyên án mới nhất của tòa án thì công ty phải trả Sunny 2.883 tỷ để đảm bảo thi hành án cho bị cáo Trương Mỹ Lan. Hiện công ty đang kháng cáo.