Trong thời kỳ Trump đầu tiên từ 2017 – 2020, Trung Quốc đã suy sụp nền kinh tế. Các chính sách của Trump nhắm vào Trung Quốc đều có một mục tiêu phá hủy nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của Trung Quốc. Các chính sách thuế, di chuyển các doanh nghiệp Mỹ khỏi Trung Quốc, các hàng rào chính sách ngăn cản hàng Trung Quốc vào Mỹ, cấm doanh nghiệp Mỹ bán công nghệ, sản phẩm công nghệ quan trọng cho Trung Quốc của Trump đã làm nên một nền kinh tế Trung Quốc suy yếu khủng hoảng ngày nay. Một điều chúng ta có thể chắc chắn là cơn ác mộng của Trung Quốc sẽ lại tiếp tục vào năm 2025.
Mở đầu năm 2025, lúc ông Trump chính thức nhậm chức nhiệm kỳ 2, Trung Quốc phải đối diện một mức thuế cao chót vót mới. Mức thuế có thể lên đến 40%, hoặc hơn. Và điều tồi tệ hơn, tất cả chỉ là sự bắt đầu.
Lời hứa Chính sách của Trump với Trung Quốc
Trong giai đoạn tranh cử, ông Trump đã nhấn mạnh nhiều lần chính sách “Nước Mỹ trên hết” của mình. Đối tượng bị răn đe đầu tiên vì ảnh hưởng lợi ích Mỹ vẫn là Trung Quốc.
Trung Quốc hứa hẹn sẽ chịu một mức thuế áp nặng với hàng nhập khẩu vào Mỹ. Bắc Kinh rõ ràng đang rất bất an với điều này.
Tại nhiệm kỳ đầu tiên của Trump, mức thuế áp dụng cho hàng nhập khẩu từ Trung Quốc là 7,5% – 25%.
Tình hình Trung Quốc hiện tại
Nền kinh tế Trung Quốc hiện tại vẫn đang cực kỳ suy yếu. Giai đoạn tăng trưởng nóng của họ đã qua. Khi sự suy yếu ập tới thì Trung Quốc phải đối phó với tình trạng bong bóng bất động sản. Các thành phố bỏ hoang. Giá nhà cao ngất ngưởng. Các khoản nợ bất động sản không thể thanh toán.
Các nhà máy Trung Quốc vẫn đang tiếp tục giảm sản lượng sản xuất. Lãi suất ngân hàng vẫn đang giảm cùng với đà giảm của lạm phát.
Thời gian qua là thời gian trái phiếu chính phủ Trung Quốc trở thành nơi trú ẩn an toàn của các ngân hàng trong nước.
Dự đoán mức thuế Trung Quốc sẽ bị áp từ chính sách Trump
Mức thuế Trung Quốc sẽ bị áp dụng từ chính sách Trump biến động từ 15% – 60%. Tuy nhiên phần lớn các nhà kinh tế dự đoán con số 38% là con số mong đợi nhất.
Hầu hết đều cho rằng, chính ông Trump sẽ chống lại mức thuế 60% với hàng hóa Trung Quốc ngay từ đầu năm 2025. Mức thuế quá cao sẽ gây ra lạm phát tại Mỹ.
Nhà kinh tế trưởng Raymond Yeung của ANZ hi vọng rằng chính quyền Mỹ sẽ khôi phục kế hoạch ban đầu của Trump 1.0. Mức thuế trung bình với hàng hóa Trung Quốc có thể là 32 – 37%.
Tác động của chính sách Trump đến Trung Quốc
Các chuyên gia kinh tế dự đoán rằng chính sách thuế quan mới của Trump sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế năm 2025 của Trung Quốc khoảng 0,5 – 1,0 điểm phần trăm.
Tuy nhiên, họ vẫn lạc quan về sự tăng trưởng của Trung Quốc. Tăng trưởng năm nay và năm 2025 lần lượt là 4,8% và 4,5%. Như vậy con số này phù hợp với dự báo được đưa ra trước cuộc bầu cử ở Mỹ.
Năm 2026, tăng trưởng Trung Quốc dự kiến sẽ còn 4,2%.
Trung Quốc vẫn phải tiếp tục sống còn với chính sách xuất khẩu
Tiêu dùng của Trung Quốc vẫn đang rất mờ nhạt do ảnh hưởng từ giá bất động sản giảm và thất nghiệp gia tăng. Các tình trạng trả thù xã hội ở Trung Quốc gia tăng gây bất ổn xã hội.
Trung Quốc cũng đã nổ lực vào đầu tư cơ sở hạ tầng để thúc đẩy tăng trưởng. Nhưng khu vực tư nhân vẫn rất suy yếu, đầu tư chậm trễ.
Các nhà làm chính sách của Trung Quốc đang chờ đợi chính sách từ Trump để có kế hoạch đối phó. Triển vọng tăng trưởng của họ sẽ phải hạ xuống. Dù vậy, Trung Quốc vẫn phải tiếp tục nổ lực gia tăng xuất khẩu khi nhu cầu toàn cầu tăng lên để bù đắp tác động từ chính sách Trump.
Nổ lực kích thích kinh tế của Trung Quốc không hiệu quả
Một điều đáng lưu ý là các gói kích thích cứu nền kinh tế của Trung Quốc đến này vẫn không hiệu quả.
19 trong số 23 nhà kinh tế cho biết các biện pháp kích thích tài khóa và tiền tệ của Trung Quốc gần đây ít tác động đến nền kinh tế. Trung Quốc cần nhiều kích thích hơn nữa.
Trung Quốc thì vẫn đang kỳ vọng vào sự bùng nổ của gói kích thích được công bố cuối tháng 9. Họ đặt cược vào mục tiêu tăng trưởng 5% năm nay của chính phủ.
Trung Quốc sẽ phải nhanh chóng có biện pháp kích thích mới
Để đối phó với tình trạng trì trệ của nền kinh tế và các khó khăn sắp tới từ chính sách Trump, Trung Quốc cần phải nhanh chóng có biện pháp kích thích mới.
Điều đó sẽ giảm xốc các căng thẳng thương mại với Mỹ.
Chúng tôi nghĩ rằng chính phủ Trung Quốc vẫn còn thời gian để theo dõi và phản ứng với chính sách của Mỹ và ảnh hưởng của nó đối với tăng trưởng của Trung Quốc và sau đó đưa ra các phản ứng chính sách ở giai đoạn sau
Jian Chang, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Barclays
Trung Quốc dự kiến cắt giảm lãi suất chính sách chủ chốt
Lạm phát tại Trung Quốc dự báo giảm xuống. Ngân hàng Nhân Dân Trung Quốc dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất chính sách chủ chốt, lãi suất repo đảo ngược bảy ngày thêm 20 điểm cơ bản xuống 1,3% vào đầu năm tới và giảm thêm 10 điểm cơ bản trong nữa cuối năm.