Home » Tin nhanh » Zelenskyy mở cửa cho quân đội phương Tây để chấm dứt chiến tranh Ukraine

Sau một cuộc chiến kéo dài và ngớ ngẩn theo cách nhìn của tổng thống Trump thì Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelenskyy nay đã mong muốn có thể kết thúc cuộc chiến này. Giải pháp của ông là Phương Tây sẽ trợ giúp triển khai quân đội trên Ukraina để giữ gìn hòa bình, đây là một nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc chiến kéo dài gần ba năm với Nga.

Tính toán kỳ vọng của ông Zelenskyy là Ukraina sẽ gia nhập Liên Minh Châu Âu và Nato sau bước đi này. Trong một chia sẻ trên Telegram ông cho biết:

“Nhưng trước đó, chúng ta phải hiểu rõ khi nào Ukraine sẽ ở trong Liên minh châu Âu và khi nào Ukraine sẽ tham gia NATO”

Nhưng sắp tới đây là thời của ông Trump, người vốn nổi tiếng về các quyết định táo bạo, bất ngờ cho cả đồng minh lẫn đối thủ. Ngay cả các viện trợ dành cho Ukraina thời Binden cũng không nghĩa là sẽ được thực hiện như vậy dưới thời ông Trump.

Hòa bình cho Ukraina

Ông Zelenskyy bỏ qua Tân Tổng Thống Trump

Các đề xuất của ông Zelenskyy đi theo một con đường ngoại giao tế nhị trong bối cảnh quốc tế nỗ lực tìm cách chấm dứt cuộc xung đột lớn nhất của châu Âu kể từ Thế chiến II vào thời điểm Nga đã giành được ưu thế trong cuộc chiến.

Như thường lệ, hay là theo tính cách trước kia của ông Trum ở nhiệm kỳ trước, tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang tìm cách đạt được một lệnh ngừng bắn. Ông và đã gặp Zelenskyy tại Paris hôm thứ Bảy.

Nhưng ông Zelenskyy có vẻ như đã phạm một sai lầm khi bỏ qua ông Trump và cố gắng o bế ông Biden sắp từ chức.

Ông Zelenskyy cho biết hôm thứ Hai, ông sẽ tiếp cận tổng thống Hoa Kỳ sắp mãn nhiệm Joe Biden về khả năng Ukraine trở thành thành viên NATO vì ông vẫn còn tại vị, trong khi Trump vẫn chưa có “quyền hợp pháp” để quyết định về vấn đề này.

Phát biểu của Trump về hòa bình Ukraina

“Ông ấy muốn có một lệnh ngừng bắn”, ông Trump nói về ông Zelenskyy trong các bình luận với tờ New York Post được công bố hôm Chủ nhật. “Ông ấy muốn làm hòa. Chúng tôi không nói về các chi tiết.”

Lực lượng của Putin đang chịu tổn thất nặng nề ở Ukraina, ông Trump lưu ý.

“Tôi đang xây dựng một khái niệm về cách kết thúc cuộc chiến lố bịch đó,” ông nói.

Khả năng gia nhập Nato của Ukraina

Khả năng Ukraine gia nhập liên minh quân sự NATO gồm 32 quốc gia và quân đội phương Tây đóng quân trên lãnh thổ này là những vấn đề gây chia rẽ và gây tranh cãi sâu sắc kể từ khi cuộc chiến này bắt đầu vào 24/2/2022.

Tại hội nghị thượng đỉnh ở Washington vào tháng 7, NATO tuyên bố Ukraine trên con đường trở thành thành viên “không thể đảo ngược”, nhưng lại không mời nước này tham gia.

Mỹ và Đức đã chần chừ về việc Ukraine gia nhập NATO trong khi chiến tranh với Nga.

Trở ngại gởi quân liên minh đến Ukraina để giữ hòa bình

Việc gởi quân liên minh đến Ukraina để bảo đảm hòa bình cũng có một số trở ngại.

Đầu tiên là cần phải được phân định rõ ràng biên giới Nga – Ukraina để không thể nhầm lẫn hiệp ước phòng thủ chung của liên minh ở phạm vi có hiệu lực.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đưa ra ý tưởng về quân đội phương Tây trên mặt đất ở Ukraina vào tháng 2 năm ngoái. Nhưng nó làm dấy lên những lo ngại về sự leo thang đã khiến các nhà lãnh đạo phương Tây đặt ra các giới hạn về nguồn cung cấp vũ khí và giấy phép sử dụng chúng.

Các đối thủ quân sự nặng ký của châu Âu Đức và Ba Lan ngay lập tức tuyên bố họ sẽ không gửi quân đến Ukraina. Ông Macron từ chối cung cấp chi tiết về những quốc gia nào đang xem xét gửi quân đội. Ông nói rằng ông muốn duy trì một số “sự mơ hồ chiến lược”.

Ukraina đang chịu tấn công dữ dội từ Nga?

Ông Zelenskyy đang phàn nàn rằng Nga đã tấn công dữ dội nhiều tháng vào khu vực phía Đông Donetsk. Nga đã phóng gần 500 quả bom dẫn đường mạnh mẽ, hơn 400 máy bay không người lái tấn công và gần 20 tên lửa các loại.

“Ukraine muốn cuộc chiến này kết thúc hơn bất kỳ ai khác. Không nghi ngờ gì nữa, một giải pháp ngoại giao sẽ cứu sống nhiều người. Chúng tôi tìm kiếm nó”, ông nói.

Trump có thể cắt đứt viện trợ cho Ukraina

Ông Zelenskyy cảm ơn ông Biden vì khoản viện trợ quân sự mới nhất của Mỹ trị giá gần 1 tỷ USD.

Ông cũng nghi ngờ về việc liệu ông Trump có tiếp tục hỗ trợ quân sự của Mỹ hay không. Chính quyền Biden đã cố gắng chi tiêu từng đô la còn lại từ một dự luật viện trợ nước ngoài khổng lồ được thông qua vào đầu năm nay để đưa Ukraine vào vị trí mạnh nhất có thể.

Nhưng ông Trump là một người với chiến lược America first và luôn lực áp đồng minh về các vấn đề tài chính thì việc chi tiêu rộng rãi có phần vô tội vạ của Mỹ vào một cuộc chiến được Trump nhận xét là vô bổ có khả năng sẽ chấm dứt.

Đức có thể gia tăng viện trợ cho Ukraina

Nước Đức đang chuẩn bị có một cuộc bầu cử mới. Đối thủ của Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong cuộc bầu cử sắp tới, Friedrich Merz, có khả năng sẽ tăng cường hỗ trợ Ukraina so với chính quyền hiện tại.

Trong chuyến thăm Kyiv, Friedrich Merz cũng nhấn mạnh sự khác biệt với ông Scholz, người đã từ chối gửi tên lửa hành trình tầm xa Taurus đến Ukraine do lo ngại một cuộc chiến rộng lớn hơn giữa phương Tây và Nga. Ông Merz tỏ ra cởi mở trong việc cung cấp vũ khí và cho phép Ukraina tấn công các mục tiêu quân sự bên trong Nga.

Đức muốn Ukraina mở rộng mục tiêu chiến đấu

Khi gặp Zelenskyy, Merz lưu ý rằng Pháp, Anh và Mỹ có lập trường khác với chính phủ Đức của ông.

Ông Merz cho rằng việc giới hạn mục tiêu tấn công của Ukraina, chi cho phép tấn công các mục tiêu quân sự Nga đã khiến Ukraina bị một trói tay. Ông muốn Ukraina mở rộng các mục tiêu sang các mục tiêu dân sự.

“Với giới hạn phạm vi này, chúng tôi đang buộc đất nước của bạn phải chiến đấu bằng một tay sau lưng, và đó không phải là lập trường của chúng tôi”.

Friedrich Merz

Khối Liên minh trung hữu của Merz dẫn đầu các cuộc thăm dò dư luận của Đức. Cuộc bầu cử dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 23 tháng 2.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Comment moderation is enabled. Your comment may take some time to appear.

facebook
twitter