Albert Einstein trong suốt cuộc đời mình giành được nhiều giải thưởng, huy chương cao quý. Nhưng có một giải thưởng ông vất vả mới lấy được nó sau bao nhiêu tranh cãi là giải Nobel. Tôi nghĩ là Einstein có lẻ cũng giận vì điều đó. Ông ít khi nhắc đến giải thưởng này. Thậm chí ngày trao giải ông cũng không đến nhận. Giải thưởng mà ông yêu quý nhất, trân trọng nhất có lẻ là giải thưởng huy chương Max Planck khi ông thường lấy nó ra với vẻ tự hào.
Các đóng góp của Albert Einstein chủ yếu là vật lý lý thuyết. Người tương phản với ông có lẻ các bạn cũng biết là ai rồi đó, Thomas Edison. Có những lý thuyết rất khó hiểu và khó kiểm chứng bằng thực nghiệm. Như thuyết tương đối hẹp, thuyết tương đối phổ quát, thuyết lưỡng tính sóng hạt. Có lẻ cũng vì lẻ đó mà Ủy Ban Nobel khá là chần chờ khi trao giải cho ông. Và khi họ trao giải cho ông là trao cho lý thuyết Hiệu Ứng Quang Điện chứ không phải lý thuyết Tương Đối Hẹp đang chấn động thời đó.
Cho đến cuối đời Einstein cũng ít ai hiểu được ông. Giới khoa học cũng ít người đồng tình với ông. Dù vậy, Albert Einstein cũng giành được khá nhiều giải thưởng, huy chương cao quý bởi các đóng góp lý thuyết vật lý vĩ đại của mình.
Các giải thưởng mà Albert Einstein giành được
Chúng ta sẽ điểm qua tất cả các giải thưởng mà Albert Einstein giành được, kể cả các bằng tiến sĩ danh dự do các trường đại học danh tiếng cấp.
Tư cách thành viên đầy đủ trong Viện hàn lâm khoa học Phổ
Viện hàn lâm khoa học Phổ nằm tại Berlin Đức. Viện được thành lập bởi Fredireck III dưới cái đầu tiên là Kurfürstlich Brandenburgische Societät der Wissenschaften. Viện được chia làm hai lớp khoa học và hai lớp nhân văn. Đến năm 1830 thì được thay thành hai lớp toán học – vật lý và triết học – lịch sử.
Vào thế kỷ 18, học viện sử dụng tiếng Pháp trong nghiên cứu giảng dạy khoa học.
Ngày 12 tháng 11 năm 1913, Albert Einstein được trao tư cách thành viên đầy đủ trong Viện Hàn Lâm Khoa Học Phổ. Tuy nhiên thời điểm đó, cuộc sống của Albert Einstein tại Đức rất khó khăn khi ông là người Do Thái. Khi ông nổi tiếng, làn sóng bài trừ Einstein lên cao. Có nhiều lời đe dọa đến tính mạng. Đó là lý do ông đã tìm cách thoát ly khỏi Đức để sang Mỹ.
28 tháng 3 năm 1933, ông từ chức thành viên tại Học Viện. Lý do được nêu ra trong một lý thư gởi đến học viện là, ông không muốn có một mối liên kết với chính phủ Phổ thời bấy giờ.
Tiến sĩ y khoa danh dự Đại học Rostock
Đại học Rostock là ngôi trường đẹp nhất ở Đức. Nếu tính trên toàn Châu Âu thì nó đứng ở vị trí thứ tư. Ngôn ngữ giảng dạy ở trường là Tiếng Anh và Tiếng Đức.
Nếu xếp về tuổi thì ngôi trường được thành lập vào năm 1419 này là trường đại học lâu đời thứ ba ở Đức, lâu đời thứ tám ở Trung Âu. Rostock cũng là trường đại học thứ năm được thành lập tại Đế Chế La Mã thần thánh.
Ngôi trường danh giá này đã cho ra đời ba người đoạt giải Nobel là Albecht Kossel, Karl von Frisch, và Otto Stern.
Ngày 12 tháng 11 năm 1919, Đại học Rostock trao bằng tiến sĩ y khoa danh dự cho Albert Einstein theo đề xuất của Moritz Schlick nhân dịp 500 năm kỷ niệm thành lập. Friedrich Albert Moritz Schlick là nhà triết học, vật lý người Đức sáng lập ra chủ nghĩa thực chứng logic.
Tiến sĩ Khoa học Đại học Manchester
Đại học Manchester là trường đại học nổi tiếng và được đăng ký theo học nhiều nhất ở Anh. Trường có đến 25 người đoạt giải Nobel. Là thành viên của Russel Group, N8 Group, Hiệp hội nghiên cứu các trường đại học.
Đại học Manchester là sự kết hợp của Viện Khoa học và Công nghệ Đại Học Manchester và Đại học Victoria của Manchester năm 2004. Trường điều hành các tài sản văn hóa lớn như Bảo tàng Manchester, phòng trưng bày nghệ thuật Whitworth, Thư viện John Rylands, Bộ Sưu tập Tabley House và Đài quan sát Jodrell Bank.
Ngày 9 tháng Sáu 1921, Albert Einstein đã có một bài giảng tại trường và nhận bằng Tiến sĩ khoa học.
Albert Einstein giành được giải thưởng Nobel 1921
Năm 1922, Albert Einstein đã giành được giải thưởng Nobel bổ sung cho năm 1921. Đúng ra, giải thưởng Nobel 1920 đã được trao cho ông. Nhưng dưới các tiếng nói phản đối, việc trao giải trì hoãn sang năm 1921. Năm 1921 Ủy Ban Nobel quyết định không trao bất cứ giải thưởng nào cho năm này. Họ thật sự không muốn trao giải thưởng cho ông.
Đến năm 1922, dưới sức quá lớn của cộng đồng khoa học, Ủy Ban Nobel trông giống như trò cười. Nên cuối cùng họ đã miễn cưỡng trao giải thưởng Nobel 1921 bổ sung cho Eintein.
Albert Einstein giành được giải thưởng Huân chương Copley
Huy chương Copley là giải thưởng danh giá nhất của Hội Hoàng gia nước Anh. Nó được trao tặng cho những thành tựu nổi bật, bền vững trong bất kỳ lĩnh vực khoa học nào. Giải thưởng luân phiên giữa khoa học vật lý hoặc toán học và khoa học sinh học.
Huy chương Copley được trao hàng năm. Huy chương này là huy chương lâu đời nhất của Hội Hoàng gia và là giải thưởng khoa học lâu đời nhất còn tồn tại trên thế giới.
Albert Einstein đã giành được giải thưởng Huân chương cao quý Copley và năm 1925.
Albert Einstein giành được Huy chương vàng Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia
Huy chương vàng của Hội Thiên văn học Hoàng gia là giải thưởng cao nhất do Hội Thiên văn học Hoàng gia (RAS) trao tặng.
RAS thành lập năm 1820. Huy chương vàng đầu tiên được trao vào năm 1824. Các giải thưởng được trao cho các nghiên cứu cá nhân xuất sắc trong lĩnh vực thiên văn học và địa vật lý. Giải thưởng cũng được trao cho các nghiên cứu mất cả cuộc đời để ghi nhận các thành tựu phi thường cho các nghiên cứu cụ thể.
Năm 1924, Albert Einstein giành được Huy chương vàng Hiệp hội Thiên văn Hoàng Gia.
Albert Einstein giành được giải thưởng huy chương Max Planck
Huy chương Max Planck là giải thưởng cao nhất của Hội Vật lý Đức (Deutsche Physikalische Gesellschaft). Đây là tổ chức các nhà vật lý lớn nhất thế giới. Giải thưởng dành cho những thành tựu phi thường trong vật lý lý thuyết.
Giải thưởng được trao hàng năm kể từ năm 1929. Trừ một số ít trường hợp ngoại lệ, giải thưởng thường dành cho một người duy nhất trong năm. Người chiến thắng được trao tặng huy chương vàng và giấy da viết tay.
Năm 1929, Albert Einstein đã giành được huy chương Max Planck của Hội Vật Lý Đức vì những thành tựu phi thường trong vật lý lý thuyết. Đích thân Max Planck trao tặng huy chương cho ông.
Albert Einstein giành được giải thưởng Prix Jules Janssen
Giải thưởng Jules Janssen là giải thưởng cao nhất của Société astronomique de France (SAF), hiệp hội thiên văn học Pháp.
Giải thưởng thường niên này được trao cho một nhà thiên văn học chuyên nghiệp người Pháp hoặc một nhà thiên văn học quốc tịch khác để ghi nhận công trình thiên văn nói chung hoặc cho các đóng góp dành cho Thiên văn học
Giải thưởng được thành lập bởi nhà thiên văn học người Pháp Pierre Jules César Janssen (được gọi là Jules Janssen) trong nhiệm kỳ làm chủ tịch SAF từ năm 1895 đến năm 1897.
Năm 1931, Albert Einstein giành được giải thưởng Prix Jules Janssen của SAF.
Albert Einstein giành được Huy chương Franklin
Năm 1936, Einstein được trao Huy chương Franklin của Viện Franklin cho công trình mở rộng của ông về thuyết tương đối và hiệu ứng quang điện.
Huy chương Benjamin Franklin là giải thưởng khoa học và kỹ thuật của Mỹ do Viện Franklin , một bảo tàng khoa học ở Philadelphia trao tặng
Xem thêm bài Các công trình, sự kiện, giải thưởng mang tên Einstein