Khi đứa con nhỏ của chúng tôi đã được 5 tuổi, tôi luôn thấy sự thiếu sót của mình khi nhìn lại. Tôi trở thành một người cha lóng nga lóng ngóng vụng về. Mẹ nó cũng lúng túng như gà mắc tóc. Chúng tôi phạm thật nhiều sai lầm. Đứa con bé nhỏ thì hay bệnh tật bởi sự dốt nát của chúng tôi. Tôi luôn thường ước, giá như có ai đó dạy mình làm cha mẹ để biết phải nuôi dạy một đứa bé như thế nào.
Để làm bất cứ việc gì chúng ta đều cần tri thức, huấn luyện và thực hành. Từ việc nấu ăn, chúng ta phải học cơ bản từng món một. Sửa nước cũng phải học. Sửa điện cũng phải học. Trồng cây cũng phải học. Nhưng việc quan trọng nhất là nuôi dạy con thì không ai dạy chúng ta cả. Không ai dạy chúng ta làm cha mẹ.
Có thể bạn đang nghĩ tới những quyển sách dạy con bán nhan nhản. Bố mẹ tôi cũng có một quyển sách gối đầu như thế. Và tôi đã thấy họ thất bại và lúng túng như thế nào khi nuôi dạy 3 anh em tôi.
Kỳ vọng nuôi dạy con ngày nay
Ngày xưa ông bà ta đẻ liền tù tì 10 đứa là chuyện thường. Nhưng ngày nay nuôi dạy một đứa con không còn là chuyện đơn giản nữa. Các kỳ vọng, đòi hỏi, tiêu chuẩn mới trong nuôi dạy con đã khiến việc chăm sóc trẻ em trở nên cực kỳ tốn kém. Đây được gọi là “nuôi dạy con cái chuyên sâu”.
Kỳ vọng này trước tiên xảy ra ở những nước phát triển như Mỹ, Hàn Quốc. Bây giờ nó lan đến Việt Nam. Nuôi dạy trẻ bây giờ là còn cần học múa ba lê, piano, đá banh, bóng rỗ, bơi …. Cha mẹ nào cũng muốn điều tốt nhất cho con. Nhưng không phải cha mẹ nào cũng đủ khả năng đáp ứng những tiêu chuẩn đó.
Các trường phái nuôi dạy con như nuôi dạy con theo cảm xúc … được rao giảng bởi những người có ảnh hưởng trên TikTok. Sách tư vấn ngày càng phổ biến. Và chúng loạn hết lên cả.
Các bạn sẽ bối rối và thường thất bại trước các quyển sách tư vấn. Các bậc cha mẹ đang phải vật lộn để tìm ra giải pháp cho chính mình. Một lớp học dạy làm cha mẹ chính thức chưa có hoặc sẽ khó được xã hội rộng rãi chấp nhận.
Nuôi dạy con mang tính trực giác
Ngày xưa, ý tôi là trước thời hội nhập mở cửa, có lẻ vào năm 2000 gì đó. Gia đình Việt hồi đó vẫn còn chủ yếu là gia đình 3 thế hệ. Ông bà, cha mẹ, con cháu quây quần. Các bậc cha mẹ trẻ sẽ học được cách dạy con từ ông bà hoặc anh chị có gia đình trước. Họ quan sát và học hỏi trực tiếp. Cô chú ông bà giúp đỡ nuôi dạy đứa trẻ.
Những đứa trẻ lớn hơn lại chăm sóc những đứa bé hơn. Đứa lớn để mắt đến đứa nhỏ và chúng sẽ học hỏi được nhiều qua việc đó.
Như phụ nữ khi mang thai được cha mẹ chăm sóc thế nào. Ngày xưa sau sinh, phụ nữ sẽ thường nằm trên giường với lò than sưởi ấm dưới giường. Đây là một kiến thức giúp giữ sức khỏe sản phụ sau này. Lúc mẹ không đủ sữa, thì con sẽ được cho uống nước hồ thay sữa. Hay lúc dạy con, cần dạy chúng lễ phép, không nói dối, chào người lớn khi đi ra ngoài hay đi về. Trẻ con khi nhỏ nên cho ăn gì, kiêng cữ gì. Tất cả kiến thức đó đều được truyền lại qua gia đình từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Đấy là cách dạy làm cha mẹ truyền thống. Những kiến thức nuôi dạy con được học bằng trực giác.
Lời khuyên nuôi dạy con đến từ nhiều phía
Vào thời điểm có gia đình, bạn có thể đã chứng kiến rất nhiều cách khác nhau để dỗ dành em bé, hay đáp lại cơn giận dữ của trẻ mới biết đi. Rồi chăm sóc con tập ăn như thế nào, con ngủ nóng lạnh ra sao. Bạn có thể nhận rất nhiều lời khuyên từ gia đình, hàng xóm, chính quyền và bác sỹ.
Các lời khuyên dạy nuôi con đó không phải đều đồng nhất với nhau. Thậm chí đôi lúc chúng rất mâu thuẫn lẫn nhau. Thậm chí ngay là bác sỹ họ cũng sẽ đưa ra lời khuyên rất khác nhau.
Tôi nói đơn giản như khi trẻ con bị bệnh sốt. Nếu bạn đến gặp các bác sỹ từ bệnh viện công, hay đang làm việc tại bệnh viện công. Họ sẽ khuyên bạn nên dùng ngay thuốc hạ sốt khi trẻ 37.5 độ và dùng kháng sinh. Nhưng nếu bạn gặp các bác sỹ đến các bệnh viện Health Care, Victoria. Họ có thể đưa ra những lời khuyên khác hẳn.
Ông bà cũng sẽ đưa ra những lời khuyên nuôi dạy, chăm sóc trẻ nhỏ. Mà ngày nay có thể bạn sẽ cảm thấy rất mâu thuẫn với kiến thức y tế hiện đại mà bạn tiếp cận được. Khoan hãy vội kết luận ông bà sai hay đúng. Vì biết đâu đấy, những gì hiện đại cũng sai.
Nguồn kiến thức cũ dạy làm cha mẹ nuôi dạy con đang tan rã
Ngày nay, khi số lượng gia đình trẻ một thế hệ tăng lên. Các thanh niên rời vùng quê, lên thành phố lập nghiệp, lập gia đình. Sự truyền thừa kiến thức dạy làm cha mẹ nuôi dạy con đang dần mất đi. Thậm chí số thành viên hội thánh, niềm tin vào bác sỹ cũng giảm mạnh.
Các cha mẹ trẻ ngày nay thường không biết nhiều về việc chăm sóc con. Họ không được dạy làm cha mẹ trước đó. Không kiến thức, và cũng ít có cơ hội để học điều đó. Thường con trẻ 6 tháng tuổi, mẹ đã dứt sữa và gởi nhà trẻ để có thể tiếp tục sự nghiệp của mình. Trẻ em giờ có nhiều thời gian hơn ở trường lớp, thay vì sinh hoạt sống với các thành viên gia đình như ngày xưa.
Cách đây khoảng một 40 năm, những người phụ nữ khác trong vùng lẽ ra đã giúp cô vượt qua chuyện này. Thay vào đó, Tâm đã phải cố gắng tự mình tìm ra điều đó.
Tâm kể với tôi rằng khi sinh con đầu lòng, cô gặp khó khăn khi cho con bú nên đã tìm đến chuyên gia tư vấn về nuôi con bằng sữa mẹ. Tâm không phải trường hợp cá biệt, nhiều phụ nữ ngày cảm giác khó khăn khi nuôi con bằng sữa mẹ. Thậm chí niềm tin vào tự nhiên của họ bị lung lay bởi các quảng cáo sữa công thức tràn ngập trên truyền thông. Cảm thấy mình thất bại, cô hỏi: “Tại sao việc này lại khó đến vậy?” Và nhà tư vấn nói: “Bởi vì làng của bạn đã bị xói mòn hoàn toàn”.
Sự hỗn loạn của ngành tư vấn dạy làm cha mẹ
Nuôi dạy con là một quá trình nhiều giai đoạn. Để dạy phụ huynh làm cha mẹ cũng vậy. Khi họ vừa thành thạo một giai đoạn, thì đứa bé của họ đã đến một giai đoạn mới và họ phải học tiếp. Các vấn đề sẽ bắt đầu xuất hiện mà họ thậm chí không nghĩ tới. Khi tình trạng quá tải xảy ra, một ngành tư vấn nuôi dạy con sẽ xuất hiện. Sách nuôi dạy con, blog, tài khoản truyền thông xã hội, tất cả để đáp ứng nhu cầu. Và có lẻ cũng là tận dụng nhu cầu đó.
Nhưng nếu như đọc những quyển sách dạy làm cha mẹ nuôi dạy con đó có thể thành công thì điều đó quá là tuyệt vời. Trong bối cảnh hỗn loạn không kiểm soát. Xuất hiện nhiều ý kiến chuyên môn, cũng như nhiều ý kiến thiếu hiểu biết.
Thành công nhất định của các chương trình nuôi dạy con
Các chương trình, trường phái tư vấn đa dạng khác nhau tuy hỗn loạn nhưng chắc chắn có đóng góp tích cực. Một nghiên cứu cho thấy các chương trình nuôi dạy con cái đã giúp trẻ có sự đồng cảm, chia sẽ hơn. Trẻ ít gây hấn và hiếu động thái quá hơn. Các phụ huynh cũng báo cáo rằng, con cái họ sẵn sàng tuân theo các quy tắc hơn. Và bản thân họ cũng cảm thấy có khả năng lắng nghe, vui chơi, đặt ra giới hạn và giải quyết căng thẳng khi nuôi dạy con cái tốt hơn.
Giới hạn và sự bất lực
Dù bạn có khuôn mẫu hay trường phái nuôi dạy con nào. Dù bạn đã đọc bao nhiêu cuốn sách dạy làm cha mẹ. Việc nuôi dạy con luôn năng động, khó khăn, đầy cố gắng và cảm giác lẻ loi.
Khi nuôi dạy con, dù bạn đã chuẩn bị cho việc làm cha mẹ, bạn cần cũng sẽ đối diện với các giới hạn. Shauna Tominey, giáo sư của Đại học Bang Oregon chuyên về giáo dục nuôi dạy con cái. Cô ấy chia sẻ rằng. Cô đã dạy trẻ nhỏ, nghiên cứu sự phát triển của trẻ. Thậm chí cô còn giúp thiết kế các lớp học nuôi dạy con cái. Vậy mà cô vẫn cảm thấy bất lực và cô đơn khi dạy đứa con của mình.
Các lớp học dạy làm cha mẹ không thể nào loại bỏ các giới hạn này. Dù sao chúng vẫn có thể giúp ích. Các gia đình có thể kết nối với nhau để ít bị cô lập hơn. Mặc dù bạn vẫn không thể nào chuẩn bị trước mọi thử thách sắp xảy ra. Nhưng sự kết nối này có thể giúp bạn giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.
Các khóa học dạy làm cha mẹ là phụ
Những khóa học dạy làm cha mẹ thường ít người tham gia. Điều đó thật kỳ lạ. Các lớp dạy cách sinh nở lại khá phổ biến. Nhưng các bậc cha mẹ thường không chuẩn bị cho tất cả những gì xảy ra sau đó. Vấn đề nuôi dạy con cái thường chỉ được coi là một biện pháp bổ sung cho các bậc cha mẹ đang gặp khó khăn.
Dĩ nhiên, thường chẳng ai muốn thừa nhận họ đang gặp khó khăn.
Thiếu các nguồn tài trợ cho khóa học dạy làm cha mẹ
Việc giáo dục nuôi dạy con cái gắn liền với thu nhập thấp. Việc kỳ thị các khóa học dạy làm cha mẹ và coi nghèo đói là nguyên nhân dẫn đến việc trở thành cha mẹ tồi.
Ở Mỹ, chính phủ có cố gắng tổ chức các khóa dạy làm cha mẹ, hướng dẫn chăm sóc con. Nhưng vấn đề lại nảy sinh ở đây. Các nhà lập pháp và giáo dục có xu hướng “tư duy khan hiếm”. Nghĩa là, họ cho rằng việc tạo ra lớp học có thể được tiếp cận cho mọi người là không thể. Vì vậy, họ giới hạn chúng ở một số nhóm dân cư nhất định. Chẳng hạn, các cha mẹ trẻ, thu nhập thấp hay các cha mẹ đã có nhiều con trong thời gian ngắn. Kết quả là các gia đình giàu có hoặc trung lưu sẽ không tiếp cận các khóa học này. Gia đình giàu có thì có thể thuê baby sister, gia sư. Nhưng những gia đình trung lưu thì không có thể bám víu vào đâu.
Nuôi dạy con là quyền tự do cá nhân
Một điều chắc chắn, tất cả đều cảm thấy việc nuôi dạy con là quyền tự do cá nhân. Ý tưởng nghe theo lời một chuyên gia trong việc nuôi dạy con dường như đem lại một chút khó chịu. Hay làm mất đi một chút niềm vui. Một sự ràng buộc gò bó nào đó.
Ý tưởng học cách nuôi dạy con theo một cách có quy định sẽ không suôn sẻ. Mọi người không tin sự ràng buộc. Mọi việc chỉ nên dừng lại ở tư vấn và khuyến cáo. Các lời khuyên này sẽ giúp làm mất đi nhiều nỗi hoảng sợ, lo lắng của cha mẹ.
Khủng hoảng từ tham gia lớp học dạy làm cha mẹ
Tôi lại nói đến Mỹ, một hiện trạng đôi khi xảy ra trước Việt Nam 10 năm hay 20 năm gì đó. Các bậc cha mẹ khi tham gia các lớp dạy làm cha mẹ thường bị khủng hoảng. Vì trong niềm tin của họ, họ là cha mẹ tồi, nên mới cần đến sự giúp đỡ.
Các khóa học dạy làm cha mẹ này miễn phí, dễ đăng ký và chỉ dành cho những gia đình thu nhập thấp, đông con. Điều này sẽ đem lại cảm giác tồi tệ cho các phụ huynh tham gia. Giống như người bệnh tâm thần mới đi gặp bác sỹ tâm thần. Họ phải cần tìm kiếm sự giúp đỡ thì mới tìm đến các khóa học này.
Lúc này, vai trò của các nhà giáo dục rất quan trọng. Họ phải làm không khí trở nên nhẹ nhàng giúp tâm lý mọi người cân bằng lại.
Lời kết
Các kiến thức nuôi dạy con truyền thống đang dần mất đi. Các ba mẹ trẻ thường sẽ cảm thấy cô đơn, bị động vì thiếu kiến thức, cộng đồng giúp đỡ. Cách chăm con thường ngày, xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra họ đều thiếu sót. Việc sức khỏe của con, họ giao phó hoàn toàn cho bác sỹ. Việc chăm nuôi dạy dỗ họ giao phó toàn bộ cho nhà trường.
Như tôi đã nói, ngay cả giữa bác sỹ họ còn mâu thuẫn với nhau. Làm sao bạn biết được con mình đang được chăm đúng? Trường học thì trường công Việt Nam có rất nhiều tệ đoan. Các trường mẫu giáo tư thục thì hay bị scandal ngược đãi bạo hành trẻ nhỏ. Việc giao phó hoàn toàn như vậy, chẳng khác nào dùng con mình đánh bạc.
Các gia đình giàu có hơn sẽ có thể tìm đến các dịch vụ tốt hơn. Nhưng phần đông còn lại sẽ không có khả năng đó.
Ước mơ về một khóa học dạy làm cha mẹ, chuẩn bị hành trang làm ba mẹ là một ước mơ thiết thực. Một khóa học đầy đủ chính xác, khoa học nhất mà các chuyên gia giáo dục có thể chuẩn bị.