Nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng việc giám sát trẻ là cần thiết nhưng hầu hết đều không biết hậu quả để lại cho một đứa trẻ. Nhưng cho dù có biết đi chăng nữa thì làm sao để dừng lại việc đó vẫn là một điều không hề dễ dàng chút nào. Nhớ ngày xưa cách đây 30 năm đi, thế hệ chúng tôi có tuổi thơ thật trọn vẹn. Mặc dù hồi đó vật chất không như bây giờ. Nhưng các đứa bé chơi xuyên ngày. Chúng ngồi dưới các tán cây rộng lớn lúc trưa hè. Chúng chạy xuyên qua các ngôi nhà với các trò chơi bất tận. Đêm xuống, chúng lại tụ tập tán gẫu, chơi năm mười dưới ánh trăng.
Không có người lớn. Không có sự giám sát, quản thúc. Đó là kỷ niệm tuyệt đẹp trong ký ức của tôi, cũng như những đứa trẻ thời đó.
Ngày nay, chúng ta không ngại nhìn so sánh những gì con chúng ta đang có và đang mất. Các đứa trẻ bây giờ không khác lắm gà công nghiệp. Chúng thiếu sự tự do, không gian, bầu trời riêng. Chúng phải hít thở, ăn uống, di chuyển, chơi đùa trong sự giám sát. Sự tự do của chúng nằm trong một cái vòng tròn rất hẹp. Một con gà công nghiệp dĩ nhiên sẽ khác con gà rừng. Khác cả về tinh thần và tính cách và sự hạnh phúc. Vậy bậc cha mẹ chúng ta có thể làm gì?
Xem thêm bài Bắt trẻ xin lỗi có sai không?
Câu chuyện của Rollins
Sự giám sát trẻ em ở Mỹ nặng hơn Việt Nam nhiều. Có rất nhiều lý do cho điều đó. Như luật pháp quy định, hay Mỹ là nước giàu có đi trước Việt Nam trong khuynh hướng văn hóa. Hay Mỹ là một trong những quốc gia có tỷ lệ trẻ em mất tích hàng đầu. Chúng ta hãy cùng nghe câu chuyện của Anna Rollins, một nhà văn ở ngoại ô Huntington, Tây Virginia để hiểu sự giám sát trẻ em đã trở thành một văn hóa ăn sâu vào người Mỹ ngày nay như thế nào.
Cậu bé muốn tự lập
Anna Rollins đi dạo với cậu con trai 5 tuổi. Cậu bé lúc này tuyên bố muốn tự đi một mình. Rollins từ chối và cậu bé ra một thỏa hiệp là: cậu sẽ đi bộ ở một bên của dãy nhà, còn mẹ thì đi bên kia, họ sẽ gặp nhau ở phía cuối dãy nhà. Chuyến đi bộ này chỉ bốn căn nhà, trong một khu phố yên tĩnh không người qua lại. Rollins đồng ý và nghĩ rằng đây là một sự khởi đầu tốt cho tự lập.
Khi đến cuối điểm hẹn, cậu bé không ở đó. Cô chạy lòng vòng xung quanh tìm nhưng không thấy bóng dáng con. Cuối cùng cô thấy cậu bé đang cùng một cặp vợ chồng già bên kia đường.
Đây là con cô? Nó đã tự mình đi ra ngoài.
Người phụ nữ già nói bằng một giọng khó chịu kém thân thiện.
Rollins đã cố giải thích về yêu cầu của cậu bé, một sự khởi đầu tự lập. Nhưng những lời ấy không hề lọt tai. Người phụ nữ già tỏ ra trách cứ về sự lơ đểnh của người mẹ.
Người Mỹ ngày nay không đồng ý nhìn thấy đứa trẻ một mình. Họ không chấp nhận sự thiếu vắng giám sát của người lớn. Họ không chấp nhận một đứa trẻ hòa mình vào xã hội một cách bình đẳng.
Sự tự do thoát khỏi giám sát rất quan trọng cho trẻ em
Bạn đã bao giờ cân nhắc hậu quả của việc giám sát liên tục một đứa trẻ chưa?
Tôi cá rằng là “chưa”. Hầu hết chúng ta đều mơ hồ về hậu quả của sự giám sát. Nhưng lại khá chắc chắn về việc không giám sát. Trong một xã hội đầy bất an ngày nay. Nạn bắt cóc trẻ em công khai, liều lĩnh như thế. Ngoài đường xe cộ như thế. Hậu quả của sự thiếu giám sát là điều không thể nghi ngờ.
Nhưng sống dưới mức độ giám sát cao không phải không để lại tổn thương tinh thần và tính cách cho một đứa trẻ.
Việc thoát khỏi sự giám sát chặt chẽ của người lớn là điều quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Trẻ từ đó mới có thể mài giũa chức năng điều hành và cảm xúc xã hội, học tập, củng cố sự tự tin và khả năng phục hồi.
Mariana Brussoni, nhà tâm lý học phát triển và giám đốc trung tâm nghiên cứu Human Early Learning Partnership
Thoát khỏi sự giám sát ảnh hưởng quan trọng đối với sức khỏe tâm thần. Các lo lắng, sợ độ cao là một phần bình thường của quá trình phát triển của trẻ. Nhưng chúng sẽ không tự tiêu tan. Chúng dần dần được xoa dịu qua những trải nghiệm riêng xa rời sự giám sát. Các đứa trẻ của bạn sẽ được chơi giống như chúng ta ngày xưa. Trèo cây, tự đến trường, tự vui chơi với bạn bè.
Những đứa trẻ ngày nay có vấn đề về sức khỏe tinh thần. Rất nhiều trẻ em ở Mỹ chọn tự sát, nhẹ hơn thì chọn chống đối với gia đình, xã hội. Ở Việt Nam thì sao? Vâng, cũng nhiều trẻ em chọn tự sát. Cũng không thiếu những trường hợp được đưa lên báo chí. Sự giám sát sẽ có tổn thương đến sức khỏe tinh thần con bạn.
Giám sát trẻ em gần như là một chuẩn mực khó có thể thách thức
Ngày nay, giám sát trẻ em dần dần trở thành một chuẩn mực. Một chuẩn mực rất khó để thách thức thay đổi nó. Sự giám sát này ở Việt Nam tôi nghĩ nó sẽ ngày mỗi trầm trọng hơn.
Nếu bạn ở Mỹ thì đạo luật bảo vệ trẻ em có thể can thiệp nếu có người khác gọi Dịch Vụ Bảo Vệ Trẻ Em khi thấy một đứa trẻ thiếu sự giám sát. Không nắm tay trẻ khi đi qua đường – Những đứa trẻ rời quá xa ba mẹ ở sân chơi – Trẻ em tự đến trường. Tất cả đều coi như là phạm tội. Pháp luật có thể sẽ can thiệp.
Xã hội Mỹ đang có sự khó chịu, không chấp nhận về sự độc lập thời thơ ấu của con trẻ. Các bậc cha mẹ có nỗi lo sợ phổ biến là người khác sẽ nghĩ gì và họ có thể gặp rắc rối với pháp luật khi người xung quanh phản ứng.
Sự giám sát gắt gao trẻ em ngày nay là do đâu
Do văn hóa xã hội biến đổi
Xã hội Mỹ ngày nay không giống và an bình như xã hội Mỹ ngày xưa. Xã hội Việt Nam ngày nay cũng vậy thôi. Vật chất nhiều hơn, sự an bình mất đi. Sự sợ hãi vào các mối rủi ro như nạn bắt cóc trẻ em. Ngày xưa, một đứa trẻ có thể tự đi bộ đến trường. Nhưng ngày nay điều này trở nên quá khó khăn. Trừ khi bạn về những vùng quê, thị trấn. Những nơi đó có lẻ sẽ an toàn hơn.
Xe cộ ngày nay cũng đông đúc và nguy hiểm hơn. Dân số tăng lên nhanh chóng. Mật độ xe dày đặc. Đặc biệt là xe ô tô. Chúng quá nguy hiểm đối với trẻ em.
Sự kỳ vọng của cha mẹ vào con cái cũng cao hơn ở xã hội ngày nay. Một cuộc chiến về giáo dục. Tất cả đều đang cố đổ hết sức tài lực vào đó. Ngày xưa trẻ em đi học chỉ tốn một phần chi phí nhỏ. Nhưng ngày nay, trong khi thu nhập có thể 20 triệu nhưng cũng ráng cho con đi học hết 10 triệu mỗi tháng. Ngoài học văn hóa, thì con trẻ phải học âm nhạc, học đá banh, bóng rỗ, học võ, học bơi. Trẻ con còn rất ít thời gian tự do để vui đùa như trước.
Quy mô gia đình cũng trở nên nhỏ lại. Mô hình gia đình ngày nay thường là 2 vợ chồng cùng với con nhỏ. Cả hai người đều phải kiếm tiền. Họ sẽ không thể để trẻ ở nhà một mình lang thang các khu phố. Trẻ thường sẽ được gởi tới các dịch vụ chăm nom trẻ.
Do phụ huynh quên mất tuổi thơ tự do của họ
Sự xâm phạm quyền tự do của tuổi thơ đã tạo ra hiệu ứng quả cầu tuyết. Người lớn ngày càng ít tin vào khả năng của trẻ. Cũng như họ cũng quên mất họ đã từng có một tuổi thơ tự do như thế nào. Các bậc cha mẹ đang đánh mất ký ức. Họ quên họ đã có thể làm những việc tự lập như vậy ở cùng lứa tuổi đó.
Các bậc cha mẹ ngày nay hầu hết đều tin rằng, trẻ con cần sự giám sát liên tục. Ít nhất là ở tuổi thiếu niên. 2/3 phụ huynh nghĩ rằng, trẻ em 12 tuổi trở lên mới được ở nhà một mình. Và phải ở độ tuổi này trẻ mới được đạp xe đến trường hoặc ở nhà bạn bè một mình.
Do thói quen xã hội hiện tại
Tất cả guồng máy đó đã tạo ra một thói quen xã hội. Hình ảnh một đứa trẻ tự đến nhà bạn chơi mà không có người lớn đi kèm trở thành một hình ảnh bất thường. Chắc chắn là có điều gì đó không ổn nhỉ? Một đứa trẻ không được giám sát thì đương nhiên nó gặp nguy hiểm.
Thói quen suy nghĩ này sẽ trở thành một sự giám sát trẻ gắt gao. Các đứa bé sẽ bị vây trong một vòng bảo hộ chặt chẽ. Giống như cậu bé con trai của cô Rollins. Cậu bé khát khao một sự cuộc đi bộ tự lập 4 căn nhà. Nhưng điều đó là không thể nào thực hiện được.
Bộ luật bảo vệ trẻ em về việc bỏ bê mơ hồ
Ở Mỹ, trẻ em phải đặt trong vòng giám sát đặc biệt gắt gao còn đến từ luật pháp. Bộ luật của Mỹ nhắm tới bảo vệ trẻ em khỏi bị lạm dụng và bỏ mặc.
Các báo cáo về việc bỏ bê trẻ em chiếm phần lớn các trường hợp ngược đãi ở Mỹ. Nhưng luật định nghĩa thế nào là bỏ bê thì lại rất rộng và đầy mơ hồ. Các bậc cha mẹ bị báo cáo, điều tra và thậm chí buộc chỉ vì để con họ chơi bên ngoài căn hộ của họ. Hay con họ dắt cho đi dạo chơi vòng quanh khu nhà. Hay họ đã để con trong xe trong vài phút với cửa sổ hạ xuống để mát.
Các quy định của luật pháp Mỹ đã ảnh hưởng lớn nếu không nói thậm chí có tính quyết định đến cách nuôi dạy con cái của mọi người.
Sự từ chối trẻ em tham gia vào xã hội
Cách xã hội giám sát, kiềm chế những đứa trẻ đó cũng là sự từ chối trẻ em tham gia vào xã hội.
Một đứa trẻ muốn tham gia vào xã hội ở hình thức nào đều cần sự giám sát của người lớn. Nếu không, đứa trẻ đó sẽ không nhận được sự đồng tình của người xung quanh. Một đứa trẻ không thể tự một mình mua vé vào khu vui chơi. Chúng cũng không thể tự đi lang thang các khu phố. Hay tự mua vé lên xe buýt. Xã hội từ chối chúng, từ chối điều đó.
Cha mẹ không tin người lạ. Người lạ biết điều đó.
Sự từ chối đó có lẻ nó đến từ sự bất an. Nếu ngày xưa, một đứa trẻ cần sự giúp đỡ thì dù không có người giám sát, người ta vẫn có thể giúp đỡ. Nhưng ngày nay thì người lạ rất ngại tiếp xúc với một đứa trẻ không có người giám sát. Nhất là nam giới, họ phải giữ khoảng cách. Nếu không, họ có thể bị nghi ngờ có ý định xấu.
Giải pháp nào cho tình trạng giám sát trẻ em
Vậy là chúng ta đã đánh giá qua vấn đề giám sát trẻ em. Có thể nhiều người trong chúng ta mong cầu một sự thay đổi, một giải pháp nào đó. Điều này chắc chắn không hề dễ dàng vì nó liên quan quá lớn. Liên quan đến hiện trạng xã hội, tư duy con người hiện tại. Vì vậy nó cần sự nỗ lực từ các bậc cha mẹ và chính phủ, các tổ chức hiệp hội.
Từ phía chính phủ và các tổ chức hiệp hội
Chính phủ cần giảm tốc độ ô tô bằng nhiều biện pháp. Bố trí các không gian đi bộ dành cho gia đình. Tạo các khu vực công cộng thân thiện với trẻ em hơn.
Sửa đổi luật pháp cho phù hợp hơn. Tám tiểu bang của Mỹ thực ra đã thực hiện sửa đổi các điều luật mơ hồ về bỏ bê trẻ em nhằm giúp cha mẹ có thể tạo không gian phát triển tự lập cho con hơn.
Các tổ chức hiệp hội y tế công cộng thì truyền tải các thông điệp về tầm quan trọng của tính độc lập ở trẻ em. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến các trường học, thư viện, công viện và những nơi công cộng khác.
Từ phía cha mẹ
Thay vì ngồi đợi sự thay đổi từ phía bên ngoài, các bậc cha mẹ chúng ta cần thay đổi trước. Tôi kể các bạn nghe câu chuyện này. Ở khu của tôi có một cặp gia đình trẻ, vợ là người Việt, chồng cô là người Ý. Đứa bé gái con của hai người thường xuyên tự một mình đi từ khu chung cư của họ qua khu chung cư của chúng tôi chơi. Hầu hết mọi người, kể cả tôi đều rất ngạc nhiên khi thấy cô bé một mình dùng thang máy đi lên nhà bạn ở chung cư chúng tôi. Một cô bé 6 tuổi với tính tự lập rất cao. Cô bé này cũng thỉnh thoảng một mình vào tiệm hớt tóc, làm đầu tóc ngay dưới chung cư.
Điều tôi có thể nghĩ được trong đầu là. Oh, cô bé này quá ngầu. Một cô bé quá mạnh mẽ và đầy sự tự tin.
Các bạn cũng có thể thực hiện một hiệp ước giữa các phụ huynh ở cùng khu xóm. Như vậy những đứa con có thể chạy quanh khu phố, đến công viên với bạn bè và ra vào nhà nhau. Chúng sẽ có tuổi thơ với tính cách tự lập như bạn mong muốn. Bạn có thể cần dạy chúng nhiều điều để chúng sẵn sàng cho điều đó.