Nuôi dạy con trẻ như thế nào luôn là nỗi băn khoăn của nhiều cha mẹ. Mỗi bậc phụ huynh đều cố tìm con đường riêng nuôi dạy con cho mình. Có nhiều chuyên gia, có nhiều phương pháp, và cả phương pháp truyền thống. Phương pháp nuôi dạy trẻ Montessori này là một phương pháp khá nổi tiếng trong 20 năm gần đây. Nhiều gia đình Mỹ áp dụng nó. Một số thành công, phần nhiều thất bại. Từ đó bạn cũng có thể hình dung sự khó khăn của phương pháp này như thế nào.
Nội dung
Bản thân tôi cũng có phương pháp nuôi dạy con của riêng mình. Có khá nhiều điểm tương đồng giữa phương pháp của tôi và Montessori. Điểm chung cơ bản nhất là tôn trọng và đề cao vai trò trung tâm của đứa trẻ. Chơi với bé, học với bé, hiểu rõ suy nghĩ, cảm xúc của bé. Tạo một không gian cho bé suy nghĩ và sáng tạo. Luôn cổ vũ sự sáng tạo của bé khi mình đóng vai trò là người hướng dẫn và là khán giả. Bé làm sao có hứng thú sáng tạo khi không có khán giả. Phải không nào?
Tôi có thể giới thiệu sơ với các bạn là. Phương pháp Montessori là một loại nuôi dạy con chuyên sâu. Nghĩa là đây là một phương pháp tốn rất nhiều thời gian của cha mẹ. Rất nhiều công sức, tâm trí bỏ vào đó. Vì bạn phải hiểu rõ đứa con của mình, tâm tư, suy nghĩ, khả năng, tình cảm. Nếu bạn là một người xã hội bận rộn thì nó hoàn toàn không phù hợp với bạn.
Montessori là gì?
Câu chuyện bé Carter
Mẹ cậu bé Carter theo dõi LauraLove, một người rất nổi tiếng với 8 triệu follower. Cô ấy hướng dẫn phương pháp dạy con Montessori cho các bậc cha mẹ. Theo phương pháp này, cậu bé Carter sẽ được tự chủ trong việc nấu món ăn mình thích. Mẹ đưa bé một hộp pho mát Riccota. Cậu bé quyết định ngay, cậu sẽ làm món vỏ sò nhồi bông.
Thái độ cậu bé Carter, sự tự chủ, tự tin, hài hước là những đặc điểm nổi bật của phương pháp nuôi dạy con theo phương pháp Montessori.
Dường như có sự chuẩn bị trước, Carter đứng lên bục để với tới bếp lò. Cậu bé nêm gia vị thịt bò, nấu mì ống, trộn nhân và nhồi vỏ. Hành động dù khá vụng về và một số trông rất ngốc nghếch. Món ăn cuối cùng cũng xong, nhìn có vẻ khá ngon.
Điều đáng nói ở đây là cách Carter phản ứng với sai lầm. Cậu bé nói đùa hài hước khi làm rơi một chiếc vỏ nhồi, hay khi tạt trứng vào mình. “Điều đó ổn thôi. Điều đó xảy ra khi bạn nấu ăn”.
Phương pháp nuôi dạy con Montessori
Nếu bạn đến khu nam Sài Gòn Phú Mỹ Hưng, có lẻ bạn chẳng lạ với cái tên Montessori. Một số trường học cho trẻ nhỏ ở đây lấy tên la Montessori. Một số chiếc xe buýt sang trọng chở trẻ em cũng chạy ngang với dòng chữ Montessori.
Montessori là một phương pháp giáo dục trẻ em do bà Maria Montessori sáng lập. Đây là một phương pháp giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm. Nhưng nhãn hiệu này không đăng ký độc quyền. Vì vậy ngày nay có nhiều thứ cũng mang tên Montessori dù không liên quan gì đến hệ thống giáo dục này.
Phương pháp nuôi dạy trẻ Montessori cũng nằm ngoài hệ thống giáo dục Montessori chính thức. Dù không có sự liên kết giữa chúng, nhưng phương pháp nuôi dạy trẻ này vẫn dựa trên nền tảng triết lý của giáo dục Montessori. Một kiểu áp dụng các khái niệm tương tự vào một lĩnh vực mới.
Phương pháp nuôi dạy trẻ Montessori phù hợp với ai
Nhiều bậc cha mẹ có lẻ có hứng thú với phương pháp dạy trẻ này. Các cuộc nói chuyện, tìm hiểu cho thấy. Phương pháp nuôi dạy trẻ Montessori phù hợp với cha mẹ là nội trợ. Một số là những người cân bằng được giữa việc chăm sóc với công việc được trả lương.
Phương pháp này đặc biệt tốn kém công sức, tâm trí của cha mẹ. Mặc dù nó đem lại hiệu quả đáng khát khao. Nhưng do độ khó của nó, sự thất bại cũng là điều thường gặp.
Để con bạn làm mọi việc theo cách của chúng
Dù rằng video nấu ăn của cậu bé Carter cũng có rất nhiều điều xem lại. Rõ ràng đây không phải lần đầu cậu bé vào bếp. Thậm chí mẹ cậu bé cũng có giúp đỡ cậu bé ở một số chổ. Nhưng quan trọng ở tinh thần ham muốn, tự chủ, tự tin của cậu bé.
“Hãy dành thời gian để con bạn làm mọi việc theo cách riêng và tốc độ riêng của mình”.
Trang web nuôi dạy con cái của Hiệp hội Montessori Quốc tế
Bạn hãy chú ý ở câu “cách riêng và tốc độ riêng của mình”. Một ý tưởng hay, nhưng lại không thực tế đối với nhiều cha mẹ. Ít ai có thể kiêng nhẫn đu theo một đứa bé để nó làm theo tốc độ của mình.
Ví dụ: Nicole Kavanaugh là một người sáng tạo ra một blog và podcast nuôi dạy con bằng phương pháp Montessori. Cô ấy kể, cô muốn đổ bột và hộp thiếc, nhưng đứa con muốn ngồi và đánh bông. Việc ngồi chờ đợi một đứa trẻ kết thúc gây khó khăn nhiều điều. Đặc biệt là một cuộc đấu tranh lớn hơn ở mặt tinh thần. Cô đã phải ngồi bó gối để ngăn mình can thiệp vào việc con mình đang làm.
Phương pháp Montessori rất khó khăn
Nếu các bạn tìm đọc về cách nuôi dạy con theo phương pháp Montessori trên mạng xã hội thì bạn cảm thấy nó thật dễ dàng. Nó được mô tả như một đơn thuốc cho cuộc sống gia đình bình dị. Nó sẽ làm cuộc sống gia đình bạn đơn giản hơn. Đứa trẻ sẽ tự lập, chúng thậm chí tự nấu ăn. Các cơn giận dữ sẽ được xoa dịu bằng cuộc trò truyện đồng cảm.
Nhưng thực tế không bao giờ như lý thuyết. Mọi chuyện không đơn giản như vậy. Nếu bạn không phải như bậc cha mẹ có dư giả thời gian cho con. Bạn hãy quên nó đi. Nếu bạn sẵn sàng và có khả năng đầu tư tiền bạc, thời gian, tinh thần vào phương pháp này thì cũng có thể phải thật vọng. Vì nó đòi hỏi ở sự kiên nhẫn, khả năng quan sát và hiểu rõ đứa trẻ.
Căn phòng cuối cùng có thể vẫn hỗn loạn. Và bạn có thể cảm thấy không chắc chắn về nuôi dạy con.
Người sáng lập hệ thống giáo dục Montessori
Chúng ta nói thêm một chút về người sáng lập hệ thống giáo dục Montessori. Đây là khởi nguồn của phương pháp montessori trong việc nuôi dạy trẻ sau này.
Cô nhận thấy giá trị của làm việc nhà và yêu cầu học sinh làm việc nhà như một phần bài học
Hệ thống giáo dục Montessori bắt đầu vào đầu thế kỷ 20 bởi nhà giáo dục người Ý Maria Montessori. Cô giảng rằng trẻ em bẩm sinh có trật tự, tập trung và năng động. Chúng cần được tự do lựa chọn những gì chúng học. Cô tin rằng các trò chơi mang tính giáo dục. Cô lấp đầy các phòng học bằng những thứ mà người khác coi là đồ chơi đơn thuần.
Cô đã tạo ra một ngôi trường với các triết lý đó. Triết lý này vẫn tồn tại trong nhiều trường học mang tên cô.
Simone Davies là tác giả cuốn sách nổi tiếng The Montessori Toddler. Ông phát hiện ra phương pháp này 20 năm trước, lúc các trường Montessori đã bắt đầu phát triển rộng rãi ở Mỹ. Tuy nhiên ông không tìm thấy được bất kỳ quyển sách nào giải thích cách nuôi dạy con ở nhà theo triết lý này. Và đó là lý do tại sao cuốn sách nổi tiếng của ông ra đời.
Sự ươm mầm phương pháp nuôi dạy con Montessori
Phương pháp nuôi dạy con Montessori nhanh chóng thành công và phổ biến. Ngoài việc phương pháp này gắn kết với một thương hiệu giáo dục uy tín, thì các nền tảng như Instagram, YouTube đã trở thành nơi ươm mầm cho phương pháp này. Các nền tảng đó có thể mang lại sự trực quan, tính thẩm mỹ nổi bật.
Hãy nhìn các phòng chơi có xu hướng sạch sẽ và tối giản. Nhìn bé 2 tuổi thái rau mê mẫn. Những hình ảnh đó thật ấn tượng.
Montessori ngày nay ít mối liên hệ với triết lý ban đầu
Phần lớn những gì được gọi là Montessori ngày nay rất có ít mối liên hệ ý nghĩa với triết lý ban đầu.
Ngày nay các bạn có thể bắt gặp rất nhiều thứ mang tên Montessori. Món đồ chơi tam giác Pikler còn được gọi là Montessori Climber. Món đồ chơi này có giá tới 299 USD. Một cái bảng gỗ cũng có thể mang tên này. Mọi người sẽ nhầm lẫn Montessori như là một tên gọi món đồ chứ không phải là một phương pháp sư phạm nuôi dạy trẻ.
Bởi vì tên này chưa bao giờ được đăng ký nhãn hiệu. Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng nó. Hiệp hội Montessori Internationale do Maria đồng sáng lập với con trai bà. Nó cung cấp chứng chỉ cho các trường học và giáo viên. Nhưng không có sự bắt buộc về điều đó.
Ba đặc điểm cốt lõi của phương pháp Montessori
Triết lý nuôi dạy con thực tế được phỏng theo các nguyên tắc giáo dục của Maria. Về cốt lõi, việc nuôi dạy con theo phương pháp Montessori có ba đặc điểm chính.
Tương tác nhẹ nhàng và tôn trọng trẻ em
Ở đây, các bậc cha mẹ vừa là phụ huynh, vừa là người bạn. Bạn cần là người thấu hiểu, chia sẻ tình cảm với trẻ. Tôn trọng cảm xúc, suy nghĩ của trẻ. Sự giao tiếp với trẻ cần nhẹ nhàng, tránh việc nạt nộ, quát tháo mang theo cảm xúc tiêu cực.
Một không gian vui chơi phù hợp trẻ em
Trẻ em cần khu vực vui chơi rộng rãi phù hợp. Các đồ vật thiết kết vừa với trẻ. Tất cả đều nằm trong tầm tay trẻ.
Tạo điều kiện cho các hoạt động chuyên biệt của trẻ
Bạn cần tôn trọng sở thích của trẻ. Có đứa trẻ thích nấu ăn thì bạn nên tạo điều kiện cho bé nấu ăn. Có bạn thích chụp ảnh, hay thiết kế dựng phim. Quan trọng là cha mẹ cần tìm hiểu sở thích của con và hướng dẫn tạo điều kiện cho trẻ.
Những câu chuyện thành công tuyệt vời từ cha mẹ
Có vẻ như tôi đang nói về một thế giới thần tiên kỳ diệu mà các bậc cha mẹ chỉ có thể mơ ước. Nhưng xứ sở thần tiên này là có thật và nó được gọi là Montessori
Các lời hứa theo phương pháp nuôi dạy con Montessori rất cao. Cuốn sách the Montessori Toddler khẳng định rằng bạn sẽ không cần phải trừng phạt con mình nếu bạn chỉ học cách nuôi dưỡng sự hợp tác với chúng.
Các trang mạng xã hội giới thiệu phương pháp này đều kể về sự thành công.
Một phụ huynh khẳng định trên tạp chí Hiệp hội Montessori Hoa kỳ số ra năm 2014. Cặp song sinh 3 tuổi của cô thường xuyên nấu các món ăn như trứng bác, bánh quy, tôm bơ và cơm chiên cho cả gia đình. Rồi chúng còn dọn dẹp sau đó.
Sự thất bại trong áp dụng Montessori
Dù vậy, các bạn cần chuẩn bị tâm lý rằng, nhiều bậc cha mẹ là thất bại trong áp dụng Montessori. Dù rằng họ sẵn sàng về mặt tinh thần, thời gian và tiền bạc. Tôi nhắc lại, quan trọng nhất là mặt thời gian và tinh thần. Bậc cha mẹ cần có 2 điều đó.
Lý do
Nhiều bậc cha mẹ đã tìm hiểu và muốn ứng dụng phương pháp này cho con. Họ cũng không hoàn toàn bị cuốn hút vào những lời hứa về sự thành công. Nhưng rồi họ vẫn không tránh khỏi sự thất vọng vì thất bại.
Montessori có một nguyên tắc tùy chỉnh nhưng không thể bác bỏ:
Theo dõi trẻ
Nó nghĩa là bạn phải luôn theo con, nắm bắt được suy nghĩ, ham muốn, sở thích của con. Và hãy phản ứng nhanh với con bạn. Nếu bạn không thành công trong việc đó, không hiểu con mình. Con sẽ không thích hoạt động mà bạn dùng hàng giờ để vạch ra. Bạn thất bại.
Câu chuyện của bà mẹ Sara Srinivasan
Khi Sara Srinivasan, một bà mẹ ba con ở khu vực Detroit, có đứa con đầu lòng. Cô biết mình muốn nuôi dạy con theo phương pháp Montessori. Cô biết một số người lớn rất ấn tượng đã từng theo học tại các trường Montessori. Vì vậy, Srinivasan đã đọc các nguyên tắc nuôi dạy con. Cô đã tạo ra các PowerPoint trình bày các hoạt động khác nhau được Montessori phê duyệt tương ứng như thế nào với các cột mốc phát triển của trẻ. Sau đó, cô thu thập những vật liệu cần thiết để thực hiện các hoạt động này: một hộp đựng đồ vật cố định , một loạt điện thoại di động thủ công, v.v. Tổng cộng, Srinivasan ước tính rằng cô dành ít nhất 4 đến 5 giờ mỗi tuần để thực hiện những hoạt động này.
Trường hợp của cô Srinivasan không phải ngoại lệ. Các bậc cha mẹ trung bình ngày nay dành nhiều thời giờ hơn cho con cái so với cách đây vài thập kỷ. Ngay cả khi ngày càng có nhiều bà mẹ gia nhập lực lượng lao động. Xu hướng này xuất hiện vào khoảng giữa đến cuối thể kỷ 20, được gọi là nuôi dạy con cái chuyên sâu. Đây là một công việc tốn kém, vất vả và hoàn toàn tập trung vào nhu cầu của trẻ.
Xem thêm bài: Dạy làm cha mẹ
Montessori đòi hỏi quá nhiều sức lực, nhiều người chăm sóc
Triết lý giáo dục trẻ này đòi hỏi quá nhiều sức lực.
Hãy nhấn mạnh vào cuộc sống thực tế. Theo thuật ngữ thông thường nghĩa hãy để làm việc nhà cùng bạn, hãy dạy chúng kỹ năng sống. Đây thực ra không phải là một ý tưởng cách mạng. Các gia đình Việt Nam ngày xưa, và một phần ngày nay các trẻ phải phụ việc nhà. Nhưng thực hiện theo phương pháp Montessori có thể rất khó khăn.
Ví dụ, phần của Montessori Toddler về việc chuẩn bị nhà bếp cho trẻ có rất nhiều danh sách các vật liệu phù hợp với kích cỡ trẻ nên mua. Rồi công việc nhà phải được sắp xếp đẹp mắt, hấp dẫn, lôi cuốn. Cuốn sách khuyến nghị, cuối cùng khi thực hiện nhiệm vụ, cha mẹ nên chuẩn bị sẵn vật liệu lau chuồi để lau sạch mọi sai sót.
Lời hứa là tất cả những điều này sẽ đem lại hồi báo là tiết kiệm thời gian về lâu dài. Nhưng bạn nghe có vẻ xa vời rồi đó. Biến những công việc nhà nhàm chán trở nên hấp dẫn, đặc biệt đối với những đứa trẻ có khả năng tập trung ngắn?
Đòi hỏi phải chấp nhận sai lầm của trẻ
Việc sai lầm của trẻ là điều đương nhiên khi chúng có quá nhiều điều không biết về thế giới này. Chúng sẽ học rằng cầm chén không chắn chắn sẽ rớt chén. Ly thủy tinh rất dễ bể, và bể thì rất nguy hiểm. Điện rất nguy hiểm, chúng có thể nghịch với ổ điện.
Phương pháp Montessori muốn các cha mẹ chấp nhận sai lầm của trẻ như là một điều cần thiết. Không nên la rầy giận dữ với trẻ khi trẻ phạm sai lầm. Bạn nên giải thích cho trẻ mối nguy cơ.
Hãy buông bỏ cảm xúc của riêng bạn. Nhưng làm sao cha mẹ có thể tôn trọng cảm xúc của đứa trẻ nếu không tôn trọng cảm xúc của chính họ.
Phương pháp này thậm chí nâng lên một tầm cao mới. Khi khuyến nghị cha mẹ để trẻ phạm sai lầm như sử dụng đồ thủy tinh. Khi chứng kiến đồ thủy tinh vỡ vì đánh rơi sẽ có tác dụng dạy trẻ về hậu quả của hành động của chúng. Nhưng nhiều cha mẹ đã không thể buông bỏ cảm xúc của họ để thực hiện điều này.
Tôi cũng đã áp dụng biện pháp này cho con mình. Tôi không thể nào giải thích mối nguy hiểm chết người của điện cho con. Nếu chỉ nói suông rằng, con đừng chơi ổ điện, chỉ càng khiến chúng tò mò. Cho nên tôi lấy cây vợt điện đập muỗi cho chạm vào con. Dòng điện tuy nhẹ, nhưng cũng đủ gây đau và khiến đứa bé hiểu sự đáng sợ của điện. Chúng sẽ khắc sâu, nhớ lâu bài học về điện.
Tôn trọng ham muốn, sở thích của trẻ
Vào thời điểm Srinivasan có đứa con thứ hai và thứ ba, cách nuôi dạy con cái của cô đã thay đổi. Với sự chú ý bị chia rẽ nhiều hơn. Cô không cảm thấy có thể tổ chức bài bản nữa. Vì vậy, cô đã từ bỏ chương trình Montessori nghiêm túc dành cho đứa con đầu lòng của mình. Cô nhận thấy đứa con thứ hai của mình rất háo hức chơi với anh trai. Đứa con thứ ba của cô muốn giúp đỡ việc nhà nên cô đã để chúng làm vậy. Cô ấy vẫn sử dụng một số vật liệu tương tự và cô ấy vẫn cảm thấy mình như một phụ huynh Montessori.
Srinivasan cho rằng mình đã tạo ra một chế độ chăm sóc tận tâm cho đứa con đầu lòng. Cô đã không tin tưởng vào bản thân mình. Tuy nhiên, như Srinivasan đã học được, sự hoàn hảo không phải lúc nào cũng có thể đạt được.
Tôn trọng cảm xúc của trẻ
Phần lớn người lớn chúng ta không tôn trọng cảm xúc của người khác, chứ đừng nói đến tôn trọng cảm xúc một đứa trẻ. Chúng ta cố gắng cho một sự tranh đấu hơn.
Tôn trọng cảm xúc của đứa trẻ là sự cố gắng hiểu được tâm tình của đứa bé. Tại sao đứa bé cáu giận, hay buồn bã. Tại sao nó to tiếng cãi lại hay tỏ ra sợ hãi. Thay vì bạn trấn áp đứa bé, bạn cần là một người thông tình đạt lý để giải quyết vấn đề.
Montessori nổi bật ở mức độ nghiêm túc với trẻ em
Phương pháp Montessori rất nghiêm túc với trẻ em. Đặt trẻ em làm trung tâm. Vật dụng treo ngang tầm mắt trẻ trong phòng riêng của chúng. Lấy sự vui chơi của trẻ làm trung tâm cho giáo dục. Việc nuôi dạy trẻ khuyến khích trẻ thể hiện bản thân. Từ đó tăng thêm sự tự tin ở con trẻ, và các cha mẹ có thể hiểu con hơn.
Montessori sẽ đem việc nuôi dạy trẻ vào trật tự. Dù rằng nhiều thất bại, nhưng triết lý này giúp ba mẹ có điểm tựa để tự đứng vững trong khó khăn.