Home » Bạn có biết? » Tác hại của long não
long não
Long não là một chất rắn kết tinh màu trắng hay trong suốt giống như sáp với mùi thơm hăng mạnh đặc trưng. Long não tự nhiên được chiết xuất từ cây long não (Cinnamonum camphora). Long não tự nhiên có nhiều dược tính và được sử dụng nhiều trong y khoa. Tuy nhiên, viên long não mà chúng ta hay dùng để xua đuổi côn trùng hiện nay thì lại là chất hoá học được tổng hợp từ Naphthalene hoặc Diclobenzen. Cả hai loại đều được chưng cất từ nhựa than đá. So với loại tổng hợp từ Naphthalene thì loại tổng hợp từ Diclobenzen ít độc hại hơn. Nhưng chi phí sản xuất cao hơn nên ít phổ biến hơn.

Long não Naphthalene là một hydrocacbon đa vòng rắn, màu trắng, dễ bay hơi, có mùi mạnh của băng phiến. Naphthalene thu được từ nhựa than đá hoặc chưng cất dầu mỏ. Chúng được sử dụng chủ yếu để sản xuất anhydrit phthalic. Cũng như được sử dụng trong thuốc chống sâu bướm. Tiếp xúc với naphthalene có liên quan đến thiếu máu tán huyết, tổn thương gan và hệ thần kinh, đục thủy tinh thể và xuất huyết võng mạc. Naphthalene được dự đoán một cách hợp lý là chất gây ung thư ở người và có thể liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển ung thư thanh quản và đại trực tràng. Tác hại của long não sẽ được trình bày chi tiết dưới đây.

Trong phạm vi bài viết này, chúng ta đề cập đến long não là nói đến loại công nghiệp dạng viên thường thấy trên thị trường. Nhằm phân biệt với loại tự nhiên được xuất từ cây Cinnamomum camphors.

Nội dung:

Long não trong tiếng Anh

Long não dịch sang tiếng anh là Camphor. Camphor là tên của một loài cây, trong tiếng việt gọi là cây Long não. Cây này rất cao lớn, và chứa nhiều tinh dầu được chiết xuất làm long não. Tên khoa học đầy đủ của cây này là Cinnamomum camphors.

Tuy vậy, các bạn đừng nhầm lẫn với long não chúng ta thường thấy ở trên thị trường. Những viên đầy màu sắc, mùi thơm rất nồng. Loại này mặc dù được gọi cùng tên nhưng là một sản phẩm tổng hợp công nghiệp. Nó chiết xuất từ nhựa than đá hoặc trong chưng cất dầu mỏ. Và một điểm nhấn mạnh ở đây là nó cực kỳ độc hại. Thường chúng ta gọi loại này là băng phiến hoặc Naphthalene.

Còn tinh dầu long não được chiết xuất từ cây Cinnamomum camphors có tên tiếng anh là Camphor Essential Oil.

Long não là gì?

Long não là chất hóa học tổng hợp thu được từ nhựa than đá hoặc chưng cất dầu mỏ. Loại Naphthalene là loại phổ biến hiện này, độc tính cao hơn. Nhưng giá thành rẻ hơn. Còn loại còn lại là Diclobenzen dù ít độc hơn, giá thành lại cao hơn nên ít được sản xuất.

Naphathalene có công thức hóa học C10H8.

Đây là một loại chất rắn kết tinh màu trắng, dễ bay hơi, mùi than đá mạnh. Chất rắn nặng hơn nước và không tan trong nước. Dễ gây bỏng, nhưng có thể khó bắt lửa. Ở dạng nóng chảy nó rất nóng. Tuyệt đối tránh tiếp xúc trực tiếp với da.

Naphthalene có thể chuyển từ dạng thể rắn sang dạng thể khí ở nhiệt độ thường. Hơi do Naphthalene thải ra rất độc hại và có mùi hắc đặc trưng. Nó được sử dụng làm thuốc chống sâu bướm, thuốc xông khói, chất bôi trơn, và để tạo ra các hóa chất khác, và cho nhiều mục đích sử dụng. Ở Việt Nam, Naphthalene thường được dùng để xua đuổi côn trùng, bảo vệ quần áo khỏi bị cắn phá.

Naphthalene bị cấm ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt nam, loại long não này được ép thành những viên nhỏ màu trắng. Kích thước đường kính từ 2-3cm. Chúng có thể được trộn thêm với màu để nhìn xinh đẹp hơn và được bày bán tại các cửa hàng, siêu thị.

Long não còn gọi là gì?

Những viên long não công nghiệp trên thị trường thường là loại Naphthalene. Do loại Diclobenzen mắc tiền hơn nên chủ yếu chúng ta gặp loại Naphthalene.

Loại long não công nghiệp này còn được gọi là băng phiến hay Naphthalene, Naphthalin, hắc ín trắng. Tên thường dùng nhất là long não. Nhưng chúng ta đừng nhầm lẫn chúng với loại tự nhiên chiết xuất từ cây Camphora.

Long não có độc không?

Đến lúc này chúng ta đều đã rõ long não có độc hay không. Vấn đề là tác hại của long não đến mức nào? Chúng ta sẽ cùng nhìn nhận sâu hơn.

Tác hại của long não gây ngộ độc

Long não là chế phẩm nguy hại cho sức khoẻ con người đặc biệt là với trẻ nhỏ. Tác hại của long não có liên quan đến tình trạng suy hô hấp, đau đầu và buồn nôn. Khi nuốt nhầm hoặc hít quá nhiều hơi Naphthalene trong môi trường thiếu khí trời sẽ gây ngộ độc.

Đặc biệt nếu mặc quần áo vừa lấy ra khỏi tủ nặng mùi khí Naphthalene. Mùi trên quần áo có thể gây ngộ độc. Ta nên rủ quần áo cho sạch mùi, sau một thời rồi mới mặc.

Các mức ngộ độc có thể từ nhẹ đến nặng và gây tử vong. Đối với trường hợp ngộ độc cấp có các triệu chứng buồn nôn, đau đầu, tiêu chảy, co giật, hôn mê. Nước tiểu vàng sậm. Hồng cầu có thể bị vỡ gây thiếu máu. Gan hoại tử, tổn hại thần kinh.

Ngộ độc mãn nhẹ hơn với các biểu hiện. Tiêu chảy kéo dài, viêm mũi, vàng da, suy yếu thị lực. Nếu tình trạng ngộ độc do hít long não kéo dài có thể dẫn đến tổn thương não bộ. Suy yếu các chức năng thần kinh. Tổn thương nội tạng, đặc biệt là gan, thận.

Tác hại của long não gây ung thư

Một số các thử nghiệm trên chuột cho thấy. Khi tiếp xúc với hơi Naphthalene với nồng độ 30ppm liên tục 6 giờ/ngày, 5 ngày/tuần trong hai năm, naphthalene tác động mạnh đến sự phát triển các khối u phổi, mũi, dạ dày. Đặc biệt với chuột cái (89% các trường hợp). Điều đó chứng minh tác hại của long não Naphthalane gây bệnh ung thư.

Tiếp xúc với lượng lớn khí naphthalene, ở trẻ nhỏ sẽ xuất hiện tình trạng thiếu máu.

Tác hại của Naphthalene

Naphthalene là một hidrocacbon thơm bao gồm hai vòng benzen hợp nhất. Nó có đặc điểm cấu trúc của các loại tinh dầu của nhiều loài thực vật, ví dụ: Mộc Lan.

Nó có vai trò như một thành phần dầu dễ bay hơi, chất chuyển hóa thực vật, chất gây ô nhiễm môi trường, chất gây ung thư, chất chuyển hóa.

Naphthalene được sử dụng trong sản xuất anhydrit phthalic. Tác hại của Naphthalene thể hiện khi phơi nhiễm cấp tính (ngắn hạn) của con người với naphthalene do hít phải, nuốt phải và tiếp xúc với da có liên quan đến thiếu máu tán huyết, tổn thương gan và tổn thương thần kinh. Đục thủy tinh thể cũng đã được báo cáo ở những công nhân tiếp xúc trực tiếp với naphthalene do hít phải và nuốt phải.

Phơi nhiễm mãn tính (dài hạn) của công nhân và động vật gặm nhấm với naphthalene đã được báo cáo là gây đục thủy tinh thể và tổn thương võng mạc. Thiếu máu tán huyết đã được báo cáo ở trẻ sơ sinh được sinh ra từ những bà mẹ \hít phải và nuốt phải naphthalene trong khi mang thai. EPA đã phân loại naphthalene là một nhóm C, có thể gây ung thư cho con người.

Long não đuổi chuột, đuổi kiến, đuổi rắn, diệt gián

Do độc và mùi nồng, nên long não được sử dụng để xua đuổi chuột, đuổi kiến, đuổi rắn, diệt gián. Người dân dùng nhiều ở các tủ quần áo. Và nhiều người do không ý thức được tính độc hại của chúng. Nên khá thích thú với mùi thơm của chúng.

Trong trường hợp bảo quản quần áo khỏi côn trùng. Khuyến nghị các bạn nên dùng tinh dầu long não tự nhiên được chiết xuất từ cây rã hương. Đây là một loại dược liệu tự nhiên, được dùng nhiều trong y học.

Dưới đây là các cách sử dụng long não để đuổi chuột, đuổi kiến, đuổi rắn, diệt gián.

Sử dụng trực tiếp

Naphthalene có mùi nồng cay và độc. Nên thường côn trùng sâu bỏ, chuột người thấy mùi này chúng sẽ tự bỏ đi.

Với cách dùng trực tiếp, bạn dùng một túi lưới để cất khoảng 2 viên long não. Rồi đặt ở nơi bạn xác định là có nhiều chuột, gián, muỗi, kiến, côn trùng cần xua đuổi.

Thậm chí hiệu quả hơn bằng cách nghiên nát băng phiến và rắc quanh khu vực cần xua đuổi. Cách này bạn cần để ý đến tính an toàn. Sẽ có rủi ro nếu nhà có thú nuôi hay trẻ nhỏ.

Sử dụng kết hợp với bạc hà

Trong một số trường hợp, cách sử dụng trực tiếp ở trên lại không hiệu quả. Có thể lúc này bạn cần kết hợp long não với bạc hà để đuổi chuột, đuổi kiến, diệt gián. Công thức là 10 giọt tinh dầu bạc hà trộn với bằng phiến nghiền nhỏ. Rắc đều chúng ở khu vực cần xua đuổi.

Cũng như vậy, phương pháp tán bột, rắc đều này cần rất cẩn trọng nếu nhà có trẻ em hay thú nuôi. Sự tiếp xúc trực tiếp với da cũng rất gây hại. Nên cần đeo khăn tay khi thao tác.

Sử dụng kết hợp giấm loãng

Ngoài cách dùng kết hợp với bạc hà thì giấm cũng là một loại nguyên liệu mà côn trùng rất không ưa thích.

Lần này, chúng ta lại trộn bột long não với giấm để tạo thành một dung dịch. Xịt dung dịch này vào các nơi cần xua đuổi chuột, kiến, gián, côn trùng.

Phương pháp này được cho là ít độc nhất so với 2 phương pháp trên. Bạn có thể cân nhắc chọn lựa.

Cách sử dụng long não

Chúng tôi đề nghị không nên dùng viên long não tổng hợp bởi tính nguy hại của nó. Thay vào đó bạn nên dùng tinh dầu long não hoặc các sản phẩm tự nhiên khác. Trong trường hợp gia đình các bạn vẫn dùng thì nên tuân thủ các lưu ý sau:

  • Không để ở những nơi vị trí vật nuôi dễ gặm, cắn
  • Tránh xa tầm tay, và những vị trí trẻ em có thể với tới
  • Không đặt ở trong phòng kín hay kém thông thoáng
  • Không dùng để bảo vệ các loại vải được dệt tổng hợp khỏi côn trùng. Như sợi Acrylich, sợi Nilong, sợi Peclong. Các loại vải này sẽ giãn, mục, rách khi nhiễm khí long não
  • Chỉ sử dụng với các loại vải dệt từ thiên nhiên dệt từ bông, gai, lông, tơ tằm
  • Đồ may kim tuyến hoặc tơ lụa sáng màu sẽ bị ngã màu vàng khi nhiễm khí long não.
  • Không được để tiếp xúc trực tiếp với vải
  • Khí long não là khí nặng và chìm xuống. Vì vậy nên để ở vị trí trên cao.
  • Đồ nhiễm khí Naphthalene cần được giũ sạch mùi mới được mặc.

Khuyến nghị

Hiện nay, viên long não tổng hợp từ Naphthalene vẫn được sử dụng ở các nước đang phát triển do rẻ tiền, dễ sản xuất. Ở Mỹ và châu Âu, hầu như đã không còn được sử dụng do độc tính cao. Riêng tại Việt Nam. Chất naphthalene đã bị Bộ Y tế cấm sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, diệt côn trùng từ năm 2008. Vì vậy, bất cứ sản phẩm nào có sử dụng naphthalene đều không được phép đăng ký lưu hành ở Việt Nam.

Tuy nhiên, hiện trạng là chúng vẫn được bày bán. Không chỉ ở các cửa hàng tạp hóa mà còn ở cả các siêu thị lớn.

Về cơ bản, các chất diệt côn trùng đều không nên sử dụng nhất là trong phạm vi nhà ở. Trong trường hợp có nhiều côn trùng cần xử lý thì phải sơ tán khỏi khu vực. Xịt thuốc diệt côn trùng. Sau khi xịt nên đợi theo thời gian chỉ định trong hướng dẫn sử dụng. Làm thoáng phòng ốc bằng cách mở cửa và quạt rồi mới quay lại sinh hoạt.

Long não tổng hợp từ naphthalene nguy hại đến sức khỏe con người. Đã bị Bộ Y tế cấm sử dụng. Nhưng vì sao vẫn được bày bán tràn lan? Câu hỏi của người tiêu dùng đang đợi các cơ quan chức năng làm sáng tỏ.

Trong lúc đó, mọi người hãy tập thói quen đọc thành phần của sản phẩm và tự bảo vệ mình và gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Comment moderation is enabled. Your comment may take some time to appear.

facebook
twitter