Mối quan hệ giữa Mỹ và Ả Rập Saudi là một mối quan hệ cực kỳ đặc biệt. Nó gần như tình anh em thủ túc vậy. Nhưng nó không thực sự là anh em. Tôi muốn nói về sự gắn kết quyền lợi chặt chẻ của họ. Nếu bạn đã hiểu về Petro Đô la thì hiểu Ả Rập Saudi là nền móng của đồng Petrodollar. Năm 1973, Mỹ và Ả Rập Saudi đã ký kết một thỏa thuận dẫn đến sự ra đời của hệ thống tiền tệ bây giờ. Vì vậy vụ án Ả Rập Saudi có tham gia vụ 11/9 hay không sẽ có thể dẫn đến rất nhiều hệ lụy. Hệ lụy này cả hai bên đều khó chấp nhận được.
Xem phần I Liệu có sự tham gia của Ả Rập Saudi trong vụ 11/9?
Các luật sư đại diện cho Ả Rập Saudi phản đối và bác bỏ hoàn toàn các cáo buộc cũng như các bằng chứng được đưa ra bởi nguyên đơn dựa trên nhiều cơ sở kỹ thuật, quyền tài phán và thực tế.
Ả Rập Saudi phủ nhận các quan chức chỉ đạo hỗ trợ những kẻ không tặc hoặc đồng lõa. Họ cũng phủ nhận Thumairy và Bayoumi liên quan thánh chiến.
Giải thích của Ả Rập Saudi về các video
Ả Rập Saudi cho rằng. Đoạn phim về Capitol không gì khác hơn là một bộ phim gia đình điển hình của một khách du lịch nhiệt tình. Đoạn video ở San Diego quay bữa tiệc của Bayoumi được cho là mô tả một cuộc tụ tập của những người đến nhà thờ Hồi giáo vì mục đích nào đó. Nó không liên quan đến sự hiện diện của hai kẻ khủng bố al-Qaeda mới đến. Nếu tòa án bác bỏ đề nghị bác bỏ của Saudi trong những tháng tới. Chúng ta sẽ biết quan điểm của ai về bằng chứng thuyết phục hơn.
Mỹ sẽ đánh Ả Rập Saudi nếu phát hiện sự liên quan
Sau ngày 11/9, tổng thống Mỹ Bush từng cho rằng, có sự tồn tại một nhà nước phía sau al-Qaeda. Và họ đã đánh Iraq ngay lập tức sau đó bất chấp lời phủ nhận hay bằng chứng.
Một câu hỏi là liệu Mỹ sẽ đánh Ả Rập Saudi nếu họ xác định là Ả Rập Saudi đứng đằng sau vụ 11/9 chứ?
Câu trả lời chắc chắn cho các bạn đây. Chắc chắn là không.
Bởi những tính bí ẩn của vụ 11/9, và tính gắn kết môi hở răng lạnh của Mỹ và Ả Rập Saudi. Nên chúng ta hầu như chắc chắn phủ định khả năng này.
Thêm một yếu tố khiến Mỹ sẽ không đánh Ả Rập Saudi nữa. Đó là Ả Rập Saudi của năm 2001 về trước không còn tồn tại nữa. Chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan lan tràn khắp các thể chế trung ương của nhà nước Saudi dường như bị xua đuổi phần lớn. Họ đã có những cải cách sâu rộng trong thể chế. Loại bỏ sự khống chế mạnh mẽ của Hồi Giáo trong chính phủ. Họ cũng hợp tác mạnh hơn với người Mỹ để chống lại Hồi Giáo cực đoan.
Mỹ luôn nghi ngờ Ả Rập Saudi
Dù vậy đi nữa, người Mỹ luôn có một sự nghi ngờ dành cho Ả Rập Saudi.
Tính hợp pháp của gia đình cầm quyền gắn liền với giới tăng lữ
Nói về nguyên nhân, ta nên nói về lịch sử trước đó một chút. Vào thời điểm al-Qaeda nổi lên như một tổ chức khủng bố chính thức vào những năm 1990. Cơ sở tôn giáo của Ả Rập Saudi đã nắm giữ quyền lực to lớn. Kiểm soát ngành tư pháp, Bộ Hồi Giáo, một loạt các tổ chức lớn như Quỹ al-Haramain, Liên đoàn Thế giới Hồi giáo (MWL) và Đại hội Thanh niên Hồi giáo Thế giới (WAMY) và các tổ chức phi chính phủ được tài trợ tốt khác.
Tính hợp pháp của gia đình cầm quyền gắn liền với giới tăng lữ Wahhabi kể từ Muhammad ibn Saud, tộc trưởng của hoàng gia và nhà cải cách tôn giáo Muhammad. ibn Abd al-Wahhab tham gia vào một liên minh vào năm 1744 nhằm chinh phục Bán đảo Ả Rập.
Các tổ chức Hồi Giáo
MWL, WAMY và các tổ chức từ thiện tôn giáo khác được thành lập với mục đích truyền bá đức tin. Cơ sở giáo sĩ Wahhabi có quan niệm chặt chẽ về cách điều hành xã hội Ả Rập Xê Út. Họ tin rằng người Hồi giáo trên toàn thế giới phải tuân theo các quy tắc của Wahhabi. Nhưng họ không có khuynh hướng tuyên chiến để truyền bá chủ nghĩa Wahhabi. Hiệp ước giữa các giáo sĩ Wahhabi hình thành các vấn đề về quản trị quốc gia được giao cho nhà Saud.
Khởi nguồn sự thay đổi cực đoan của Hồi Giáo tại Ả Rập Xê Út
Năm 1981, chính phủ Ai Cập tiến hành chống lại những người Hồi Giáo cực đoan ám sát tổng thống Anwar al-Sadat. Chiến dịch đó trấn áp tổ chức Anh Em Hồi Giáo. Nỗ lực đó vẫn kéo dài cho đến ngày nay. Nhiều người đã trốn sang Ả Rập Saudi. Họ lẩn vào các trường đại học tôn giáo nắm giữ các vị trí giảng dạy. Hoặc làm việc trong các bộ máy tôn giáo quan liêu. Kết quả, một khuôn khổ ý thức hệ kết hợp học thuyết Wahhabi với hoạt động tổ chức Anh Em Hồi Giáo ra đời.
Niềm khao khát thánh chiến trong giới trẻ Ả Rập Saudi được hun đút từ các câu chuyện ly kỳ về cuộc chiến ở Afghanistan chống Liên Xô. Các cuộc chiến như một niềm vui, vinh quang, đầy thần thánh.
Dưới sức ép của giới tôn giáo, chế độ quân chủ cho phép thành lập một bộ phụ trách các vấn đề tôn giáo. Những người cấp tiến sớm tiếp cận được ngân sách khổng lồ của Bộ. Ngân sách này vốn là sự trộn lẫn giữa tiền công và tư nhân một cách hỗn loạn. Từ đó các nhân viên của Bộ Hồi Giáo có thể ra nước ngoài dưới vỏ bọc ngoại giao. Tất nhiên kể cả Hoa Kỳ là điểm đến trọng tâm trong đó.
Quan điểm chống Mỹ của Osama Bin Laden được ủng hộ tại Ả Rập Saudi
Khôi phục vương quốc Hồi giáo trở lại sự vĩ đại lịch sử của nó đòi hỏi phải tấn công Hoa Kỳ ngay trên lãnh thổ của Hoa Kỳ
Quan điểm Osama Bin Laden cho rằng. Thế giới đang bị bao vây bởi một cuộc đấu tranh vũ trụ giữa người có đức tin và những kẻ ngoại đạo. Hoa Kỳ là một quốc gia ngoại đạo dẫn đầu. Người Hồi Giáo chân chính có nhiệm vụ chống lại kẻ ngoại đạo. Và người Hồi Giáo phải thực hiện một nhiệm vụ tấn công Hoa Kỳ, khôi phục vương quốc Hồi Giáo.
Từ giữa những năm 1990, Bộ Hồi Giáo của Ả Rập Saudi ngày càng có nhiều người theo quan điểm này. Họ cho rằng. Chỉ bằng bạo lực, Hoa Kỳ mới có thể buộc chấm dứt gây khó khăn cho thế giới Hồi Giáo. Phải giải phóng các khống chế của Mỹ tại Ai Cập, Syria, Iraq thì các chính phủ Hồi Giáo mới khôi phục.
Đó là ý tưởng cơ bản của vụ tấn công 11/9.
Mỹ đã sớm biết các bất ổn từ Hồi Giáo Ả Rập Xê Út
Cũng trong những năm 1990, Mỹ đã sớm biết các hỗn loạn nguy hiểm trong xã hội Hồi Giáo tại Ả Rập Saudi. Họ theo các hoạt động của các cơ sở tôn giáo Ả Rập Saudi. Đặc biệt ở Pakistan, Afghanistan, Bosnia.
Khi một thập kỷ trôi qua, các tổ chức tôn giáo như vậy, bao gồm Al-Hramain, dính liếu đến vụ đánh bom đại sứ quán ở Đông Phi. Vụ này khiến 224 người thiệt mạng, gần 5.000 người bị thương. Và phá hủy các cơ sở ngoại giao của Hoa Kỳ ở Nairobi và Dar es Salaam.
Nhiều nhân viên từ Nhà Trắng, Bộ Ngoại Giao Mỹ đến thăm Riyadh để yêu cầu quản lý tốt hơn các tổ chức tôn giáo. Thông thường, các cuộc gặp không đem lại kết quả gì. Nó thường đặt sau các vấn đề quan trọng khác trong chương trình nghị sự song phương. Như vấn đề Iran, hòa bình Trung Đông, giảm giá năng lượng ….
Tại sao chế độ quân chủ Ả Rập Xê Út không phản ứng
Chế độ quân chủ tại Ả Rập Saudi, hoàng gia hoàn toàn biết rõ những gì chúng ta vừa thảo luận bên trên. Mỹ là đối tác giao dịch mạnh nhất của hoàng gia nhà Saud. Nhưng tại sao họ lại để các tư tưởng cực đoan tiến triển như vậy? Tại sao họ để Bộ Hồi Giáo bị nắm quyền bởi những người cấp tiến?
Phải tìm hiểu kỹ hoạt động thường ngày của họ. Khi kho lưu trữ hoàng gia được mở. Các cuộc thảo luận nội bộ được phơi bày thì chúng ta có thể hiểu rõ ràng. Nhưng một điều có thể thấy được. Đó là nhà Saud không thực sự nắm toàn quyền. Chế độ quyền lực của họ bị chia sẻ. Nhà Saud cai trị nhưng không cai trị.
Và điều này kéo dài cho đến khi Mohammed bin Salman lên trị vì. Một sự thay đổi sâu rộng trong cơ chế quyền lực Hồi Giáo đã xảy ra.