Home » Kinh tế - Xã hội » Petrodollar là gì? ( Đồng đô la dầu mỏ )
PetroDollar - Đồng đô la dầu mỏ
Petrodollar chính là đang nói tới bản chất của đồng đô la Mỹ hiện tại. Một đồng tiền tệ có giá trị đứng vững trên nền tảng dầu mỏ. Đô la Mỹ và dầu mỏ gắn kết sinh tồn với nhau. Nếu tách mối liên kết này ra, đồng đô la Mỹ hiện tại sẽ sụp đổ. Không những thế mà cả hệ thống tiền tệ hiện tại dựa trên nền tảng đô la dầu mỏ này cũng sụp đổ. Một cơn đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 chắc chắn sẽ tái hiện.

Petrodollar hay còn gọi là đồng đô la dầu mỏ là một ám chỉ đến đồng đô la Mỹ hiện tại. Đồng đô la Mỹ hiện tại có sự gắn kết chặt chẽ mang tính sinh tồn với dầu mỏ. Vì vậy người ta mới gọi đồng đô la Mỹ một tên gọi khác để phản ánh bản chất của nó. Petrodollar!

Nội dung:

Petrodollar là gì?

Bản chất Petrodollar

Có một số cách giải thích sai lệch bản chất từ Petrodollar, hay còn gọi là đô la dầu mỏ này. Họ giải thích như sau: Petrodollar là đồng tiền đô la Mỹ thu được khi các nước xuất khẩu dầu bán dầu.

Cách giải thích này có thể thấy ở những bản tài liệu tiếng Anh phổ biến trên thế giới. Cách giải thích này rất sai. Và có thể đây là một sự cố tình, một sự né tránh nào đó. Chúng ta cần rõ ràng là Petrodollar chính là đang nói tới bản chất của đồng đô la Mỹ hiện tại. Một đồng tiền tệ có giá trị đứng vững trên nền tảng dầu mỏ. Đô la Mỹ và dầu mỏ gắn kết sinh tồn với nhau. Nếu tách mối liên kết này ra, đồng đô la Mỹ hiện tại sẽ sụp đổ. Không những thế mà cả hệ thống tiền tệ hiện tại dựa trên nền tảng đô la dầu mỏ này cũng sụp đổ. Một cơn đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 chắc chắn sẽ tái hiện.

Mối liên kết sinh tồn giữa đô la Mỹ và dầu mỏ thể hiện ở một quy tắc cứng: Tất cả dầu mỏ trên thế giới này phải được bán bằng đô la Mỹ.

Ràng buộc kinh tế

Dầu mỏ là năng lượng, là máu của một nền kinh tế. Mạch máu này bị kiểm soát. Bất kỳ quốc gia nào muốn có dầu, có máu thì phải có đô la Mỹ. Không có, nền kinh tế sẽ sụp đổ. Muốn có đô la Mỹ, cả thế giới phải bán tài nguyên, hoặc phải tạo ra được hàng hóa giá trị xuất khẩu để thu đô la Mỹ về. Đây là một vòng xoáy tạo ra nhu cầu bất tận về đô la Mỹ. Trói buộc tất cả các quốc gia. Dựng nên sự giàu có, phồn vinh, vĩ đại của nước Mỹ.

Sự ra đời của Đế chế Petrodollar

Hệ thống tiền tệ cũ sụp đổ

Trước hệ thống Petrodollar, cách gọi không chính thức cho hệ thống tiền tệ hiện tại, có hệ thống bản vị vànghệ thống Bretton Woods. Sau 2 thế chiến, ngân khố các quốc gia hầu như cạn kiệt và không còn vàng. Bởi vì chế độ bản vị vàng không thể tiếp tục. Nhu cầu một hệ thống tiền tệ mới là Bretton Woods ra đời.

Hệ thống Bretton Woods lấy đồng đô la là đồng tiền trung tâm duy nhất để giao dịch thương mại toàn cầu. Các đồng tiền tiền quốc gia neo tỷ giá cố định vào đô la Mỹ. Đồng đô la Mỹ lại được bảo chứng bằng vàng. Về bản chất Bretton Woods là sự kéo dài của chế độ bản vị vàng trên đồng tiền đô la Mỹ.

Nhưng Bretton Woods có nhược điểm trí mạng là đứng trên một chân duy nhất là nền kinh tế Mỹ. Nếu nền kinh tế Mỹ có vấn đề như mất cân bằng cán cân thanh toán. Hay Mỹ vi phạm luật bảo chứng bằng vàng bằng cách in tiền giấy ra không có bảo chứng. Hệ thống này sẽ sụp đổ. Và thực tế đã chứng minh chỉ gần 3 thập kỷ sau đó, nền kinh tế Mỹ rơi vào nhập siêu trầm trọng. Mỹ in quá nhiều tiền giấy không bảo chứng, lạm phát gia tăng. Đồng đô la Mỹ mất giá nghiêm trọng và hệ thống này đã kết thúc vào 15/08/1971 khi tổng thống Nixxon tuyên bố loại bỏ đồng đô la Mỹ khỏi vàng.

Nhu cầu một hệ thống tiền tệ mới, đồng Petrodollar

Khi hệ thống tiền tệ cũ sụp đổ, sự ra đời một hệ thống tiền tệ mới là tất yếu. Các tinh hoa của Hoa Kỳ đã đi một bước quan trọng, tạo ra sự thịnh vượng cho Hoa Kỳ đến thời điểm bây giờ. Đó là tạo ra hệ thống tiền tệ mới lấy đô la Mỹ là trung tâm -đồng Petrodollar. Nhu cầu đồng đô la Mỹ sẽ được trói buộc vào nhu cầu dầu mỏ trên toàn thế giới.

Các quốc gia cần năng lượng dầu mỏ thì phải cần có đô la Mỹ. Sự trói buộc này bắt đầu ở bước đi đầu tiên là khống chế khu vực dầu mỏ Trung Đông – OPEC. Quốc gia đầu tiên đạt sự thỏa thuận với Mỹ là Saudi Arabia (Ả Rập Xê Út).

Thỏa thuận 1973 Petrodollar US-Saudi Arabia

Năm 1973, trước sự trỗi dậy và đe dọa của Israel, Saudi Arabia đã ký kết một thỏa thuận với Hoa Kỳ. Bản thỏa thuận 1973 Petrodollar. Bản ký kết 6 trang thể hiện các quan điểm chính là:

  • Hoa Kỳ sẽ bảo vệ vũ trang cho vương triều của Saudi Arabia.
  • Hoa Kỳ sẽ cung cấp vũ khí và các nguồn cung ứng quân sự cho Saudi Arabia.
  • Saudi Arabia sẽ chỉ bán dầu bằng đồng tiền duy nhất: đô la Mỹ
  • Thặng dư đô la Mỹ thu được sẽ được tái đầu tư vào nền kinh tế Mỹ, thị trường chứng khoán, trái phiều và các quỹ được chỉ định.

Thỏa thuận này sau đó đã mở rộng và áp dụng cho tất cả các thành viên còn lại của OPEC vào năm 1975. Petrodollar coi như là chính thức ra đời. Kết quả là đồng đô la Mỹ góp phần gần 2/3 nền kinh tế toàn thế giới. Hầu hết các ngân hàng lớn trên thế giới đều coi đồng đô là Mỹ như là một loại tiền tệ dự trữ. Khi đồng đô la Mỹ trở nên cần thiết cho các nhu cầu thanh toán dầu, khí đốt.

Thỏa thuận cam kết chỉ bán dầu bằng đô la Mỹ tiếp tục mở rộng đến các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ còn lại trên thế giới. Venezuela, Lybia v.v…

Lợi ích của Petrodollar

Tăng nhu cầu đồng đô la

Lợi ích cơ bản đầu tiên của hệ thống Petrodollar đó là tăng nhu cầu đồng đô la Mỹ đến vô hạn. Chừng nào thế giới còn cần dầu mỏ và quy tắc cứng “chỉ bán dầu bằng đô la Mỹ” vẫn còn. Thì vị trí và sức mạnh đồng đô la Mỹ vẫn còn giữ nguyên.

Cho dù Hoa Kỳ có in ra bao nhiêu tiền giấy đi nữa, hay đồng đô la Mỹ có mất giá bao nhiêu đi nữa thì đồng đô la Mỹ vẫn là đồng tiền mạnh. Nhu cầu bức thiết về đồng đô la Mỹ vẫn là không đổi.

Năm 1995, 380 tỷ đô la Mỹ được lưu hành. Con số đó vào tháng 4 năm 2004 là 700 tỷ. Hiện tại Mỹ in ra rất nhiều tiền, thời gian vừa qua Mỹ in đến 6.000 tỷ đô la Mỹ. Số tiền đô Mỹ nằm ở nước ngoài gần 40.000 tỷ. Nếu một quốc gia bình thường in tiền giấy nhiều như vậy hẳn sẽ dẫn đến kết cục như Venezuela. Khi tiền phải đem cân ký. Nhưng điều đó đó không xảy ra với Hoa Kỳ. Đồng đô la Mỹ vẫn là đồng tiền mạnh.

Tăng nhu cầu trái phiếu nợ

Chính phủ Mỹ cũng như các quốc gia còn lại trên thế giới có thể thao tác mượn nợ để chi tiêu. Họ phát hành trái phiếu mượn nợ. Trái phiếu có thể coi như một loại tài sản, một hình thức đầu tư. Bạn đưa tiền cho tổ chức phát hành trái phiếu và nhận một tờ giấy chứng nhận. Kèm theo đó là số tiền lãi bạn nhận được khi nhận lại vốn gốc.

Trái phiếu Mỹ được các quốc gia có thặng dư đô la Mỹ từ xuất khẩu chào đón. Đặc biệt những nước xuất khẩu dầu mỏ. Một trong những nước nắm giữ trái phiếu Mỹ nhiều nhất là Trung Quốc.

Tăng giá tài sản Mỹ

Đồng tiền đô la Mỹ thặng dư được hướng chảy trở về thị trường chứng khoán, tín phiếu kho bạc, các quỹ. Vì vậy đến lượt nó thúc đẩy sự tăng giá các tài sản Mỹ như cổ phiếu, bất động sản. Thúc đẩy đầu tư vào các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ.

Người Mỹ hưởng lợi

Người được hưởng lợi trực tiếp từ Petrodollar dĩ nhiên là người dân Mỹ. Mỹ là một đất nước có phúc lợi rất cao. Hàng hóa từ các nơi trên thế giới đổ về tràn ngập. Mỗi năm người dân Mỹ chi tiêu hơn 1.000 tỷ đô la. Con số chi tiêu của người Mỹ vượt quá thu nhập họ nhận được từ xuất khẩu. Điều không được phép xảy ra ở các quốc gia còn lại trên thế giới.

Do dòng tiền đô la Mỹ chảy ngược về lại Hoa Kỳ, nên việc gọi vốn đầu tư ở Mỹ cũng dễ dàng hơn. Giá cổ phiếu tăng giúp tăng tài sản người dân nắm cổ phiếu.

Hoa Kỳ có thể nói là thiên đường hiện tại của thế giới cũng không sai.

Tái chế hay vòng xoay đồng đô la dầu mỏ

Năm 1979, Hoa Kỳ và Saudi Arabia đàm phán về Ủy ban Hỗn hợp Hoa Kỳ-Saudi Arabia về Hợp tác Kinh tế. Họ đồng ý sử dụng đô la Mỹ cho các hợp đồng dầu mỏ. Đô la Mỹ sẽ được quay trở lại Mỹ thông qua các hợp đồng với các công ty Mỹ. Các công ty này cải thiện cơ sở hạ tầng của Saudi thông qua chuyển giao công nghệ. Điều đó làm tăng nhập khẩu. Mang lại mức lương cao hơn cho nhân viên chính phủ và thúc đẩy nền kinh tế địa phương.

Tái chế đồng đô la dầu mỏ là quá trình đồng đô la Mỹ di chuyển từ các nước xuất khẩu dầu trở lại nước Mỹ. Và đồng Petrodollar này sẽ được quay trở về túi của các nước xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ.

Phần còn lại được sử dụng để cải thiện tài chính của các quốc gia. Họ xoay vòng đô la dầu mỏ của mình thông qua các quỹ tài sản có chủ quyền. Họ sử dụng các quỹ này để đầu tư vào các doanh nghiệp không liên quan đến dầu mỏ. Lợi nhuận từ các doanh nghiệp này khiến họ bớt phụ thuộc vào giá dầu. Dưới đây là năm quỹ lớn nhất thế giới được xếp hạng theo tài sản:

1. Quỹ Hưu trí Chính phủ Na Uy Toàn cầu—1,34 nghìn tỷ đô la

2. Tập đoàn đầu tư Trung Quốc—1,2 nghìn tỷ USD

3. Cơ quan đầu tư Kuwait—738 tỷ đô la

4. Cơ quan đầu tư Abu Dhabi—709 tỷ USD

5. GIC Private Limited—690 tỷ USD

Đặc điểm Petrodollar

Hệ thống Petrodollar có các đặc điểm sau:

  • Đồng Đô la Mỹ không còn được bảo chứng. Nó không được đảm bảo giá trị bằng bất cứ tài sản gì. Khác với 2 hệ thống tiền tệ trước đó là đều dùng vàng để bảo chứng giá trị. Điều này không chỉ xảy ra đối với đồng đô la Mỹ, mà đồng tiền của tất cả các quốc gia hiện tại đều không có bảo chứng. Chúng đều là giấy được in ra với số lượng không hạn định. Tùy theo nhu cầu và mục đích của các chính phủ.
  • Đồng tiền giấy mất giá trị dần theo nhu cầu sử dụng và số lượng được in ra. Sự mất giá trị này phản ánh qua chỉ số lạm phát (inflation). Đồng đô la Mỹ hiện tại đã mất giá trên 90% kể từ khi được tạo ra.
  • Sự mất giá trị của đồng tiền có thể coi như là một loại thuế ngầm đánh đồng đều lên tất cả những ai đang cất trữ đồng tiền.
  • Hệ thống tiền tệ PetroDollar tồn tại dựa trên quy tắc cứng: Tất cả các quốc gia phải bán dầu bằng đồng đô la Mỹ. Tạo nên một sự gắn kết sinh tồn giữa nhu cầu đô la Mỹ và nhu cầu dầu mỏ, khí đốt.
  • Quy tắc cứng phía trên được đảm bảo bằng sức mạnh quân sự. Các cuộc chiến tranh kéo dài ở Trung Đông với hơn 50.000 lính Mỹ hi sinh. Cuộc chiến Iran, Iraq, Lybia, Venezuela đều có mẫu số chung là dầu mỏ.
  • Tất cả các quốc gia, ngân hàng lớn trên thế giới đều xem đô la Mỹ là đồng tiền dự trữ. Khi họ có nhu cầu thanh toán năng lượng dầu mỏ, khí đốt.

Petrodollar sụp đổ?

Hệ thống Petrodollar đã kéo dài gần 5 thập kỷ, và vẫn đang là một hệ thống vững chắc. Có một số tín hiệu có vẻ như là Petrodollar sẽ sớm đến hồi kết như:

  • Nga là quốc gia chưa chịu sự áp đặt của quy tắc Petrodollar. Họ là một trong những quốc gia xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt lớn nhất. Và họ không tuân thủ quy tắc bán dầu bằng đồng đô la.
  • Quý I 2020, chỉ 46% kim ngạch giao dịch song phương Nga – Trung Quốc được thực hiện bằng đồng đô la.
  • Thế giới đang tìm kiếm những nguồn năng lượng khác và cố gắng giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ. Như Năng lượng gió, mặt trời, hạt nhân, thủy điện.
  • Nước Mỹ nhập siêu ngày càng nhiều. Họ vay mượn in tiền với tốc độ ngày càng nhanh hơn.

Nhưng thực tế, tính đến thời điểm hiện tại, 90% giá trị giao dịch ngoại tệ là bằng đồng đô la Mỹ. Hệ thống PetroDollar vẫn chứng tỏ được sự vững chải của nó. Đồng đô la Mỹ vẫn là đồng tiền mạnh, đồng tiền dự trữ của toàn cầu.

Mỹ dùng sức mạnh của đô la dầu mỏ để áp đặt chính trị quốc tế. Và rất ít quốc gia dám đánh trả lại. Vì họ sợ bị ngắt khỏi hệ thống petrodollar. Các tài sản dự trữ dạng đô la của họ sẽ bị đóng băng. Thậm chí việc chuyển tiền thanh toán qua các ngân hàng lớn thế giới bằng hệ thống SWIFT đều có thể bị đóng lại.

Sự sụp đổ của hệ thống Petrodollar là một sự kiện có lẻ rất xa vời. Ít nhất cho đến thời điểm hiện tại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Comment moderation is enabled. Your comment may take some time to appear.

facebook
twitter