Home » Kinh tế - Xã hội » Ưu nhược điểm của hệ thống Bretton Woods
Bretton Woods
Hệ thống Bretton Woods đã thay thế Bản vị vàng, lấy đồng đô la Mỹ làm tiền tệ toàn cầu. Hệ thống ra đời từ Hiệp định Bretton Woods năm 1944. Tại sao là đô la? Hoa Kỳ nắm giữ 3/4 nguồn cung vàng của thế giới. Không có loại tiền tệ nào khác có đủ vàng để thay thế nó. Giá trị của đồng đô la là 1/35 của một ounce vàng. Bretton Woods cho phép thế giới dần chuyển đổi từ Bản vị vàng sang Bản vị đô la Mỹ.

Hệ thống Bretton Woods đã thay thế Bản vị vàng, lấy đồng đô la Mỹ làm tiền tệ toàn cầu. Hệ thống ra đời từ Hiệp định Bretton Woods năm 1944. Hiệp định cũng đã tạo ra Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Đây là các tổ chức do Hoa Kỳ hậu thuẫn và sẽ giám sát hệ thống mới. Cùng phân tích ưu nhược điểm của hệ thống Bretton Woods để có cái nhìn toàn diện về hệ thống.

Chúng ta sẽ đi giản lược về quá trình, nguyên nhân hình thành. Nội dung, đặc điểm, quá trình sụp đổ, cũng như lý do sụp đổ của hệ thống Bretton Woods.

Nội dung:

Hệ thống Bretton Woods là gì?

Hệ thống Bretton Woodshệ thống tiền tệ lấy đồng đô la Mỹ là tiền tệ thanh toán quốc tế duy nhất. Đồng đô la Mỹ được bảo chứng giá trị bằng vàng. Nghĩa là mỗi đồng đô la được in ra đều được đảm bảo bằng một khối lượng vàng nhất định trong kho dự trữ. Mỹ không được phép in đồng đô la nhiều hơn số vàng họ đang có. Đồng đô la này được tự do chuyển đổi thành vàng.

Tiền tệ của các quốc gia còn lại được neo vào đồng đô la Mỹ theo một tỷ giá cố định. Các ngân hàng trung ương phải đảm bảo duy trì tỷ giá cố định này. Nếu họ cần nguồn lực để duy trì tỷ giá, họ có thể tìm đến IMF.

Sự ra đời hệ thống Bretton Woods

Bản vị vàng sụp đổ

Trước khi hệ thống tiền tệ Bretton Woods ra đời, hệ thống tiền tệ được sử dụng là chế độ bản vị vàng. Ở chế độ bản vị vàng, tiền giấy của các quốc gia đều phải được bảo chứng bằng vàng. Việc giao thương có thể thực hiện bằng vàng hoặc tiền giấy.

Chế độ bản vị vàng sụp đổ tính từ cột mộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, hầu hết chính phủ các quốc gia đều ở trạng thái bội chi. Nghĩa là in tiền giấy nhiều và chúng không được bảo chứng.

Sau khi thế chiến I kết thúc, các quốc gia cố gắng khôi phục lại chế độ bản vị vàng. Nhưng khi kinh tế phát triển, nhu cầu tiền tăng cao, các chính phủ lại tiếp tục in tiền không sự bảo chứng. Mặc dù điều này giúp nền kinh tế có được khối lượng tiền cần thiết để lưu thông, thúc đẩy sự phát triển. Nhưng nó cũng đặt dấu chấm hết, và chế độ bản vị vàng sụp đổ hoàn toàn ở tương lai.

Đỉnh điểm là sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929. Các nhà đầu tư đổ xô đầu cơ, tích trữ vào hàng hóa, vàng. Điểm trí mạng lộ diện, hệ thống tiền tệ bản vị vàng hoàn toàn sụp đổ. Nền kinh tế toàn thế giới rơi vào đại khủng hoảng, đình trệ do mất đi hệ thống thanh toán.

30/1/1934 Hoa Kỳ ra đạo luật cấm sở hữu vàng đối với tư nhân trừ khi có giấy phép. Chính thức đánh dấu thời điểm kết thúc của bản vị vàng.

Hệ thống Bretton Woods ra đời năm nào?

Hệ thống Bretton Woods ra đời chính thức vào tháng 7 năm 1944 dưới một bản Hiệp định Bretton Woods.

Bretton Woods ở đâu?

Bretton Woods là tên một ngọn núi ở bang New Hampshire tại Hoa Kỳ. Đây là nơi hội tụ của các nhà lãnh đạo của các nền kinh tế lớn đại diện trên thế giới nhằm tìm ra giải pháp cho hệ thống tiền tệ thay thế cho chế độ bản vị vàng đã sụp đổ, cũng như tìm ra giải pháp cho sự bế tắc trong giao thương hiện tại. Một số nền kinh tế đang đối mặt lạm phát phi mã, hàng hóa khan hiếm và ứ trệ không có khả năng lưu thông.

Có bao nhiêu người tham dự hội nghị Bretton Woods?

Tại hội nghị quan trọng bậc nhất thời điểm sau đại khủng hoảng kinh tế, để giải cứu nền kinh tế cũng như hệ thống tiền tệ bản vị vàng đang tan nát. Có 44 quốc gia đại diện cho các nền kinh tế lớn và 730 đại biểu đã tham dự hội nghị và đi đến ký kết hiệp định Bretton Woods.

44 Quốc gia tại hội nghị Bretton Woods
44 Quốc gia tại hội nghị Bretton Woods

Mục tiêu của hội nghị là tìm kiếm một hệ thống tiền tệ mới bảo đảm sự giao thương toàn cầu. Khôi phục nền kinh tế trong khi vẫn đảm bảo sự tự trị của từng quốc gia. Tìm kiếm giải pháp tránh sự tan rã hệ thống tiền tệ quốc tế như thời điểm đại khủng hoảng 1929.

Tại thời điểm bấy giờ, Mỹ là nước nắm phần lớn năng lực sản xuất của thế giới. Trong khi ngân khố trữ vàng của hầu hết quốc gia trống rỗng, Mỹ lại nắm 3/4 dự trữ vàng thế giới. Vì vậy hệ thống tiền tệ Bretton Woods ra đời lấy đồng đô la Mỹ là trung tâm, là đồng tiền quốc tế thanh toán, dự trữ duy nhất. Tất cả các đồng tiền khác được định một tỷ giá cố định với đồng đô la Mỹ.

Đặc điểm của hệ thống Bretton Woods

Đặc điểm cơ bản, cốt lõi nhất của hệ thống Bretton Woods đó là:

  • Lấy đồng đô la Mỹ làm trung tâm.
  • Đô la Mỹ là đồng tiền thanh toán quốc tế duy nhất.
  • Đô la Mỹ Là đồng tiền duy nhất có thể đổi sang vàng.
  • Mức quy đổi được cố định là 35 USD/1 ounce vàng.
  • Đô la Mỹ là đồng tiền duy nhất được bảo chứng bằng vàng. Mỗi đồng đô được in ra phải được một lượng vàng tương ứng bảo đảm giá trị cất trữ trong ngân khố.

Nội dung hệ thống tiền tệ Bretton Woods

Nội dung hệ thống tiền tệ Bretton Woods có thể trình bày ngắn gọn như sau.

Đồng tiền của các quốc gia còn lại sẽ được neo vào đồng đô la Mỹ theo tỷ giá cố định. Việc thanh toán thương mại quốc tế sẽ dùng đô la Mỹ hoặc vàng. Đô la Mỹ và vàng là ngoại tệ trong dự trữ ngoại hối quốc gia. Tỷ giá cho phép được biến động ±1%. Các ngân hàng trung ương phải đảm bảo mức tỷ giá này. Nếu đồng nội tệ tăng giá, họ phải in thêm tiền, mua lại đồng USD trên thị trường. Ngược lại, họ phải mua và đồng nội tệ, tung USD hoặc vàng từ dự trữ ngoại hối ra thị trường.

Mức biến động tỷ giá tối đa là ±5%. Trên mức này phải có sự chấp thuận của IMF.

2 nội dung quan trọng khác của hệ thống Bretton Woods là thành lập 2 định chế tài chính: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD).

Vai trò của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF

IMF ra đời với hệ thống Bretton Woods. IMF là định chế tài chính nhằm hướng dẫn, chỉ đạo các chính sách tiền tệ quốc tế. Kiểm tra, thực hiện các chính sách tiền tệ. Theo dõi giám sát việc thực hiện các quy định của hệ thống tiền tệ Bretton Woods của các quốc gia.

Hệ thống Bretton Woods không thể hoạt động nếu không có IMF. Các quốc gia thành viên cần nó để bảo lãnh cho họ nếu giá trị đồng tiền của họ xuống quá thấp. Họ cần một loại ngân hàng trung ương toàn cầu mà họ có thể vay nếu họ cần điều chỉnh giá trị đồng tiền của mình. Nếu không, họ sẽ chỉ đập vào các rào cản thương mại hoặc tăng lãi suất.

Các quốc gia đã quyết định không trao cho IMF quyền lực của một ngân hàng trung ương toàn cầu. Thay vào đó, họ đồng ý đóng góp vào một nhóm tiền tệ quốc gia và vàng cố định do IMF nắm giữ.

Mỗi quốc gia thành viên của hệ thống Bretton Woods sau đó được quyền vay những gì họ cần. Trong giới hạn đóng góp của họ. IMF cũng chịu trách nhiệm thực thi thỏa thuận Bretton Woods.

Vai trò của ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế IBRD

Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế là tiền thân của Ngân hàng thế giới World Bank sau này. IBRD chịu trách nhiệm tài trợ vốn cho các dự án tái thiết, phát triển Châu Âu sau chiến tranh. IBRD cũng tài trợ vốn lãi suất thấp cho các nước đang phát triển. Nguồn vốn là từ các nước phát triển.

Ưu nhược điểm của hệ thống Bretton Woods

Ưu điểm của hệ thống Bretton Woods:

  • Đồng tiền về cơ bản được bảo chứng, đảm bảo giá trị. Theo như cam kết, quy định thì mỗi đồng USD in ra đều được bảo chứng một giá trị vàng tương ứng. Về cơ bản, có thể coi đây là một dạng khác của chế độ bản vị vàng.
  • Sau Thế chiến II, hầu hết các quốc gia đều cạn kiệt vàng nên không thể duy trì hệ thống tiền tệ bản vị vàng tại từng quốc gia. Các mối quan hệ thanh toán quốc tế vì vậy đứt gãy, cản trở sự phát triển hồi phục kinh tế thế giới. Hệ thống Bretton Woods ra đời, lấy đồng đô la Mỹ làm trung tâm, đảm bảo khôi phục lại hệ thống tiền tệ thanh toán quốc tế. Khôi phục lại giao thương, phát triển kinh tế
  • Việc thanh toán quốc tế có thể được thực hiện dễ dàng bằng đồng USD thay vì vận chuyển vàng.
  • Giá trị tài sản của người giữ tiền được đảm bảo.

Nhược điểm của hệ thống Bretton Woods:

  • Hệ thống lấy nền kinh tế Mỹ làm trung tâm, là cột trụ duy nhất. Đây cũng là điểm yếu trí mạng. Nếu nền kinh tế Mỹ gặp vấn đề như mất cân bằng cán cân thanh toán có thể dẫn đến sự sụp đổ nguyên hệ thống.
  • Cũng như chế độ bản vị vàng, đồng đô la Mỹ được bảo chứng bằng vàng. Nhưng khi sự cam kết này bị phá vỡ. Nghĩa là khi Mỹ in tiền ra không được bảo chứng. Giá trị tiền giấy USD > giá trị vàng. Thì hệ thống này sẽ sụp đổ như chế độ bản vị vàng trước đây.

Bretton Woods sụp đổ

Bắt đầu từ sự thâm hụt thương mại

Những năm 1950 ~ 1960 , Mỹ bắt đầu chịu sự thâm hụt nặng nề với các quốc gia khác. Cán cân thanh toán đã bị nghiêng lệch. Từ một quốc gia sản xuất lớn nhất thế giới, Mỹ đã bắt đầu nhập siêu. Mỹ đã có những cố gắng để giảm thiểu sự mất cân bằng của cán cân thanh toán bằng cách yêu cầu một số quốc gia đang xuất siêu qua Mỹ tăng giá đồng nội tệ của họ, điều chỉnh lại tỷ giá neo. Việc điều chỉnh này tất nhiên sẽ khiến hàng hóa các nước này cạnh tranh yếu đi. 2 nước điển hình bấy giờ là Đức và Nhật. Họ đã từ chối đề nghị của Mỹ.

Để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nền kinh tế, Mỹ đã in đồng đô la nhiều hơn số vàng được bảo chứng. Và thị trường nhanh chóng nhận ra điều này. Tổng Thống Pháp Charles de Gaulle yêu cầu ngân hàng trung ương tìm cách giải quyết dự trữ USD của họ. Các nhà đầu cơ tiền tệ tìm cách bán đồng đô la Mỹ. Sức ép lên đồng USD ngày mỗi tăng.

Thỏa thuận GAP và nổ lực can thiệp giá vàng

Để cứu vãn tình hình, năm 1962, Mỹ và 9 nước khác đã ký kết một “Thỏa thuận chung về vay mượn”, gọi tắt là GAB. Theo GAB Mỹ và 9 nước này sẽ cho IMF vay mượn những khoản vốn bổ sung trong trường hợp có nước thành viên cần khoản vốn lớn.

Bretton Woods

Đồng thời Mỹ cùng 7 nước công nghiệp phát triển khác ký một thỏa thuận can thiệp giá vàng. Nhằm ổn định mức giá 35USD/1 ounce vàng được quy ước. Nhưng sự can thiệp này về cơ bản thất bại khi các ngân hàng trung ương nhận ra. Mỹ đã không tuân thủ luật chơi ban đầu. Giá trị tiền giấy USD hiện lớn hơn giá trị vàng quy theo tỷ giá quy ước ban đầu. Từ đó tồn tại tình trạng 2 giá vàng.

Sự kết thúc

Năm 1971, Hoa Kỳ phải hứng chịu tình trạng lạm phát đình trệ nghiêm trọng. Sự kết hợp giữa lạm phát và suy thoái. Gây ra tình trạng thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế thấp.

Để đối phó với sự sụt giảm giá trị nguy hiểm do có quá nhiều tiền tệ trong lưu thông, Tổng thống Nixon bắt đầu giảm phát giá trị của đồng đô la so với vàng. Nixon phá giá đồng đô la xuống còn 1/38 của một ounce vàng. Và sau đó là 1/42 của một ounce.

Kế hoạch phá giá đã phản tác dụng. Nó đã tạo ra một cuộc chạy đua với dự trữ vàng của Hoa Kỳ tại Fort Knox khi mọi người đổi đồng đô la mất giá nhanh chóng của họ để lấy vàng. 15/08/1971, Nixon đã loại bỏ hoàn toàn giá trị của đồng đô la khỏi vàng. Không kiểm soát giá. Vàng nhanh chóng vọt lên 120 USD/ounce trên thị trường tự do. Hệ thống Bretton Woods hoàn toàn sụp đổ.

Hệ thống đồng PetroDollar hay đô la dầu mỏ ra đời

Vì sao hệ thống Bretton Woods sụp đổ?

Nền kinh tế Mỹ được lấy làm trung tâm, là cột trụ duy nhất của nền kinh tế thế giới. Bạn có thể tưởng tượng dễ dàng. Nếu nền kinh tế Mỹ có vấn đề, nhập siêu, mất cân bằng cán cân thanh toán thì nguyên hệ thống kinh tế dựa vào trụ cột duy nhất sẽ sụp đổ. Và thực tế là điều đó đã diễn ra cực nhanh sau đó. Hệ thống Bretton Woods tồn tại chưa được 3 thập niên đã phải cáo chung, kết thúc. Nguyên nhân cơ bản khiến hệ thống Bretton Woods sụp đổ đó là thâm hụt thương mại trầm trọng giữa Mỹ và phần còn lại của thế giới.

Hệ thống Bretton Woods là một dạng tồn tại khác của chế độ bản vị vàng, trong đó USD là đồng tiền duy nhất được bảo chứng bằng vàng. Điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất của chế độ bản vị vàng, đó là đồng tiền giấy in ra phải được bảo chứng bằng một lượng vàng tương ứng. Nếu quy tắc này bị vi phạm thì hệ thống tiền tệ sẽ sụp đổ. Sự sụp đổ dạng này đã lặp lại nhiều lần ở các quốc gia khi họ vi phạm bằng cách in nhiều tiền để phục vụ cho chiến tranh. Và lần này cũng lý do đó. Mỹ cần nhiều tiền hơn để phục vụ nhu cầu chi tiêu của nền kinh tế. Và họ đã vi phạm quy ước khi in số tiền giấy vượt qua khả năng bảo chứng của họ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Comment moderation is enabled. Your comment may take some time to appear.

facebook
twitter