Home » Sức khỏe » Tác hại của hạt vi nhựa
tác hại của hạt vi nhựa

Ảnh Goody25

Các mảnh vi nhựa này sở dĩ được đặc biệt chú trọng quan tâm bởi kích thước quá nhỏ của chúng. Cộng thêm đặc tính trơ, không tan, độc, chúng có thể lẫn vào thức ăn. Sau đó được hấp thu vào cơ thể. Tác hại của hạt vi nhựa thể hiện khi chúng vào máu, gan, và các mô nội tạng, thậm chí ở phổi.

Nhựa hiện tại là một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại. Chúng ta, nhân loại, gần như lệ thuộc hoàn toàn vào nó. Mỗi ngày, một gia đình hầu như chắc chắn sẽ thải ra vài bịch nylon nhựa. Máy móc, đồ tiêu dùng có chi tiết nhựa. Áo quần dệt bằng sợi nhựa. Tệ hơn nữa là kem đánh răng, bột giặt được bổ sung trực tiếp hạt vi nhựa. Đây là loại vi nhựa sơ cấp, thải trực tiếp ra môi trường và ảnh hưởng môi trường, sức khỏe con người nặng nề nhất. Tác hại của hạt vi nhựa là điều rõ ràng. Nó không mù mờ như chúng ta tưởng.

Chúng ta không cần phải chờ đợi những bản nghiên cứu quy mô của các tổ chức. Hay những tuyên bố đầy trách nhiệm của định chế lớn có trách nhiệm. Chúng ta vẫn có thể rõ ràng, cảm nhận được tác hại của hạt vi nhựa đến môi trường sống.

Nội dung:

Vi nhựa là gì?

Về mặt kích thước, các mảnh nhựa được chia làm 2 loại macroplastic và microplastic. Macroplastic là những mảnh nhựa lớn hơn 5mm. Microplastic là những mảnh nhựa nhỏ, gọi là hạt vi nhựa. Vi nhựa là những mảnh nhựa có kích thước nhỏ hơn 5mm. Kích thước của nhỏ nhất của chúng là 1 micromet. Những hạt nhựa dưới kích thước dưới 1 micromet được xếp vào nanoplastic.

Các mảnh vi nhựa này sở dĩ được đặc biệt chú trọng quan tâm bởi kích thước quá nhỏ của chúng. Cộng thêm đặc tính trơ, không tan, độc, chúng có thể lẫn vào thức ăn. Sau đó được hấp thu vào cơ thể. Tác hại của hạt vi nhựa thể hiện khi chúng vào máu, gan, và các mô nội tạng, thậm chí ở phổi.

Vi nhựa được chia làm 2 loại, sơ cấp và thứ cấp.

Loại vi nhựa sơ cấp được bổ sung trực tiếp vào các sản phẩm. Đây là nguồn thải vi nhựa chủ yếu gây ô nhiễm. Các sản phẩm thường là chất tẩy rửa, đặc biệt là các hóa chất dùng trong ngành dệt.

Vi nhựa thứ cấp là loại hạt hình thành từ sự tan rả của các mảnh nhựa lớn. Loại này chiếm tỷ trong nhỏ hơn trong nguồn rác thải vi nhựa.

Hạt vi nhựa tiếng anh là gì?

Từ “Hạt vi nhựa” tiếng anh thường dùng là “Microplastic”. Các bạn có thể xem một vài ví dụ như:

  • This briefing aims to improve our understanding of microplastics released from textiles from a European perspective.
  • Microplastic pollution is recognized as a global problem 

Ngoài ra, bạn có thể gặp các cụm từ như: microplastic particles, grains of microplastic

Microplastic particles

  • Microplastic particles are phagocytosed in gill cells of deep-sea and coastal mussels
  • They found 365 particles of microplastics in each square meter, according to the study published in Nature Geoscience.

Grains of microplastic

  •  In a previous study, we found that there are about 24 trillion grains of microplastics floating on the surface layer of the ocean
  • Up to 15% of the sand is actually grains of microplastic.

Tác hại của hạt vi nhựa

Các nguồn rác thải của con người, hầu hết cuối cùng sẽ trở về đại dương. Hạt vi nhựa lần đầu tiên được phát hiện ở đại dương là đầu những năm 1970. Nhưng phải chờ 34 năm sau, năm 2004, mới có các nghiên cứu chuyên sâu về sự phân bổ và tác động lên môi trường và tác hại của hạt vi nhựa lên sức khỏe con người.

Hạt vi nhựa hấp thu chất độc

Vi nhựa có một đặc tính là khi hòa vào nguồn nước, nó sẽ hấp thu chất độc trong nước. Đó là các loại kim loại nặng, các loại phi kim, chất phụ gia/monome, chất bẩn hữu cơ kỵ nước HOCs … Chúng lại rất nhỏ, nên một số loài thủy sinh, trai, hàu, cá tưởng nhầm là thức ăn. Sau khi bị ăn vào, tích lũy vào trong máu, mô cơ thể. Theo chuỗi tháp thức ăn, các hạt vi nhựa sẽ chuyển dần dần lên cho đến con người.

Con người chúng ta không hẳn chỉ ăn tôm cá mới nhiễm vi nhựa. Ngày nay, trong đường, muối, nước uống đều có vi nhựa.

Phóng thích chất độc khi vỡ ra

Tác hại của hạt vi nhựa xảy ra khi chúng vỡ ra và sản sinh rất nhiều chất độc. Tác hại của chúng dẫn đến con người mất cân bằng hóc môn, mắc các bệnh thần kinh, các bệnh hô hấp, ảnh hưởng não bộ, suy yếu hệ miễn dịch, ung thư. Điều này cũng dễ giải thích khi bản thân nhựa không phải là thực phẩm. Chúng trơ và chứa nhiều chất độc.

Hóa chất độc hại bên trong vi nhựa

Tác hại của hạt vi nhựa càng gia tăng khi chúng được thêm Phthalates để nhựa đàn hồi và bền hơn. Đây là một loại hóa chất độc hại gây ung thư vú. Các hộp nhựa đựng thực phẩm thì chứa chất Bisphenol tác động đến hóc môn sinh sản, đặc biệt ở phụ nữ, tăng khả năng vô sinh.

Hạt vi nhựa có ở đâu

Tác hại của hạt vi nhựa đã không còn là điều bí ẩn nữa. Nhưng dưới lợi ích và vai trò quá lớn đối với cuộc sống hiện đại, nhu cầu và cung ứng nhựa vẫn gia tăng. Hạt vi nhựa bây giờ có thể tìm thấy ở bất cứ đâu, kể cả không khí.

Hạt vi nhựa có ở trong không khí

Vâng! Chắc chắn bạn không có nghe nhầm. Hạt vi nhựa có thể đạt tới kích cỡ bụi mịn 1 micromet nằm trường các ngưỡng đo bụi mịn PM 2.5 và PM 10. Chúng lơ lửng trong không khí và bay vào phổi khi chúng ta hít thở. Các vi nhựa nhỏ hơn 5 micromet có thể nằm các mô phổi gây ra các bệnh đường hô hấp. Như viêm phổi, hen xuyễn, viêm phế quản.

Sợi vi nhựa có ở trong không khí nhiều nhất là môi trường trong nhà. Bởi vì các áo quần sợi nhựa chúng ta đang sử dụng phóng thích các sợi vi nhựa vào không khí và giữ chúng lại ở bên trong nhà. Một nghiên cứu cho thấy 65% vi nhựa có thể được thải ra môi trường trong quá trình sấy khô và mặc quần áo(OECD, 2020). Vì vậy, lời khuyên ở đây là thường xuyên mở cửa sổ để giữ môi trường trong căn nhà thông thoáng, bớt ô nhiễm.

Hạt vi nhựa có ở trong nước

Ngay cả nước, nguồn nguyên liệu cơ bản, sống còn cũng không còn an toàn nữa. Nhựa được chôn dưới đất, phân hủy tan rã theo các mạch nước ngầm. Các hạt bụi nhựa mịn thì theo gió bay lên trời, xuất hiện trong các đám mây. Hạt vi nhựa bây giờ có ở trong nước mưa, nước máy. Các sợi vi nhựa trong ngành dệt may từ vải tổng hợp có lẻ là nguồn ô nhiễm nguy hiểm nhất.

Kể cả các vùng đất sinh thái trên cao, xa rời thành thị ô nhiễm cũng không thoát khỏi nhựa. Nước mưa ở đây vẫn ô nhiễm bởi nhựa. Như núi Pyrenees không người sinh sống ở miền Nam nước Pháp chẳng hạn.

Các nguồn nước máy ở đô thị hẳn nhiên có nhựa rồi. Ở các đô thị, nguồn rác thải, 80% là nhựa, được thải vào sông ngòi. Một số được chôn lấp rồi lại vào mạch nước ngầm. Các hạt nhựa một số chìm ở đáy, số lớn khác lơ lửng ở tầng mặt.

Hẳn các bạn hi vọng rằng nước đóng chai tinh khiết, qua các máy lọc tối tân sẽ an toàn. Tin buồn cho các bạn đây! Nguồn nước nhiễm vi nhựa nặng nề nhất là nước trong các chai nhựa. Nồng độ vi nhựa trong nước đóng chai gấp khoảng 22 lần so nước máy.

Một cuộc thí nghiệm khảo sát do tổ chức báo chí Orb Media Mỹ khởi xướng tại đại học New York. Họ khảo sát nước đóng chai của 11 thương hiệu quốc tế tại 9 quốc. Kết quả 93% các mẫu nước đều nhiễm vi nhựa.

Ở trong đất

Các nguồn rác thải nhựa được chôn lấp trong đất. Rác thải nhựa quăng bỏ trên mặt đất như áo quần cũ, sợi dây thừng, khẩu trang y tế, rác thải dệt may. Bùn thải chứa nhựa lắng đọng của các nhà máy lọc nước được đem làm phân bón cho ruộng đồng. Tất cả đều là những con đường phơi nhiễm sợi vi nhựa quan trọng khiến hạt vi nhựa có ở trong đất.

Vi nhựa có thể đang thay đổi tính chất nhiệt của đất. Chẳng hạn như thay đổi cách nó hấp thụ và lưu trữ nhiệt. Chúng cũng có thể dẫn đến sự phát triển của nhiều vi khuẩn thường sống ở đó. Sắp xếp lại môi trường vi khuẩn và thay đổi cách chất bẩn luân chuyển thành chất dinh dưỡng. Vi nhựa cũng có thể thay đổi cách nước di chuyển qua các loại đất này.

Một tin vui với chúng ta, một số sinh vật trong đất có thể tiêu thụ và chuyển hóa nhựa. Các con bọ đen nhỏ có thể hấp thu chuyển hóa nhựa, kim loại nặng.

Hạt vi nhựa ở trong muối

Khi các đại dương tiếp nhận các nguồn rác thải của nhân loại thì muối không còn sạch nữa. Hạt vi nhựa xuất hiện ở trong muối biển của tất cả quốc gia.

Một nghiên cứu mới từ cơ quan khoa học quốc gia Úc CSIRO và được công bố trên tạp chí Frontiers in Marine Science. Ở lòng đại dương có hơn 14 triệu tấn vi nhựa.

Trên bề mặt đại dương có 15-51 nghìn tỷ hạt vi nhựa.

Một khảo sát của tổ chức phi chính phủ GreenPeace trên 39 mẫu muối của 21 quốc gia năm 2018. Đến 36 mẫu muối nhiễm vi nhựa. Vi nhựa tồn tại trong muối chủ yếu là ở dạng sợi. Loại nhựa chủ yếu được phát hiện là nhựa PE.

Nếu bạn mong muốn tìm một nguồn muối ăn an toàn hơn cho gia đình, thì muối mỏ có lẻ là một lựa chọn không tồi. Đặc biệt muối khai thác từ các mỏ muối ở chân dãy núi Himalaya.

Ở trong động vật

Trong chuỗi tháp thức ăn, các sinh vật phù du ăn hạt vi nhựa. Cá bé ăn sinh vật phù du. Cá lớn ăn cá bé. Chim ăn cá. Chuỗi thức ăn cứ tiếp diễn, nên trong cơ thể các loài sẽ có một lượng vi nhựa nhất định. Tuy nhiên nó ở nồng độ thấp hơn nhiều so với nước, hay muối. Vì về cơ bản cơ thể sẽ ngăn cản việc thẩm thấu nhựa. Chỉ có một số vi nhựa kích thước quá nhỏ mới vượt qua được niêm mạc ở thành ruột vào trong cơ thể.

Ở trong đường, bánh mì, thực phẩm chế biến

Các sản phẩm thịt, bơ sữa thậm chí rau quá bây giờ đều bị đe dọa ảnh hưởng nhiễm vi nhựa.

Nhà nghiên cứu Kieran Cox cho biết. “Khả năng cao là sẽ có rất nhiều hạt vi nhựa trong các thực phẩm này. Con số có thể lên đến hàng trăm ngàn”.

Mỗi ngày con người ăn bao nhiêu hạt vi nhựa

Theo Cục Quản lý thực phẩm châu Âu (EFSA) thì trung bình một công dân châu Âu mỗi năm đưa vào cơ thể theo thực phẩm 11 000 mảnh vi nhựa.

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học Công nghệ và Môi Trường mới đây. Mỗi năm người Mỹ ăn uống và hít vào khoảng 74.000 đến 121.000 hạt vi nhựa tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính của của từng người. Số lượng vi nhựa do hít vào khoảng 50.000 mỗi năm.

Đặc biệt, với những người có thói quen chỉ sử dụng nước đóng chai thì có khả năng họ sẽ hấp thụ thêm 90.000 hạt so với con số ước tính trên.

Số lượng vi nhựa tiêu thụ từ muối của người Việt Nam là khoảng 637 hạt vi nhựa mỗi năm. Đây là thống kê của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia năm 2018. Tuy nhiên đây là tính theo mức tiêu chuẩn 5g muối/1ngày/1 người. 60% người Việt trong độ tuổi 26-63 đang tiêu thụ đến 10g muối mỗi ngày. Nên số lượng vi nhựa tiêu thụ sẽ cao gấp đôi con số ở trên.

Hạt vi nhựa trong cơ thế người

Con người dung nạp lại vi nhựa mà họ thải ra môi trường vào cơ thể qua thức ăn, nước uống và cả không khí. Nhưng tác hại của hạt vi nhựa đối với sức khỏe chưa được tổ chức nghiên cứu kỹ càng.

Những sợi vi nhựa có kích thước nhỏ hơn 25 micron có thể đi vào cơ thể qua đường hô hấp. Những hạt vi nhựa có kích thước nhỏ hơn 5 micron thì có thể lưu lại trong cơ thể người ở mô phổі.

Một tỉ lệ nhất định vi nhựa đi vào trong cơ thể người qua niêm mạc thành ruột. Những hạt vi nhựa này chảy trong máu người và đi đến tích lũy tại gan, thận, các mô cơ, cơ quan nội tạng khác. Tại đây chúng có thể gây ra các phản ứng suy giảm miễn dịch, dị ứng, ung thư.

Phần lớn vi nhựa sẽ bị thải ra ngoài qua đường bài tiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Comment moderation is enabled. Your comment may take some time to appear.

facebook
twitter