Home » Sức khỏe » Tác hại của khoai môn
Tác hại của khoai môn
Image by jcomp on Freepik
Tác hại cơ bản của khoai môn các bạn đều biết là gây ngứa. Việc gây ngứa không chỉ xảy ra khi ăn củ, mà còn khi tiếp xúc với thân lá trong quá trình hái, chế biến. Các triệu chứng ngứa ở cổ họng, vùng môi, lưỡi hay da thường ở mức chịu được và qua nhanh. Tuy nhiên, có nhiều người mang cơ địa nhạy cảm. Gan của họ vốn yếu, khả năng chống chịu độc chất thường ở mức thấp. Những người này cần lưu ý đặc biệt khi hái, chế biến và sử dụng.

Khoai môn là thực phẩm lâu đời, ngon và phổ biến trong rất nhiều món ăn trên toàn thế giới. Loài cây này mọc chủ yếu ở các vùng đất nhiệt đới, cận nhiệt đới. Ngoài lợi ích thiết thực cho sức khỏe, chữa viêm loét dạ dày, đường ruột thì loại củ này có những lưu ý quan trọng khi sử dụng. Các tác hại của khoai môn có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe cho người sử dụng.

Nội dung:

Khoai môn kỵ với gì?

Trước khi nói về tác hại cần lưu ý của khoai môn, các bạn cần lưu ý một điểm quan trọng là khoai môn kỵ với muối tiêu. Tuyệt đối không nên ăn khoai môn với muối tiêu. Vì sau khi ăn dễ khiến ruột bị đau thắt.

Tác hại của khoai môn

Tác hại cơ bản của khoai môn các bạn đều biết là gây ngứa. Việc gây ngứa không chỉ xảy ra khi ăn củ, mà còn khi tiếp xúc với thân lá trong quá trình hái, chế biến. Các triệu chứng ngứa ở cổ họng, vùng môi, lưỡi hay da thường ở mức chịu được và qua nhanh. Tuy nhiên, có nhiều người mang cơ địa nhạy cảm. Gan của họ vốn yếu, khả năng chống chịu độc chất thường ở mức thấp. Những người này cần lưu ý đặc biệt khi hái, chế biến và sử dụng.

Tác hại của khoai môn gây dị ứng, ngứa ngáy

Tác hại cơ bản của khoai môn là gây dị ứng, ngứa ngáy. Khi cạo vỏ khoai môn, các bạn dễ bị ngứa ở tay nếu bị dính mủ. Tất nhiên một lúc sau sẽ hết. Nhưng với những người có da nhạy cảm, cơ địa dị ứng thì triệu chứng ngứa có thể lan ra toàn thân. An toàn nhất, khi gọt vỏ khoai, bạn nên đeo găng tay. Nếu không có găng tay, sau khi làm xong, bạn ngâm tay vào trong nước có pha dấm là hết.

Nếu ăn khoai mà thấy ngứa miệng, bạn nên ăn thêm rau má trộn dầu dấm.

Những người có cơ địa dị ứng được khuyến cáo không nên ăn khoai môn. Đó là những người bị nổi mề đay, chàm, hen suyễn, viêm mũi dị ứng. Điều này sẽ phòng cho các phản ứng dị ứng bất lợi không cần thiết.

Tác hại của khoai môn gây ngộ độc

Tác hại gây ngộ độc của khoai môn khá tương tự như khoai tây. Đó là khi bạn để củ khoai mọc mầm. Những chổ mọc mầm đó sẽ gây ngộ độc với các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy.

Các bạn cần lưu ý khi bảo quản khoai ở nơi thoáng mát. Tránh những nơi nhiệt độ cao, độ ẩm cao.

Nếu khoai đã mọc mầm thì bạn có thể khoét bỏ phần chung quanh mầm trước khi sử dụng.

Tác hại của khoai môn với đầy hơi khó tiêu

Khoai môn có lợi ích khôi phục đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa. Nay chúng ta lại đang nói đến tác hại gây đầy hơi khó tiêu của khoai môn. Điều này thật là ngược đời, vô lý. Nhưng sự thật nó đơn giản thôi.

Loại khoai này chứa nhiều chất xơ và tinh bột khoáng không tiêu hóa được. Một mặt đây là thức ăn cho hệ vi sinh vật đường ruột. Các axit béo chuỗi ngắn do hệ vi sinh vật này tiết ra lại nuôi dưỡng tế bào lót của ruột. Từ đó khôi phục ruột. Mặt khác, nếu ăn quá nhiều khoai, dẫn đến sự tích tụ quá nhiều chất xơ và tinh bột khoáng trong ruột kết. Nó gây ra đầy bụng, cảm giác khó tiêu.

Giải pháp lúc này đây là bạn có thể ăn vài miếng dứa tươi để làm bụng cảm giác dễ chịu.

Hoặc nếu bạn thấy mình là người có bụng yếu thì nên tập ăn dần dần. Ăn ít trước để khôi phục ruột dần dần. Sau đó mới ăn nhiều để tránh bị đầy bụng.

Trẻ em, bé nhỏ thường hệ tiêu hóa chưa ổn định, yếu ớt thì không nên ăn khoai môn. Bé lớn hơn thì cũng chỉ nên ăn lượng ít.

Lượng khoai khuyến cáo ăn mỗi ngày cho người trưởng thành là khoảng 100g.

Tác hại của khoai môn gây tăng đờm

Đờm là một phản ứng của cơ thể trước tình trạng viêm. Nó giúp bảo vệ các chổ viêm khỏi sự xâm nhập của vi sinh vật gây hại. Tuy nhiên, trong một số tình huống, đờm quá nhiều có thể ảnh hưởng có hại. Như làm khó thở đối với các bé nhỏ.

Một tác hại của khoai môn trong những trường hợp đờm nhiều là gây tăng đờm. Như vậy nó có thể khiến ảnh hưởng không tốt và làm tình trạng xấu đi.

Khoai môn ăn sống được không?

Như vậy chúng ta đều rõ khoai môn có độc chất gây hại khi tiếp xúc chế biến hoặc ăn. Độc chất này là hợp chất oxalat. Khi chúng ta nấu chín thì độc chất này sẽ biến mất. Vì vậy chúng ta có thể an toàn sử dụng.

Khoai môn tuyệt đối không thể ăn sống khi độc chất oxalat vẫn tồn tại. Chỉ nên dùng khi đã nấu chín kỹ.

Lá khoai môn ăn được không?

Lá và củ khoai môn đều là những nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tuyệt vời. Đặc biệt, quercetin, một chất polyphenol được tìm thấy, có đặc tính chống viêm và chống ung thư rất tốt.

Lá khoai môn ăn được, rất tốt. Nhưng phải nấu chín kỹ nhé các bạn.

Thân khoai môn ăn được không?

Thân khoai môn cũng có thể ăn được, làm các món canh. Các bạn cần lưu ý đảm bảo nó chín kỹ để loại bỏ độc tố oxalate.

Trào ngược dạ dày ăn khoai môn được không?

Do tác hại gây đầy hơi khó tiêu của khoai môn nên những người bị trào ngược dạ dày không nên ăn nhiều. Bạn có thể ăn thêm một ít dứa tươi, hoặc cho một ít rượu vào khi pha chế. Nó sẽ giúp bạn tránh đầy hơi.

Hàm lượng chất xơ trong khoai môn có thể cải thiện các triệu chứng trào ngược axit.

Tinh bột kháng trong khoai môn cũng được lên men trong ruột kết, có thể làm tăng sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Nhờ tăng vi khuẩn có lợi mà cơ thể được tăng cường chức năng miễn dịch, tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng.

Người bị viêm đường ruột, đại tràng nên ăn khoai môn

Thật thú vị, các nghiên cứu trên người đã phát hiện ra rằng những người bị rối loạn viêm đường ruột. Chẳng hạn như viêm loét đại tràng. Nhóm người này có xu hướng có lượng axit béo chuỗi ngắn trong ruột thấp hơn.

Tiêu thụ chất xơ và tinh bột kháng có thể làm tăng axít béo chuỗi ngắn. Giúp bảo vệ chống lại bệnh viêm ruột và ung thư ruột kết.

Theo như một số tài liệu đông y, những người bị viêm đường ruột và viêm đại tràng nên ăn sáng bằng khoai môn. Do nó có vị nhạt, lúc mới ăn có thể chấm cùng mật ong, hoặc muối. Không nên ăn với đường tinh luyện hay muối tiêu nhé các bạn.

Hãy thực hiện kiên trì ăn trong 30 ngày, các bạn sẽ thấy đại tràng hồi phục bất ngờ.

Những người nên tránh xa khoai môn

Mặc dù khoai môn giàu dinh dưỡng, chất xơ, tinh bột kháng nhưng không phải ai cũng có thể ăn nó. Đặc biệt là 4 nhóm người sau đây:

Người bị đờm do tác hại của khoai môn gây đờm

Nhóm người đang bị nhiều đờm nên tránh ăn khoai môn. Vì tiêu thụ nhiều sẽ khiến tình trạng đờm tăng nặng hơn.

Người bị dị ứng do tác hại của oxalat trong khoai môn

Những người bị dị ứng do gan yếu, thường khá mẫn cảm với chất độc. Những người này da thường dễ bị mẫn đỏ khi tiếp xúc với các chất có hại. Phản ứng viêm thường rơi vào tình trạng quá mẫn. Như mắt sưng quá mức. Cổ họng sưng quá mức đến không thở được. Da nổi sần toàn thân.

Do tác hại của độc chất oxalat trong khoai môn. Nhóm người này được khuyến cáo không nên ăn khoai môn. Hoặc chỉ ăn hàm lượng càng ít càng tốt và phải tìm cách thải độc, khôi phục lại chức năng của gan. Khoai chỉ nên ăn khi nấu chín kỹ.

Trẻ nhỏ do tác hại khó tiêu của khoai môn

Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa yếu, chưa hoàn chỉnh. Khoai môn lại có tác hại khó tiêu do chứa nhiều chất xơ và tinh bột kháng. Nên trẻ nhỏ chỉ nên cho ăn với hàm lượng rất ít, có kiểm soát. Nên nấu, hầm chín kỹ hơn là dùng phương pháp chiên, rang.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Comment moderation is enabled. Your comment may take some time to appear.

facebook
twitter