Home » Văn hoá » Hội hoạ » Mannerism là gì?
Trường phái Kiểu Cách - Mannerism

Perseus and Andromeda .*oil on canvas.*180 x 150 cm.*1611.*signed: JOACHIM WTEWAEL FECIT ANNO 1611 (S.D.MI.H.B.G.)

Trường phái Kiểu Cách ra đời vào thời kỳ hậu Phục Hưng. Các nghệ sĩ thời kỳ này tìm cách thoát khỏi phong cách vẻ đẹp cổ điển của trường phái hội họa Phục Hưng. Thay vào đó họ muốn tăng cái tôi, tính nghệ thuật cao hơn trong các tác phẩm. Họ không muốn tuân thủ các quy cách không gian tuyến tính, cũng như tính chính xác trong thể hiện cơ thể người. Trường phái này sau này được gọi là Mannerism.

Trường phái Kiểu Cách ra đời vào thời kỳ hậu Phục Hưng. Các nghệ sĩ thời kỳ này tìm cách thoát khỏi phong cách vẻ đẹp cổ điển của trường phái hội họa Phục Hưng. Thay vào đó họ muốn tăng cái tôi, tính nghệ thuật cao hơn trong các tác phẩm. Họ không muốn tuân thủ các quy cách không gian tuyến tính, cũng như tính chính xác trong thể hiện cơ thể người. Trường phái này sau này được gọi là Mannerism.

Nội dung:

Mannerism là gì?

Mannerism là tên gọi một trường phái hội họa xuất hiện ở Ý vào năm 1503. Tên gọi gốc bằng tiếng Ý là Manierismo. Nó bắt nguồn từ từ Maniera, có nghĩa là kiểu cách. Đây là một phong cách phản lại những gì tinh tế, tỉ mỉ, chính xác cao độ của trường phái hội họa Phục Hưng. Trường phái này được gọi là trường phái hội họa Kiểu Cách.

Trường phái Mannerism đi theo khuynh hướng cường điệu hóa, gia tăng độ tương phản. Nó là cầu nối giữa trường phái Phục Hưng và trường phái Boraque về sau.

Hoàn cảnh ra đời trường phái kiểu cách

Trường phái Kiểu Cách ra đời tại Florence và Rome vào 1503. Nó bắt đầu chiếm ưu thế ở Ý từ cuối thời Hậu Phục Hưng. Kéo dài đến sự khởi đầu của trường phái Baroque vào khoảng năm 1590.

Thuật ngữ Mannerism lần đầu tiên sử dụng vào khoảng cuối thế kỷ 18 bởi nhà khảo cổ học người Ý Luigi Lanzi. Nó định nghĩa các nghệ sĩ thế kỷ 16 là tín đồ của các bậc thầy lớn thời Phục Hưng.

Lý do trường phái Kiểu Cách ra đời

Vào thời kỳ của trường phái hội họa Phục Hưng, nghệ thuật được tiêu chuẩn hóa. Nó chứa trong đó các tiêu chuẩn về độ phức tạp mặt hình thức, toán học, tỉ lệ v.v… Michelangelo đặt ra và tiêu chuẩn về độ phức tạp hình thức. Raphel đặt ra tiêu chuẩn về vẻ đẹp lý tưởng hóa.

Trường phái Kiểu Cách ra đời như một sự phản kháng lại chủ nghĩa cổ điển hài hòa và chủ nghĩa tự nhiên lý tưởng hóa. Nhiều người cho rằng trường phái này như là một sự nổi loạn.

Các nghệ sĩ trường phái Mannerism cho rằng. Các ám ảnh về phong cách, kỹ thuật trong bố cục hình tượng đang lấn át tầm quan trọng và ý nghĩa của chủ đề. Giá trị cao nhất đang được đặt vào giải pháp có vẻ dễ dàng thay vì thể hiện các vấn đề nghệ thuật phức tạp.

Đặc điểm của trường phái Kiểu Cách

Phá vỡ tính chính xác, không gian tuyến tính của hội họa thời Phục Hưng

Các nghệ sĩ trường phái hội họa Kiểu Cách đã phát triển một phong cách đặc trưng bởi tính cá nhân hòa trộn với nghệ thuật, sang trọng kết hợp với cơ sở kỹ thuật cởi mở. Nó chứa những niềm đam mê tinh vi đối với sự kỳ quái.

Các nhân vật trong tranh thường nhìn duyên dáng. Nhưng tứ chi thon dài một cách kỳ lạ. Đầu thì nhỏ, đường nét trên khuôn mặt cách điệu. Tư thế có vẻ như khó khăn hoặc giả tạo.

Parmigianino, “Madonna with Long Neck,” 1534-1540

Không gian phối cảnh tuyến tính sâu sắc của trường phái hội họa hậu Phục Hưng được làm phẳng đi. Lúc này các hình vẽ xuất hiện như một sự sắp xếp trang trí trên một nền phẳng có kích thước không xác định.

Sự phóng đại màu sắc, độ tương phản

Những người theo trường phái Kiểu Cách tìm cách cải tiến liên tục về hình thức và khái niệm.

Đẩy sự phóng đại và độ tương phản đến những giới hạn lớn. Kết quả bao gồm các mối quan hệ không gian kỳ lạ, sự sắp xếp chói tai của các màu sắc mãnh liệt không tự nhiên. Sự nhấn mạnh vào sự bất thường về quy mô. Sự pha trộn đôi khi hoàn toàn phi lý giữa các họa tiết cổ điển và các tham chiếu trực quan khác đến đồ cổ. Các tưởng tượng bằng hình ảnh kỳ cục nhưng đầy sáng tạo.

Pontormo, “The Deposition,” 1526-1528 

Nghệ thuật trang trí

Để nâng tầm hội họa so với thời Phục Hưng, họa sĩ trường phái Kiểu Cách đưa vào tác phẩm những khung cảnh và sự trang hoàng xa hoa.

Lấy cảm hứng từ tác phẩm Millefleur, nghĩa là ‘ hàng nghìn bông hoa’. Botticelli đã đưa họa tiết hoa cỏ vào những bức họa thần thoại lớn. Tiêu biểu là tác phẩm ‘Primavera’.

Giuseppe Arcimboldo, “Spring,” 1573 

Phong cách nghệ thuật trang trí này trở thành đặc trưng ưa thích của các họa sĩ trường phái Mannersism. Họ phủ đầy bức vẽ cùng tác phẩm điêu khắc với vô vàn ý tưởng. Nổi bật nhất là danh họa Giuseppe Arcimboldo. Ông đã thực hiện hàng loạt bức chân dung độc nhất vô nhị từ cây cỏ, động vật hoặc bất kỳ một chất liệu nào có thể.

Những tác phẩm trường phái Kiểu Cách đầu tiên

Bức Biến Hình của Raphael

Raphael là một trong những họa sĩ danh tiếng trường phái Phục Hưng. Tuy nhiên các bức tranh sau này của ông ở Rome đã xuất hiện dấu vết đầu tiên của trường phái Kiểu Cách. Đặc biệt là bức Biến Hình (1517-1520) mô tả sự biến hình của Chúa Kito.

Tác phẩm của Rosso và Pontormo

Trong khoảng thời gian 1515 đến 1524, các họa sĩ người Florentine Rosso Fiorentino và Jacopo da Pontormo đã thoát khỏi chủ nghĩa cổ điển thời Phục Hưng. Họ phát triển một phong cách biểu cảm, kích động về mặt cảm xúc trong các tác phẩm tôn giáo của họ.

Những tác phẩm đáng chú ý nhất của họ là Bàn Thờ Visdomini của Pontormo (1518), Trong Nhà Thờ San Michele Visdomini Florence và Sự Phế Truất Từ Thập Tự Giá của Rosso (1521).

Vào đầu những năm 1520, Rosso hành trình đến Rome. Ông tham gia cùng các nghệ sĩ Giulio Romano, Perino del Vaga và Polidoro da Caravaggi cho công việc ở Vatican. Đây đều là những tín đồ của Raphel, một trụ cột của trường phái Phục Hưng. Phong cách Mannerism hoàn toàn nổi lên trong các tác phẩm của họ. Sau này là Madonna with the Long Neck (1534–40), Dead Christ with Angels (khoảng 1526) của Rosso và Deposition của Pontormo (1525–28) là những tác phẩm xuất sắc về sự trưởng thành của trường phái Kiểu Cách.

Bức bích họa Sự Phán Xét Cuối Cùng

Bức bích họa khổng lồ của Michelangelo Sự phán xét cuối cùng (1536–41) trong Nhà nguyện Sistine cho thấy xu hướng chủ nghĩa Mannerism mạnh mẽ trong bố cục bị kích động. Không gian trong bức tranh vô hình và không xác định. Cũng như trong các tư thế bị tra tấn và cơ bắp cường điệu của các nhóm nhân vật khỏa thân.

Sự lan tỏa của trường phái Kiểu Cách

Chủ nghĩa Kiểu Cách phức tạp phát triển ở Rome trước năm 1527. Nó trở thành ảnh hưởng chính đến phong cách của một số họa sĩ trẻ người Ý hoạt động trong những năm 1530, 40, 50. Trong số đó có Giorgio Vasari, Daniele da Volterra, Francesco Salviati, Domenico Beccafumi, Federico Zuccari, Pellegrino Tibaldi. Nổi bật nhất là Bronzino, học trò của Pontormo. Ông trở thành họa sĩ theo trường phái Mannerism quan trọng nhất ở Florence vào thời điểm này.

Trường phái Mannerism cũng đã bắt đầu lan rộng ra ngoài nước Ý. Rosso đã mang phong cách này đến Pháp vào năm 1530. Nó được tiếp nối ở đó hai năm sau bởi Francesco Primaticcio. Người đã phát triển một biến thể quan trọng của trường phái Kiểu Cách của Pháp trong các đồ trang trí tại triều đình Pháp ở Fontainebleau.

Trường phái Kiểu Cách đã được truyền bá và phổ biến khắp Trung và Bắc Âu. Điều đó thực hiện bởi một số lượng lớn các bản khắc trên các bức tranh Ý. Cũng như các chuyến thăm của các nghệ sĩ Miền Bắc tới Rome.

Bartholomaeus Spranger, Hendrik Goltzius và Hans von Aachen đã trở thành những họa sĩ quan trọng của trường phái Mannerism.

Mặc dù các thành phố Haarlem và Amsterdam của Hà Lan đã trở thành trung tâm của phong cách mới. Nhưng sự bảo trợ đầy tham vọng nhất lại được thực hiện tại Praha bởi Hoàng Đế Rodolf II. Spranger và những người khác làm việc cho Rudolf đã phát triển một phong cách Mannerism mới lạ. Nó đôi khi kỳ cục và không thể giải thích được.

Trường phái Kiểu Cách trong điêu khắc

Đối với bậc thầy như Michelanelo, các tác phẩm điêu khắc sau này của ông thể hiện sự phức tạp dưới hình thức xoắc ốc ngoằn ngoèo. Như trong Tác phẩm Victory (1532 -1534). Nó thống trị khát vọng của những người theo chủ nghĩa Mannerism.

Các nhà điêu khắc Bartolommeo Ammannati, Benvenuto Cellini, và quan trọng nhất là Giambologna. Họ trở thành những người ảnh hưởng chính của trường phái Kiểu Cách với những bức tượng có kiểu dáng duyên dáng và phức tạp.

Sự kết thúc của chủ nghĩa Mannerism

Chủ nghĩa Mannerism vẫn giữ được mức độ phổ biến quốc tế cao. Cho đến khi các bức tranh của Annibale Carracci và Caravaggio xuất hiện vào những năm 1600. Nó chấm dứt phong cách Mannerism và mở ra thời kỳ Baroque.

Trường phái Kiểu Cách trong một thời gian dài sau đó bị coi thường như một phong cách suy đồi, vô chính phủ. Nó được coi đơn giản đánh dấu sự thoái hóa của nền sản xuất nghệ thuật Hậu Phục Hưng.

Nhưng vào thế kỷ 20, phong cách này lại được đánh giá cao nhờ sự dũng cảm về mặt kỹ thuật. Sự Sang trọng. Sự bóng bẩy.

Cường độ tinh thần của chủ nghĩa Mannerism, tính thẩm mỹ phức tạp, trí tuệ, sự thử nghiệm về hình thức và nỗi lo tâm lý dai dẳng biểu hiện trong nó. Tất cả khiến phong cách này trở nên hấp dẫn, thú vị đối với khí chất hiện đại. Nhiều người nhìn thấy mối quan hệ giữa nó và xu hướng biểu hiện hiện đại trong nghệ thuật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Comment moderation is enabled. Your comment may take some time to appear.

facebook
twitter