Home » Khoa học - Công nghệ » Hạt vi nhựa đến từ đâu?
Hạt vi nhựa đến từ đâu?

Bãi biển quận Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận , Vietnam năm 2018. Photo Nguyen Viet Hung.

Rác thải nhựa về cơ bản có 2 dạng. Dạng vi nhựa ở trong các sản phẩm tẩy rửa, phụ gia và dạng mảnh nhựa lớn từ các vật dụng, thiết bị có chi tiết nhựa. Hạt vi nhựa đến từ các sản phẩm tẩy rửa có thể được thải trực tiếp vào nguồn nước thải. Ở các đô thị lớn thì chúng sẽ trải qua các nhà máy lọc nước trước khi vào sông ngoài và chảy ra biển. Rác thải nhựa dạng lớn có thể được chôn lấp ở các khu tập trung, hoặc đốt. 2-4% trong số đó, khoảng 6-16 triệu tấn không được kiểm soát và thải ra môi trường gây ô nhiễm. Lượng rác thải này chiếm 80% rác thải biển.(Velis et al., 2017). Hạt vi nhựa sẽ đến từ quá trình tan rã từ từ của chúng.

Nhựa hiện đã trở thành một phần quan trọng, gần như không thể tách rời trong cuộc sống chúng ta. Một lối sống hiện đại, tiện dụng. Nhìn chung quanh, máy móc, thiết bị, giấy bọc nhựa, áo quần, túi đựng, giường gối, đồ chơi, chai nhựa đựng nước, lốp xe. Bạn thấy đó, nhựa! Ngay cả cây chổi bây giờ cũng là chổi nhựa. Một vật liệu, mang tính trơ, khó phân hủy, nhẹ, dễ tạo hình. Đủ các ưu điểm. Và hậu quả đến môi trường và sức khỏe là tính trơ, độc, hấp thụ chất độc. Nguồn hạt vi nhựa đến từ khắp nơi, từ các vật dụng vật liệu nhựa mà con người chúng ta sử dụng.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về tình trạng hạt vi nhựa trong nước đóng chai.

Nội dung:

Hạt vi nhựa đến từ rác thải nhựa con người thải ra

Rác thải nhựa về cơ bản có 2 dạng. Dạng vi nhựa ở trong các sản phẩm tẩy rửa, phụ gia và dạng mảnh nhựa lớn từ các vật dụng, thiết bị có chi tiết nhựa.

Hạt vi nhựa đến từ các sản phẩm tẩy rửa có thể được thải trực tiếp vào nguồn nước thải. Ở các đô thị lớn thì chúng sẽ trải qua các nhà máy lọc nước trước khi vào sông ngoài và chảy ra biển.

Rác thải nhựa dạng lớn có thể được chôn lấp ở các khu tập trung, hoặc đốt. 2-4% trong số đó, khoảng 6-16 triệu tấn không được kiểm soát và thải ra môi trường gây ô nhiễm. Lượng rác thải này chiếm 80% rác thải biển.(Velis et al., 2017). Hạt vi nhựa sẽ đến từ quá trình tan rã từ từ của chúng.

Con người có vẻ như đang tạo ra một hành tinh nhựa. Năm 2014, chúng ta thải ra môi trường 420 triệu tấn rác thải nhựa. Trong khi vào năm 1950, con số này chỉ 2 triệu tấn. Trong vòng 65 năm đó, số rác nhựa tích lũy tổng cộng 6 tỉ tấn. Chúng nằm ở đại dương hay các bãi rác lớn.

Riêng Việt Nam ta, năm 2018, chúng ta thải ra đại dương 0,28 đến 0,73 triệu tấn rác nhựa. Chiếm 6% tổng lượng rác thải nhựa toàn thế giới. Xếp hàng thứ 4, sau Trung Quốc, Indonesia, Philippine.

Hạt vi nhựa đến từ các sản phẩm tẩy rửa

Hạt vi nhựa đến từ các sản phẩm tẩy rửa là nguồn ô nhiễm vi nhựa chủ yếu. Các hạt vi nhựa được bổ sung trực tiếp và những loại sản phẩm giống như vậy nhằm tăng hiệu quả sản phẩm. Ngày nay bạn có thể nhìn thấy, cảm thấy các hạt nhỏ nhỏ, ráp ráp bên trong kem đánh răng được gọi là microbead. Bột giặt, xà phòng, sữa rửa mặt đều có những hạt như vậy.

Con đường của vi nhựa từ các sản phẩm này là trôi vào dòng nước. Đích đến cuối cùng là Đại Dương. Vì vậy chúng là mối nguy hại lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt.

Khi bằng đủ mọi nẻo đường. Gió cuốn chúng lên khí quyển. Hòa vào trong mây. Mưa vi nhựa rơi xuống mặt đất. Nước uống bị nhiễm vi vi nhựa. Muối ăn bị nhiễm vi nhựa. Chúng đang quay trở về cơ thể chúng ta. Ở trong không khí, trong phổi, trong máu, trong mô của chúng ta.

Ước tính mỗi năm có hàng trăm nghìn tấn hạt vi nhựa thế này được đổ ra môi trường. Theo Tổ chức Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP). Năm 2012, các nước thuộc Liên minh châu Âu EU đã sử dụng hơn 4.300 tấn hạt vi nhựa.

Vi nhựa sơ cấp

Vi nhựa sơ cấp được thải trực tiếp vào môi trường dưới dạng các hạt nhựa. Chúng được thêm vào các sản phẩm. Ví dụ như chất ổn định hoặc chất lấp lánh trong mỹ phẩm. Hoặc dưới dạng vật liệu dạng hạt trong sân thể thao cỏ nhân tạo.

Cơ quan Hóa chất Châu Âu ước tính rằng 145.000 tấn hạt vi nhựa được sản xuất và sử dụng ở Châu Âu mỗi năm (ECHA, 2021).

Hạt vi nhựa cũng có thể được đến từ các quá trình khác như:

  • Sự cố trong quá trình sản xuất.
  • Sự hao mòn của sản phẩm nhựa trong quá trình sử dụng.
  • Sự mài mòn của lốp ô tô.
  • Sự bong tróc của sơn và chất phủ.
  • Giặt hoặc mặc hàng dệt tổng hợp.

Mỗi năm thế giới thải ra môi trường khoảng 3 triệu tấn vi nhựa sơ cấp.

Bên cạnh đó là 5,3 triệu tấn các vật dụng bằng nhựa thuộc về rác thải quản lý sai cách. Chúng cũng sẽ phân hủy theo thời gian để trở thành vi nhựa thứ cấp (UNEP, 2018).

Một nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự. 3,2 triệu tấn hạt vi nhựa sơ cấp đến từ các hộ gia đình và hoạt động thương mại. Trong đó 1,5 triệu tấn vi nhựa sơ cấp được thải ra đại dương (Boucher và Friot, 2017). Tính theo đầu người, tương ứng là 400 gram vi nhựa sơ cấp thải ra môi trường mỗi năm. Tương đương 80 túi nhựa đựng hàng tạp hóa. Một nữa con số vi nhựa này sẽ nằm ở đại dương.

Hạt vi nhựa đến từ sự phân mảnh rác nhựa

Một nguồn thải thứ cấp khác là hạt vi nhựa đến từ sự phân mảnh rác nhựa. Các vật dụng bằng nhựa sẽ thoái hóa theo thời gian để tạo thành những hạt nhựa nhỏ li ti cỡ micromet, hay nanomet (Velis và cộng sự, 2017).

Sự tan rã này là bởi tác động của ánh sáng mặt trời, gió, sóng, độ ẩm, nhiệt v.v….

Ngoài ra, còn có sự hình thành hạt vi nhựa khác theo cách hao mòn. Như mài mòn lốp xe vận chuyển trên đường. Hoặc cách giải phóng các sợi nhựa nhỏ trong quá trình giặt hàng dệt tổng hợp.

Vi nhựa thứ cấp

Hạt vi nhựa thứ cấp đến từ sự phân hủy các vật dụng bằng nhựa. Nguồn rác thải nhựa chiếm tỷ trọng khá lớn như dụng cụ đánh cá bị loại bỏ, bao bì nhựa, nhựa bị thất thoát từ các bãi chôn lấp lộ thiên.

Gió có thể vận chuyển rác thải nhựa từ các bãi chôn lấp hoặc bãi rác lộ thiên đến các con sông cách xa tới 10 km (Parker, 2021).

Số lượng thải trên toàn thế giới

Một nghiên cứu của Meijer et al. (2021) ước tính rằng. 80% rác thải nhựa ra đại dương đến từ hơn 1.000 con sông. Các con sông này chảy qua các khu đô thị dân cư đông đúc và bị ô nhiễm nặng nề bởi rác thải nhựa. Đặc biệt là các con sông từ các đô thị ở Châu Á.

Lưới đánh cá bị loại bỏ khoảng 500.000 tấn mỗi năm trên toàn thế giới là nguồn vi nhựa thứ cấp thải trực tiếp ra đại dương (Boucher và Friot, 2017; UNEP, 2018).

Các ước tính về lượng rác thải nhựa thải ra đại dương rất khác nhau. Từ 1,15 đến 12,7 triệu tấn một năm. tương ứng 1,8kg rác thải nhựa trên mỗi người trên toàn thế giới (Jambeck và cộng sự, 2015; Sherrington, 2016; Boucher và Friot , 2017; Lebreton và cộng sự, 2017; UNEP, 2018).

Số lượng ở Châu Âu

Ở châu Âu, một nghiên cứu năm 2021 ước tính rằng có khoảng 307 đến 925 triệu mảnh rác được thải ra đại dương hàng năm. Nhựa chiếm 82% trong số rác được quan sát thấy (Gonzalez-Fernandez và cộng sự, 2021).

Cơ quan Hóa chất Châu Âu (ECHA, 2021) đã tính toán rằng 176.000 tấn hạt vi nhựa thứ cấp được thải vào vùng nước mặt của Châu Âu hàng năm do sự mài mòn và phong hóa của các sản phẩm nhựa.

Thêm vào đó là 72.000-280.000 tấn vi nhựa sơ cấp được thải ra vùng nước bề mặt ở châu Âu mỗi năm. Theo ước tính của Eunomia và ICF (2018). Vật liệu chèn dạng hạt được sử dụng trên sân cỏ nhân tạo là nguồn chủ yếu của các hạt vi nhựa này, chiếm 16.000 tấn; các nguồn khác bao gồm phụ gia cho mỹ phẩm, chất tẩy rửa và phân bón.

Tỷ lệ lớn hạt vi nhựa đến từ dệt may

Một nguồn thải hạt vi nhựa quan trọng đến từ việc mặc áo quần và giặt đồ dệt may sợi tổng hợp.

Và một điều quan trọng ta cần biết là dệt may và nhựa là một trong những chuỗi giá trị quan trọng trong kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn của EU.

35% hạt vi nhựa thải ra đại dương có nguồn gốc từ việc giặt vải tổng hợp. Theo Boucher và Friot (2017). Con số này có thay đổi khi đến từ Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP). Họ đưa ra con số ước tính 16%.

Ở Châu Âu, ước tính có 13.000 tấn vi sợi dệt được thải vào nước bề mặt mỗi năm. Tính theo đầu người là 25 gram/người. Nó chiếm 8% tổng lượng vi nhựa sơ cấp được thải ra.

Khoảng 200.000 đến 500.000 tấn vi nhựa từ hàng dệt may xâm nhập vào môi trường biển toàn cầu mỗi năm (Sherrington, 2016; Quỹ Ellen MacArthur, 2017).

Phần lớn vi nhựa thải ở lần giặt đầu tiên

Phần lớn các hạt vi nhựa từ hàng dệt được giải phóng trong vài lần đầu tiên hàng dệt được giặt. Món đồ thải vi nhựa nhiều nhất là thời trang nhanh. Loại hàng này chiếm tỷ lệ cao trong lần giặt đầu tiên. Thời gian sử dụng ngắn. Mau hỏng, sờn rách do chất lượng thấp.

Có thể giảm hoặc ngăn chặn việc giải phóng vi hạt nhựa từ hàng dệt may bằng cách thực hiện các quy trình sản xuất và thiết kế bền vững cũng như các biện pháp cẩn thận để kiểm soát phát thải hạt vi nhựa trong quá trình sử dụng, đồng thời bằng cách cải thiện quy trình xử lý và xử lý khi hết vòng đời.

Phần lớn vi nhựa dệt may ở dạng sợi

Dệt may là một nguồn chính gây ô nhiễm vi nhựa. Vi nhựa có nguồn gốc từ hàng dệt may thường có dạng sợi và do đó thường được gọi là vi sợi (Roos et al., 2017).

Hàng dệt làm từ sợi có nguồn gốc tự nhiên (ngược lại với sợi tổng hợp gây ra sự giải phóng vi nhựa) cũng loại bỏ vi sợi.

Ngoài ra, hàng dệt may còn cung cấp các loại hạt vi nhựa có hình dạng khác. Chúng có nguồn gốc từ nhiều loại vật liệu hoặc phụ kiện khác nhau được sử dụng trong quần áo và các sản phẩm dệt may. Chẳng hạn như bản in, lớp phủ, nút và lấp lánh.

Quá trình thải hạt vi nhựa của dệt may

Hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào việc giải phóng vi sợi thông qua quá trình giặt vải dệt tổng hợp. Coi nước thải là con đường rò rỉ chủ yếu vào môi trường nước (Boucher và Friot, 2017).

Tuy nhiên, vi sợi cũng được thải ra trong quá trình sản xuất dệt may. Mặc quần áo mặc. Thải bỏ chúng khi hết hạn sử dụng. Các vi sợi này được phân tán trong nước, không khí và đất.

Mặc dù tình trạng bong tróc sợi nhỏ giảm qua các lần giặt liên tiếp, nhưng việc vải bị sờn khi quần áo cũ đi cũng dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ bong tróc sợi nhỏ (Hartline et al., 2016).

Ảnh hưởng của máy giặt đến tốc độ thải hạt vi nhựa

Đây là một thông tin quan trọng hữu ích. Nếu các bạn đọc kỹ có thể bảo vệ quần áo của mình. Giúp chúng được sử dụng lâu hơn. Và tất nhiên nó sẽ trì hoãn lại quá trình giải phóng vi sợi trong quá trình giặt giũ.
Quá trình sử dụng máy giặt sẽ gây ra sự bào mòn, thải ra các vi sợi. Chúng theo nước thải và đến các nhà máy xử lý nước thải. Nơi đây, một phần lớn vi nhựa sẽ được lọc ra. Phần còn lại sẽ được thải ra môi trường. Các bùn thải từ nhà máy nước này rồi cũng được dùng trên các ruộng đồng. Là nguồn cung cấp vi nhựa vào đất.

Khi sử dụng máy giặt, nếu bạn để chu kỳ giặt dài, hay kết hợp với chế độ nhiệt độ cao, nó sẽ tăng bào mòn và giải phóng nhiều vi sợi.

Bạn nên chọn chất tẩy lỏng hơn là bột giặt. Bột giặt hoạt động như một chất mài mòn, làm hỏng các sợi vải. Sử dụng thêm chất làm mềm vải giúp vải ít bị bong vi sợi hơn. Giảm hư hại, mài mòn trong quá trình giặt.

Loại máy giặt cũng ảnh hưởng đến tốc độ thải hạt vi nhựa. Mặt giặt cửa trên gây ra tình trạng đổ vả1i nhiều hơn so với máy giặt cửa trước. Việc này có thể áo quần bị mài mòn nhiều hơn trong quá trình lộn nhào ở kiểu máy cũ (Hartline và cộng sự, 2016).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Comment moderation is enabled. Your comment may take some time to appear.

facebook
twitter