Cũng như các nguồn rác thải khác, rác thải nhựa và hạt vi nhựa phần lớn đều đổ về đại dương. Trong khi các rác thải khác có thể phân hủy, thì nhựa mang tính tan rã chứ không phải phân hủy. Lượng hạt vi nhựa trong nước đại dương càng lúc càng tăng. Một số sẽ cập lại bờ biển, một số lơ lửng bề mặt, và số lớn khác chìm xuống đáy biển sâu chờ tan rã ở đó. Nhưng rồi như một vòng tuần hoàn khép kín. Các hạt vi nhựa micro, nano sẽ trở lại với con người.
Nội dung
- Có bao nhiêu hạt vi nhựa trong nước đại dương
- Vi nhựa dưới đáy biển
- Sự trở lại của hạt vi nhựa trong nước đại dương
Có bao nhiêu hạt vi nhựa trong nước đại dương
Theo Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới, khoảng 150 triệu tấn nhựa đã trôi nổi trong các đại dương. Mỗi năm lại thêm 8 triệu tấn rác nhựa vào đại dương. Hầu hết nhựa đổ vào đại dương có khả năng kết thúc ở bờ biển thay vì trên bề mặt hoặc đáy đại dương.
Có một nghiên cứu chỉ ra rằng. Có khoảng 5 nghìn tỉ hạt vi nhựa trong nước đại dương. 90% có kích thước nhỏ hơn 6.53 mm. Kích thước dưới 5mm được định nghĩa là vi nhựa. Thậm chí chúng có thể nhỏ hơn đến micromet, nanomet.
Mối nguy hại từ nhựa chủ yếu đến từ các hạt vi nhựa này. Chúng có thể trở thành thức ăn, bởi sự nhầm lẫn của phiêu sinh vật. Theo tháp thức ăn chúng sẽ vào dạ dày của con người. Chúng có thể hòa lẫn trong muối, thành một loại muối nhiễm vi nhựa.
Một nghiên cứu khác mới hơn thì ước tính bề mặt đại dương có khoảng 15 đến 51 nghìn tỉ hạt vi nhựa.
Dù rằng các nhà khoa học đã phát hiện rất nhiều nhựa và vi nhựa dưới đáy biển. Nhưng các nhà nghiên cứu cho biết đó chỉ là một phần nhỏ trong tổng lượng nhựa được thải ra biển hàng năm trên thế giới.
Vi nhựa dưới đáy biển
Có tương đối ít thông tin về mức độ nhựa nằm dưới đáy biển và trong trầm tích biển sâu dưới đáy thế giới của chúng ta.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng các dòng chảy đang mang các hạt vi nhựa vào hệ sinh thái biển sâu. Khi các dòng chảy chậm lại, các hạt lơ lửng rơi ra và lắng xuống đáy biển.
Nhà khoa học Ian Kane của Đại học Manchester cho biết. “Các dòng hải lưu sâu về cơ bản hoạt động giống như các dòng khí quyển. Chúng là một phần của mô hình tuần hoàn toàn cầu và các hạt được vận chuyển tùy theo hình dạng và mật độ. Quá trình đó tương tự nhau.”
Có bao nhiêu hạt vi nhựa dưới đáy biển
Một nghiên cứu mới từ cơ quan khoa học quốc gia Úc CSIRO. Công bố trên tạp chí Frontiers in Marine Science vào thứ Hai. Nó đã làm sáng tỏ vấn đề nhựa này.
Ước tính rằng có hơn 14 triệu tấn vi nhựa nằm dưới đáy đại dương.
Các mẫu lõi được lấy vào tháng 3 và tháng 4 năm 2017 từ độ sâu từ 1.655 mét (5.400 feet) đến 3.062 mét (10.000 feet). Các mẫu được lấy từ sáu địa điểm ở Great Australian Bright, cách bờ biển Nam Úc tới 380 km.
Phân tích 51 mẫu được lấy cho thấy có trung bình 1,26 mảnh vi nhựa trên mỗi gam trầm tích. Các nhà nghiên cứu nói rằng số lượng vi nhựa nhiều hơn tới 25 lần so với các nghiên cứu về biển sâu trước đây.
Sau đó, các nhà nghiên cứu đã mở rộng dữ liệu của họ lấy được ngoài khơi bờ biển Australia để có được ước tính toàn cầu về trọng lượng của hạt vi nhựa trong trầm tích biển sâu và đạt được ước tính là 14,4 triệu tấn. Đây là một ước tính mà họ cho là thận trọng. Vì vị trí ở xa và cách xa. từ các trung tâm dân cư đô thị.
Hàng năm có thêm khoảng 1,5 triệu tấn vi nhựa đi vào đại dương (Boucher và Friot, 2017).
Nghiên cứu cho thấy lượng hạt vi nhựa đó nhiều hơn gấp 35 lần so với lượng được cho là nổi trên bề mặt nước đại dương
Hạt vi nhựa trong nước đại dương vẫn đang gia tăng
Tình trạng hạt vi nhựa trong nước đại dương sẽ vẫn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Thậm chí ngay cả khi chúng ta nỗ lực cắt giảm tiêu thụ nhựa ngay lập tức. 710 triệu tấn nhựa vẫn sẽ gây ô nhiễm môi trường vào năm 2040.
Nhưng đó chỉ là giả sử, tình trạng đang tồi tệ hơn khi sản xuất nhựa và ô nhiễm vẫn đang tiếp tục tăng. Nhiều người ở các nước đang phát triển gia nhập tầng lớp trung lưu hơn. Nhu cầu tiêu thụ sẽ lớn hơn.
Các rác thải nhựa dưới sự phong hóa của nhiệt, gió rồi cuối cùng trở thành hạt vi nhựa. Nó trở thành thách thức môi trường chính của thế hệ này. Ảnh hưởng đến tất cả các sinh vật, hệ sinh thái.
Cách hạt vi nhựa đi vào đáy biển sâu
Tiến sĩ Denise Hardesty, nhà khoa học nghiên cứu chính và đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết. Họ “ngạc nhiên khi quan sát thấy lượng vi nhựa cao ở một địa điểm xa xôi như vậy.”
Nghiên cứu cho thấy nhựa có thể tích tụ dưới đáy biển bằng cách chìm qua cột nước. Hoặc từ các dòng chảy vận chuyển vi nhựa xuống các hẻm núi dưới nước đến đáy biển sâu.
Hardesty cho biết. “Nghiên cứu của chúng tôi phát hiện ra rằng đại dương sâu thẳm là nơi chứa vi nhựa. Bằng cách xác định vị trí và số lượng hạt vi nhựa, chúng tôi có được bức tranh rõ hơn về mức độ của vấn đề.”
Sự trở lại của hạt vi nhựa trong nước đại dương
Các hạt vi nhựa trong nước đại dương sẽ trở lại. Đại dương đang hấp thụ nhựa chảy ra biển qua nước thải. Sau đó chúng sẽ trôi dạt vào bờ nhờ gió biển. Gió sẽ cuốn các hạt vi nhựa nổi ở bề mặt lên để tham gia vào vòng tuần hoàn sinh thái. Hạt vi nhựa được gió đi xa, trở về lại thành phố. Tới những nơi xa xôi.
Hạt vi nhựa hút ẩm trong không khí trở thành mây nhựa tạo nên những cơn mưa vi nhựa. Nước đóng chai, hay nước máy các bạn uống hầu như tất cả đều đã bị nhiễm vi nhựa.
Khi nhựa, hạt vi nhựa rớt xuống đất. Nó sẽ tìm mọi cách để quay trở lại với chúng ta.
Theo Hardesty, việc tìm ra giải pháp hiệu quả để ngăn chặn ô nhiễm nhựa trước khi nó lan ra đại dương và cắt giảm việc sử dụng nhựa nói chung trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Bà nói: “Điều này sẽ giúp cung cấp thông tin cho các chiến lược quản lý chất thải. Đồng thời tạo ra sự thay đổi hành vi và cơ hội để ngăn chặn nhựa và các loại rác thải khác xâm nhập vào môi trường của chúng ta. Chính phủ, ngành công nghiệp và cộng đồng cần hợp tác với nhau để giảm đáng kể lượng rác mà chúng ta thấy dọc theo các bãi biển và trong đại dương của chúng ta.”