Động thái tiêu dùng của người Mỹ là kim chỉ nam cho nền kinh tế toàn cầu. Với sức mạnh của đồng petroDollar, Mỹ là trung tâm của kinh tế thế giới. Sức tiêu dùng người Mỹ tăng sẽ thúc đẩy nền sản xuất ở phần còn lại của thế giới. Dòng tiền, công ăn, việc làm cứ theo đó luân chuyển. Sau thời dịch, sức tiêu dùng người Mỹ có gia tăng mạnh mẽ bởi sự trợ cấp của chính phủ. Nhưng chỉ số tiêu dùng vào tháng 5/2024 cho thấy người Mỹ bắt đầu cắt giảm chi tiêu. Có lẻ các đồng tiền dự trữ của họ bắt đầu cạn. Đây sẽ là chỉ dấu quan trọng cho FED và tất cả ai quan tâm đến diễn biến tiếp theo của nền kinh tế.
Sau thời điểm dịch, nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu đang phục hồi lại. Ngân hàng nhà nước đã sớm cắt giảm lãi suất. Gánh nặng lãi vay được giảm nhẹ nhanh chóng cho hầu hết doanh nghiệp và khách vay cá nhân. Các đơn hàng bắt đầu có trở lại. Nhiều doanh nghiệp Việt dù đã chết lâm sàng trước đó nay cũng cố gắng đứng dậy. Lao động cũng từ từ quay trở lại các thành phố lớn. Một năm này dù có rất nhiều khó khăn. Nhưng không phải không còn hi vọng.
Tuy nhiên doanh số bán hàng tại các nhà bán lẻ ở Mỹ bất ngờ yếu đi. Nó cho thấy người tiêu dùng Mỹ đang khuynh hướng cắt giảm chi tiêu vào tháng 5/2024. Tại bước ngoặc này chắn chắn sẽ có ảnh hưởng ngắn hạn nhất định đến các doanh nghiệp sản xuất khắp thế giới.
Doanh số bán lẻ tại Mỹ
Doanh số bán hàng tại các nhà bán lẻ Mỹ đã tăng yếu bất ngờ vào tháng 05/2024. Nhưng dù sao đây cũng là kết quả mà các nhà hoạch định chính sách đang chờ đợi. FED đã tăng lãi suất rất cao và đến giờ vẫn chưa có động thái giảm lãi suất. Mặc dù lạm phát đã có giảm so với mức đỉnh nhưng vẫn còn ở mức cao. Nhưng trước sau gì đi nữa thì người tiêu dùng Mỹ sẽ cạn tiền. Tiêu dùng sẽ yếu dần đi và kết quả doanh số bán lẻ tại Mỹ bị sụt giảm sẽ xảy ra.
Bộ Thương mại báo cáo hôm thứ Ba, doanh số bán lẻ chỉ tăng 0,1% trong tháng Năm so với tháng trước. Con số này tốt hơn so với mức giảm 0,2% được điều chỉnh giảm của tháng 4 nhưng thấp hơn mức tăng 0,3% mà các nhà kinh tế dự báo trong một cuộc thăm dò của FactSet. Các số liệu được điều chỉnh theo sự thay đổi theo mùa nhưng không phải lạm phát.
Doanh số bán hàng giảm mạnh nhất tại các trạm xăng, giảm 2,2% trong tháng Năm. Nếu loại bỏ yếu tố này ra, doanh số bán hàng đã tăng 0,3% trong tháng trước. Người mua sắm Mỹ cũng giảm mua hàng tại các cửa hàng nội thất (-1,1%) và các cửa hàng bán vật liệu xây dựng và thiết bị làm vườn (-0,8%).
Trong khi đó, chi tiêu mạnh nhất tại các cửa hàng bán đồ thể thao, sách và nhạc cụ. Tăng 2,8% trong tháng trước.
Doanh số bán lẻ hàng tháng trong sáu tháng qua đã tăng đều đặn 4 tháng cho đến tháng Năm.
Khả năng Mỹ cắt giảm lãi suất từ tín hiệu tháng 5/2024
Cách đây hai năm, lạm phát đã từng lên đến mức đỉnh trong vòng 40 năm. Cái đó là hệ quả tất yếu của việc FED đã in quá nhiều đồng đô la để trợ cập người tiêu dùng tại Mỹ. Trong hoạt động sản xuất thì đình đốn vì chính sách cô lập của chống dịch. Hiện tại lạm phát dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao.
Để kiềm chế đà tăng giá, FED đã phát động chiến dịch tăng lãi suất mạnh mẽ vào 2022. Lãi suất đã lên đến mức cao nhất trong gần một phần tư thế kỷ.
Hiện tại doanh số bán lẻ yếu đi là một dấu hiệu thích hợp để FED cân nhắc việc Mỹ sẽ lần đầu cắt giảm lãi suất từ dấu hiệu tháng 5/2024. Lạm phát giảm bớt là chỉ số được FED nhìn chăm chú vào lúc này.
Thành thật mà nói, đây là một sự nhẹ nhõm lớn cho các nhà hoạch định chính sách tại Fed
Nhà kinh tế trưởng tại RSM US
Người Mỹ đã cắt giảm chi tiêu trước tháng 5/2024
Thực ra người Mỹ đã bắt đầu cắt giảm chi tiêu trước thời điểm tháng 5/2024. Các tổn thương bắt đầu từ tầng lớp thu nhập thấp nhất. Và nó đang lan dần lên tầng lớp thu nhập trung bình. Người tiêu dùng Mỹ đang dần rút lui khỏi nhu cầu thường ngày trước rào cản kinh tế khó khăn.
Các nhà bán lẻ như Walmart, Kohl’s, Target đều chung nhận định là người mua sắm đang bắt đầu cắt giảm.
Khách hàng của chúng tôi tiếp tục bị áp lực bởi một số yếu tố kinh tế, bao gồm lãi suất cao và lạm phát. Khách hàng có thu nhập trung bình của chúng tôi tiếp tục bị ảnh hưởng
Giám đốc điều hành của Kohl’s Thomas Kingsbury
Thậm chí, sự tổn thương dường như cũng đang lan đến tầng lớp giàu có. Người tiêu dùng có thu nhập cao đang đổ xô đến các cửa hàng để tìm những món hàng khuyến mại. Lĩnh vực chi tiêu xa xỉ đang bị chững lại trên diện rộng.
Phản ứng của Fed
Mức chi tiêu yếu hơn dự kiến trong vài tháng qua sẽ thúc đẩy FED xem xét giảm lãi suất lần đầu tiên. Tuy nhiên FED sẽ không đơn giản chỉ nhìn vào chỉ số tiêu dùng. Họ cần nhìn vào chỉ số lạm phát. Dữ liệu kinh tế trong tháng 4 và tháng 5 cho thấy lạm phát bắt đầu ôn hòa trở lại sau khi chững lại trong ba tháng đầu năm.
Lần đầu tiên kể từ tháng 7/2022, chỉ số giá tiêu dùng đã giữ nguyên trong tháng 5 trên cơ sở hàng tháng. Nếu so với năm trước đó thì tại tháng 5/2024, giá tiêu dùng đã tăng 3,3%. Mức tăng này giảm so với mức 3,4% của tháng 4.
Fed sẽ cắt giảm lãi suất trong thời gian ngắn sắp tới đó là điều chắc chắn. Nếu họ hành động quá trễ thì nền kinh tế sẽ yếu ớt không chịu nổi mà rơi vào suy thoái. Đây là hậu quả mà cả Mỹ và thế giới đều không gánh nổi. Ngược lại, nếu FED hành động quá sớm thì lạm phát có thể nóng trở lại. Và việc kéo lạm phát xuống sẽ tốn một thời gian dài hơn.
Nhưng một điều khá chắn chắn, là trong thời gian tới, một chu kỳ khó khăn ngắn hạn có thể xảy ra khi người Mỹ đang thắt lưng buộc bụng.