Home » Kinh tế - Xã hội » Trái phiếu Trung Quốc bùng nổ

Bạn đang nghe cổ phiếu Trung Quốc bùng nổ? Không! Nó là trái phiếu Trung Quốc bùng nổ. Đây là một hiện tượng ngược chiều hẳn với cổ phiếu bùng nổ. Việt Nam đã từng trải qua cổ phiếu bùng nổ rồi, nên nhiều người rất dễ hình dung. Đó là thời điểm đồng tiền kiếm rất dễ dàng. Tiền cứ tràn đầy nền kinh tế. Mọi thứ cứ rủ nhau tăng giá. Sau cổ phiếu sẽ đến đất đai nhà cửa tăng giá, rồi đồ cổ, tranh ảnh. Rồi đến cuối cùng là lương thực, thực phẩm đua nhau tăng. Nhưng trái phiếu là hiện tượng ở chiều ngược lại.

Đấy là lúc đồng tiền rất khó kiếm. Các doanh nghiệp ngừng vay tiền. Vật giá thì đang hạ giá. Cổ phiếu mất giá, nhà cửa mất giá. Tiền thì lại nhiều trong bank, và các bank cũng không biết phải làm gì với số tiền này. Vì không ai vay. Thế là lúc này dòng tiền đổ dồn vào trái phiếu.

Trái phiếu Trung Quốc bùng nổ

Trái phiếu Trung Quốc đang bùng nổ tăng giá chóng mặt. Bất chấp ngân hàng Nhân Dân Trung Quốc PBOC đã ra cảnh báo hơn 10 lần về nguy cơ bong bóng trái phiếu từ tháng 4. Nếu quả bong bóng này vỡ thì nó cũng gây ra hậu quả khốc liệt. Nó có thể khiến các ngân hàng tham gia quá sâu vào thị trường trái phiếu bị phá sản. Điều này sẽ khiến nền kinh tế Trung Quốc vốn đang lạnh càng thêm rét.

Hiện tại lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đã rớt xuống mức 2,18% vào thứ Hai. Đây là mức thấp kỷ lục kể từ năm 2002. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm thường là chuẩn mực cho một loạt lãi suất. Điều này gây sức ép cho kỳ vọng lãi suất thấp.

Lợi suất của các trái phiếu kỳ hạn 20 năm, 30 năm cũng đang rớt về mức thấp nhất trong lịch sử.

Nếu bạn chưa rõ chổ này thì tôi xin phép giải thích thêm là nếu giá trái phiếu tăng thì lợi suất trái phiếu giảm. Nó là một kiểu phản ứng ngược chiều vậy.

Bài học từ sự sụp đổ ngân hàng SVB của Mỹ

Ngày 10/03/2023, ngân hàng Silicon Valley SVB của Mỹ sụp đổ. Đây là vụ sụp đổ ngân hàng lớn nhất của nước Mỹ và nó đã tác động sâu sắc đến ngành tài chính và công nghệ. Sự sụp đổ của SVB lại đến từ trái phiếu, nơi thường được ca ngợi là chổ cất trữ tiền an toàn nhất. Trái phiếu luôn được khen ngợ an toàn khi so sánh với các loại hình tài sản khác. Nên một điều không ai ngờ là SVB lại sụp đổ vì nắm giữ quá nhiều trái phiếu.

SVB đã mua rất nhiều trái phiếu chính phủ Mỹ lúc lãi suất thị trường ở mức thấp. Khi nền kinh tế tăng trưởng trở lại. Lãi suất tăng lên và lúc này giá trái phiếu tụt giảm. Sự sụt giảm giá trái phiếu đã gây ra các tổn thương sâu sắc cho SVB và khiến ngân hàng này không gượng dậy nổi.

Nhu cầu tín dụng yếu do khủng hoảng bất động sản. Do đó, các ngân hàng phải mua thêm trái phiếu vì tiền bị mắc kẹt trên thị trường liên ngân hàng.

Larry Hu, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc của Macquarie Group

Hiện tại lãi suất chính thức ở Trung Quốc vẫn đang ở mức thấp. Giá tiêu dùng tăng ít hơn dự kiến trong tháng 5. Giá nhà máy vẫn tiếp tục giảm tháng thứ 20 liên tiếp.

Trong nữa đầu năm nay, việc mua ròng trái phiếu của các tổ chức tài chính chủ yếu đến từ các ngân hàng khu vực. Số tiền mua ròng là 1,55 ngàn tỷ nhân dân tệ, tương ứng khoản 210 tỷ đô la Mỹ, tăng 61% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo phân tích dữ liệu ngân hàng trung ương của Zheshang Securities.

Một mối lo sợ là khi lãi suất tăng trở lại, điều mà chắc chắn sẽ xảy ra, sẽ khiến 4.000 ngân hàng vừa và nhỏ sẽ chịu tổn thương.

Rủi ro nền kinh tế Trung Quốc khi giá trái phiếu bùng nổ

Giá trái phiếu tăng đẩy lợi suất trái phiếu giảm. Nó đang củng cố kỳ vọng lãi suất thấp trong thời gian sắp tới. Đây không phải là điều nền kinh tế mong muốn. Điều mà Trung Quốc đang mong chờ có lẻ là nhanh chóng thoát ra khỏi tình trạng suy sụp nền kinh tế hiện tại. Các nhà máy đóng cửa, ngừng mở rộng kinh doanh. Giá cả vẫn tiếp tục suy yếu chứng tỏ sức mua người dân cạn kiệt. Đây không phải là điều Trung Quốc đang mong chờ.

Một rủi ro khác nữa là khi lợi suất giảm quá thấp mở rộng chênh lệch giữa lãi suất của Mỹ và Trung Quốc sẽ khiến dòng tiền tháo chạy ra khỏi nền kinh tế. Điều này sẽ gây áp lực lớn lên tỷ giá đồng nhân dân tệ. Nếu Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc không đủ đáp ứng có thể gây ra sự sụp đổ của nền kinh tế. Một Zimbabwe biết đâu có thể xuất hiện. Nhưng tôi nghĩ sẽ không đến tình trạng đó đâu.

Dòng tiền chảy ra Trung Quốc vào tháng 4 đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 1/2016.

Trung Quốc đang nỗ lực hạ nhiệt thị trường trái phiếu

PBOC đã liên tục phát hơn 10 cảnh báo về thị trái phiếu.

Truyền thông trong nước thì liên tục đăng bài viết về tình trạng bong bóng trái phiếu. Cảnh báo về sự sụp đổ tương tự SVB.

Nhưng tất cả vẫn không thể làm nguội được thị trường điên cuồng.

Bong bóng được hình thành bởi dòng tiền đổ xô vào thị trường trái phiếu đang tích lũy rủi ro lãi suất. Các ‘ngòi’ dẫn đến sự phá sản của SVB và khoản lỗ khổng lồ của Ngân hàng Norinchukin của Nhật Bản đều là rủi ro lãi suất do sự phụ thuộc quá mức vào đầu tư trái phiếu.

Securities Times

PBOC cho biết vào hôm thứ Hai là họ đã quyết định sẽ trực tiếp nhúng tay can thiệp để hạ nhiệt sự điên cuồng lần đầu tiên trong lịch sử này. PBOC sẽ vay trái phiếu của các nhà đầu tư trên thị trường mở để bán chúng nhằm nỗ lực giảm giá. Đây được coi là nổ lực đáng kể của PBOC để tránh vết xe đổ của SVB.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Comment moderation is enabled. Your comment may take some time to appear.

facebook
twitter