“Ba xin lỗi con đi”. Đứa con trai 6 tuổi của tôi đang khóc nức nở và yêu cầu tôi xin lỗi vì đã làm tổn thương nó. Nó thỉnh thoảng bắt tôi hay mẹ nó phải xin lỗi vì tổn thương cảm xúc của nó. Dù rằng, chúng tôi mới là người dạy nó bài học xin lỗi khi làm sai. Nhưng người phải xin lỗi nhiều nhất lại là chúng tôi. Bắt trẻ xin lỗi là một trong những bài học đầu tiên chúng ta dạy cho trẻ.
Người Á Đông chúng ta thật ra rất ít khi chủ động xin lỗi khi làm sai. Phản ứng phần đông là giương ánh mắt tội nghiệp nhìn người bị hại. Điều này trở thành một nét rất riêng để phân biệt với người Âu, Mỹ. Người Âu Mỹ ngược lại rất là chủ động trong việc xin lỗi. Nó trở thành một nét văn hóa trong ngoại giao của họ.
Nhưng với nhiều phương pháp dạy con hiện đại khác nhau gần đây. Một số ba mẹ, thậm chí chuyên gia phản đối việc bắt trẻ xin lỗi. Họ có những lý do, lập luận riêng. Họ cho rằng việc bắt trẻ xin lỗi đôi khi gây tác hại cho cảm xúc của trẻ.
Bắt trẻ nói xin lỗi là sai?
“Hãy nói, con xin lỗi”. Tôi thỉnh thoảng yêu cầu con thế khi bé còn nhỏ 4-5 tuổi. Khi bé làm sai hay không lễ phép. Các bạn, các bậc cha mẹ, có lẻ quá quen thuộc với điều này. Anh chị em cãi vã, hay bé giật đồ chơi của bạn, chúng ta thường bắt trẻ phải xin lỗi. Đây là cách chúng ta giúp trẻ nhận biết đâu là hành vi sai trái.
Nhưng điều này lại đang gây tranh cãi, đặc biệt trong một nhóm nhỏ các bậc ba mẹ Millennial. Đây là những người theo quan điểm nuôi dạy con cái bằng sự tôn trọng đối với cảm xúc của đứa trẻ.
Họ sẽ không la mắng một đứa trẻ vì chúng nóng nảy. Không đuổi chúng đi chơi hoặc phớt lờ chúng cho đến khi chúng ổn định cảm xúc. Thay vào đó, họ sẽ hòa nhập với đứa trẻ để giúp chúng xử lý cảm xúc của mình. Nguyên tắc chỉ đạo ở đây là cân nhắc cảm xúc hiện tại hoặc tương lai của trẻ. Cho dù chúng là người gây tổn thương cảm xúc người khác đi chăng nữa.
Quan điểm của trường phái Millennial về bắt trẻ xin lỗi
Với cách tiếp cận giáo dục trẻ dựa trên cảm xúc thì việc khiến một đứa trẻ bày tỏ sự hối hận là một sự vi phạm rõ ràng.
Big Little Feelings là một tài khoản Instagram cực kỳ nổi tiếng với các khóa học nuôi dạy con cái. Rồi Tiến sĩ Becky , hiệu trưởng được bổ nhiệm trên internet của trường dạy nuôi dạy con cái Millennial. Tất cả đều lên án hành vi bắt trẻ xin lỗi.
Bắt trẻ xin lỗi là vô ích, không cần thiết, thậm chí có hại
Họ lập luận rằng. Việc bảo con bạn xin lỗi là vô ích, không cần thiết, thậm chí có hại.
Vô ích vì nó sẽ tạo ra một lời xin lỗi trống rỗng. Không cần thiết vì có những cách khác tốt hơn để dạy trẻ sửa lỗi. Nó có hại vì bị cáo buộc sẽ dạy trẻ nói dối. Trẻ sẽ có xin lỗi như một hình thức để thoát khỏi sự trừng phạt. Những đứa trẻ này sẽ kém tử tế và chu đáo hơn. Những đứa trẻ này sẽ xa lánh cảm xúc thật của bản thân. Việc bắt trẻ xin lỗi có thể khiến chúng xấu hổ đến mức không bao giời xin lỗi nữa.
Những quan điểm của Millennial không hẳn là sai. Nhưng như thường lệ, các bạn cần cân nhắc kỷ lưỡng mọi mặt trước các cuộc tranh luận về cách nuôi con hiện đại. Vì cảm xúc của trẻ mang rất nhiều sắc thái hơn những gì bạn có thể thể tin tưởng lời của những chuyên gia.
Hướng dẫn trẻ xin lỗi đôi khi vô ích. Nó có thể không cần thiết tùy thuộc vào tính khí của trẻ. Thậm chí nó có thể có hại tùy thuộc vào cách bạn thực hiện. Nhưng khi giải thích sự phức tạp về mặt cảm xúc do xung đột gây ra. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều lý do phù hợp với cảm xúc để nhất quyết đòi một lời xin lỗi từ trẻ nhỏ.
Theo Millennial , cần phải làm thế nào khi trẻ làm sai?
Chúng ta lấy một ví dụ cổ điển thường được sử dụng để minh họa mặt trái của việc ép buộc phải xin lỗi.
Những người phản đối việc ép trẻ xin lỗi lập luận rằng. Một lời xin lỗi có giá trị thì nó phải bắt nguồn từ sự hối hận thật sự. Trẻ nhỏ thiếu khả năng nhận thức để đồng cảm với người mà chúng đã tổn thương. Việc bảo chúng xin lỗi sẽ không giúp chúng phát triển sự đồng cảm.
Bạn không thực sự dạy con mình cảm thấy tiếc nuối.
Deena Margolin, một nhà trị liệu trẻ em và đồng sáng lập của Big Little Feelings
Thay vào đó, cha mẹ nên dành thời gian nuôi dưỡng sự đồng cảm thông qua việc suy ngẫm và những điều tốt đẹp. Từ đó lời xin lỗi chân thành sẽ tự nở hoa.
Trò truyện với con trẻ để chúng tìm thấy sự đồng cảm của người bị hại
Như vậy, trong trường hợp trẻ giật hoặc xô đẩy trong trường hợp giành đồ chơi. Bậc cha mẹ sẽ thay mặt trẻ đưa ra lời xin lỗi. Sau đó sẽ trò chuyện riêng với con về những gì đã xảy ra. Có thể gợi ý trẻ nên tìm cách nào đó để giúp đỡ người bị hại.
Mục tiêu là giúp trẻ nhận ra rằng hành động của mình có thể gây ra hậu quả cho người khác. Giống như hành động có thể gây ra tổn hại, trẻ cũng có thể đóng vai trò tích cực trong việc sửa chữa tổn hại đó bằng cách sửa đổi.
Karina Schumann , phó giáo sư tâm lý xã hội tại Đại học Pittsburgh, người chuyên giải quyết xung đột
Cha mẹ cần làm gương xin lỗi cho trẻ
Những chiến thuật này sẽ hiệu quả hơn nếu chính cha mẹ làm gương cho trẻ. Sau những hành động sai trái của chính bản thân, họ sẽ chứng minh một lời xin lỗi tốt sẽ như thế nào. Một lời xin lỗi nêu tác hại và mức độ ảnh hưởng của nó đến người khác. Đồng thời đưa ra lời hứa sẽ thay đổi hành vi trong tương lai.
Nếu trẻ em quan sát thấy những người khác trong đời sẵn sàng xin lỗi và thông cảm vì hành vi phạm tội của mình, thì chúng sẽ học được bài học kịp thời.
Schumann
Tại sao trẻ không muốn xin lỗi?
Tại sao trẻ không muốn xin lỗi? Dù đó là một đứa trẻ ngoan, trong thâm tâm của chúng cũng không muốn xin lỗi.
Các bạn nhìn người Á Đông chúng ta đi. Khi chúng ta sai, không phải chúng ta không hối hận, hối tiếc về điều đó. Nhưng phần lớn chúng ta không xin lỗi được. Có những mặt cảm xúc mạnh mẽ khác như sự thất vọng kéo dài, sự xấu hổ nếu công khai làm sai, hay một cảm giác mơ hồ không thể chấp nhận được. Chúng ngăn cản phần lớn chúng ta, khiến chúng ta cảm thấy nhục nhã và căng thẳng.
Người Á Đông chúng ta không được giáo dục và dạy dỗ để vượt qua những cảm xúc mạnh mẽ đó. Cảm giác tội lỗi trở thành một trở ngại.
Một đứa trẻ cũng như vậy. Chúng bị những cảm xúc mạnh mẽ đó chi phối ngăn cản chúng xin lỗi, chứ không phải chúng không hối tiếc. Cái chúng ta cần là giúp chúng vượt qua trở ngại đó. Chúng ta cần dạy chúng cách khiêm nhường và nhận lỗi.
Cảm xúc của đứa trẻ bị hại
Còn đứa trẻ bị hại thì sao? Chúng có cần một lời xin lỗi không?
Chắc chắn cảm xúc của những đứa trẻ này rất tồi tệ. Ý tưởng cho rằng nếu một lời xin lỗi không tự nguyện là vô giá trị đều không được nghiên cứu ủng hộ. Đặc biệt với trẻ nhỏ nhất, lời xin lỗi kịp thời hoặc tự phát đều có thể giúp hàn gắn mối quan hệ của trẻ.
Một nghiên cứu cho thấy rằng. Chỉ khi biết rõ ràng rằng một đứa trẻ đang xin lỗi không thực tâm thì lời xin lỗi đó mới bắt đầu mất đi giá trị của nó. Nhưng cả ngay khi đó thì một đứa trẻ bị hại dưới 7 tuổi vẫn nghĩ rằng điều đó còn tốt hơn là không có gì.
Sự phát triển về mặt cảm xúc ở trẻ
Việc trẻ nhỏ sẵn sàng chấp nhận những lời xin lỗi kém chất lượng có thể liên quan đến việc chúng kém phát triển về mặt cảm xúc. Tâm trí phát triển dần dần về con người. Đó là một quá trình bắt đầu khá sớm.
Và nó không hẳn như nhóm Millennial cho rằng trẻ thiếu khả năng nhận thức, đồng cảm với người chúng gây tổn thương.
Từ thời thơ ấu, trẻ em có thể bày tỏ sự quan tâm đến cảm xúc của người khác; chẳng hạn, khi trẻ sơ sinh nhìn thấy một em bé khác đang gặp nạn, chúng sẽ nhìn xung quanh để tìm kiếm sự giúp đỡ . Nhưng ngay cả khi trẻ đã phát triển khả năng nắm bắt cảm xúc của người khác, chúng vẫn thường gặp khó khăn trong việc đưa ra lời xin lỗi vì thách thức lớn đối với chúng là điều chỉnh cảm xúc của chính mình.
Cara Goodwin, nhà tâm lý học lâm sàng được cấp phép và là người sáng lập Parenting Translator
Một lời xin lỗi bắt buộc ở trẻ phạm lỗi vẫn rất cần thiết
Goodwin đồng ý rằng việc làm gương xin lỗi và giúp trẻ suy ngẫm về hành động của mình là điều cần thiết. Nhưng cô ấy nghĩ rằng việc bắt trẻ xin lỗi, thậm chí nài nỉ lời xin lỗi vẫn rất cần thiết.
Việc xin lỗi không mang lại cảm giác dễ chịu vì những cảm xúc mạnh mẽ khác. Chúng ta cần giúp trẻ vượt qua điều đó. Dạy chúng đối phó với sự khó chịu, giúp xua tan mọi nỗi sợ hãi thái quá. Và cuối cùng chúng đạt được xin nhẹ nhõm khi được tha thứ hoặc sự hài lòng.
Marjorie Ingall, đồng tác giả cuốn Bắt đầu xin lỗi: Nghệ thuật xin lỗi ở nơi làm việc và ở nhà đã so sánh việc học xin lỗi với việc học cách buộc dây giày.
Bạn chỉ có thể tiến xa hơn khi xem người khác làm điều đó. Việc tự mình thử nó lúc đầu thật khó xử và bực bội, nhưng hãy thử tìm hiểu đủ lần và cuối cùng nó thành công.
Marjorie Ingall
Chỉ kiểm soát hành vi không kiểm soát tâm lý của trẻ
Đối với những lo ngại về tác hại về việc bắt trẻ xin lỗi như nhóm Millennial thì như thế nào?
Thực ra rất ít có lý do để nghĩ rằng việc bắt trẻ xin lỗi sẽ gây ra tổn thương tinh thần lâu dài, miễn cha mẹ có cách tiếp cận phù hợp.
Bạn cần phân biệt rõ giữa kiểm soát tâm lý và kiểm soát hành vi.
Các nỗ lực kiểm soát tâm lý trẻ em. Như các cảm xúc, cảm giác tội lỗi, xấu hổ hoặc thao túng về mặt cảm xúc. Chúng đều ít nhiều liên quan đến kết quả tiêu cực. Các bạn không nên mắng mỏ trẻ khi thấy chúng thiếu hối hận, hay làm trẻ thấy xấu hổ khi thể hiện điều đó.
Bạn chỉ nên thiết lập các quy tắc cơ bản và sau đó thực thi chúng bằng cách đặt ra giới hạn hành vi. Ví dụ: Nếu con bạn làm đổ lâu đài cát của ai đó. Nếu trẻ không nói xin lỗi thì bạn có thể bắt trẻ rời khỏi lâu đài cát nếu trẻ từ chối.
Không nên nuôi dạy con cái dựa trên cảm xúc
Khi đứa trẻ xin lỗi, vẫn không có gì đảm bảo việc xin lỗi sẽ thành công trong việc giải quyết tình huống.
Đứa trẻ phạm lỗi có thể không được tha thứ. Hay lời xin lỗi lí nhí trong họng của nó sẽ thu hút sự khinh bỉ của đứa trẻ khác. Các cách giải quyết xung đột đôi khi dẫn đến sự tổn thương về mặt cảm xúc, bất kể cách tiếp cận của bạn là gì.
Điều đó cho thấy rằng việc nuôi dạy con cái dựa trên cảm xúc thực tế khó khăn như thế nào. Cảm xúc của trẻ em rất mơ hồ và khó đoán. Khi bạn kiểm soát cảm xúc của chúng, mọi việc sẽ tồi tệ hơn.