Home » Văn hoá » Rau kinh giới là rau gì?
cây kinh giới là cây gì
Loại cây gia vị thơm nồng này khá dễ trồng. Nó có mặt ở nhiều quốc gia ở Đông Á, Ấn Độ và cả Châu Âu. Nếu nhà bạn ở thành phố và có sân thượng thì nên dùng một thùng xốp lớn để trồng cây kinh giới riêng cho gia đình. Những thời điểm thời tiết bất thường, dễ bệnh cảm cúm thì bạn có thể dùng lá kinh giới để xông hơi trừ cảm. Hoặc ăn sống hàng ngày để tránh các bệnh như ung thư mà lại đẹp da nữa chứ.

Việt Nam chúng ta có rất nhiều cây thảo mộc được dùng làm rau trong bữa ăn hàng ngày. Có lẻ do đặc điểm vùng đất, thổ nhưỡng. Hoặc đó là do thượng thiên ban cho dân tộc chúng ta. Các cây thuốc, cây thảo mộc quý giá đó rất tốt cho sức khỏe, lại cũng rất rẻ. Chúng dễ trồng và có mặt tại hầu hết các chợ truyền thống. Có thể kể đến như rau kinh giới, tía tô, tần dày lá, ngò rí …. Vậy rau kinh giới là rau gì?

Loại cây gia vị thơm nồng này khá dễ trồng. Nó có mặt ở nhiều quốc gia ở Đông Á, Ấn Độ và cả Châu Âu. Những thời điểm thời tiết bất thường, dễ bệnh cảm cúm thì bạn có thể dùng lá để xông hơi trừ cảm. Hoặc ăn hàng ngày để tránh các bệnh như ung thư mà lại đẹp da nữa chứ.

Xem thêm các bài thuốc từ kinh giới.

Nội dung:

Rau kinh giới là rau gì?

Rau kinh giới là rau ăn lá, có mùi thơm tinh dầu nhạt. Khi nhai nát lá kinh giới, bạn sẽ cảm nhận được tinh dầu trong miệng.

Rau kinh giới là một loại cây thảo mộc. Cây trưởng thành có chiều cao 30 – 45cm. Đặc trưng của loài cây thuốc thảo mộc này là mùi thơm. Chỉ cần bạn đứng gần bụi cây sẽ ngửi được mùi thơm của nó. Vì vậy, nhiều món ăn Việt Nam dùng rau này như một loại gia vị do mùi thơm cay nồng của nó.

Thây cây và lá cây đều có mùi thơm nồng vì chúng có nhiều tinh dầu. Lá cây có tỉ lệ tinh dầu đến 1.8%.

Phần quý nhất của cây là tinh dầu. Vì vậy đối với những loại rau như vậy ăn sống là cách tốt nhất. Quá trình chế biến nấu với nhiệt sẽ làm bay mất lượng tinh dầu này.

Lá cây màu xanh sáng, hình răng cưa, lá thuôn nhọn và có cuốn.

lá rau kinh giới
Lá rau kinh giới

Kích thước lá khá nhỏ. Chiều rộng lá từ 1 – 4 cm. Chiều dài có thể từ 2 – 5 cm. Cây mọc thành dạng bụi. Khi bạn muốn hái ăn, nên dùng kéo cắt ngang cành.

Hoa kinh giới khá nhỏ, màu tím nhạt, mọc thành cụm bông ở đầu cành. Các hạt cũng khá nhỏ. Để trồng cây mới thì dùng hạt là dễ dàng nhất. Trong trường hợp bạn không muốn dùng hạt thì có thể giâm cành. Cách này đòi hỏi bạn phải giữ ẩm cho đất kỹ lưỡng. Nếu để đất khô, quá trình giâm cành sẽ thất bại. Nơi đặt giâm cành cũng không nên quá nhiều nắng nóng.

Rau kinh giới tiếng Anh

Rau kinh giới thuộc họ Hoa Môi Lamiaceae. Tên gọi khoa học là Elsholtzia Ciliata. Do đây là tên khoa học nên trong ngôn ngữ thông dụng hiếm khi được dùng tới.

Trong ngôn ngữ nói viết thường ngày, hay ở các tiệm rau tại Mỹ, rau kinh giới tiếng Anh là: Vietnamese balm, Vietnamese Lemon Blam, Vietnamese Lemon Mint.

Tại Mỹ, còn có một tên tiếng anh khác: Crested Late Summer Mint.

Vietnamese nghĩa là Việt Nam, Balm nghĩa là son dưỡng. Nhưng cụm từ này là nói đến cây kinh giới.

Ví dụ:

  • Elsholtzia ciliata, commonly known as Vietnamese balm, xiang ru (香薷) or kinh giới in Vietnamese, is a plant native to Asia.
  • Vietnamese balm (also known as “kinh giới” in Vietnamese) is a common native herb in Asia, mostly found in India, East Asia (including Vietnam).
  • The current work aimed to evaluate the phenolic compounds, antioxidant, and anti-inflammatory activity of Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyl. ethanolic extracts from leaf, stem, flower, and whole herb

Cây kinh giới còn gọi là cây gì?

Cây kinh giới còn gọi là cây Khương Giới, Kinh Giới Rìa, Kinh Giới Trồng. Ngoài ra có lẻ do đặc điểm nhìn khá giống lá tía tô, nên có một số tên như Giả Tô, Bạch Tô.

Và còn có một tên gọi không phổ biến khác là cây An Xoa.

Phân biệt rau kinh giới và tía tô

Cây Tía Tô và Kinh Giới đôi lúc bị nhầm lẫn vì hình dạng lá khá giống nhau. Cả 2 đều là loại rau thuốc có nhiều tinh dầu. Đều dùng để trục hàn khí, giải cảm, đờm, làm đẹp da. Chúng đều được người Việt và người dân vùng Đông Á dùng ăn sống trong nhiều món ăn vùng miền.

Tuy nhiên, cũng không khó gì để phân biệt chúng. Cách phân biệt rau kinh giới và tía tô đầu tiên là dựa vào mùi thơm. Nếu rau kinh giới có mùi hơi cay. Thì đứng gần bụi Tía Tô bạn lại thấy mùi thơm hơi hăng hăng.

Lá Tía Tô cũng to gấp 2, gấp 3 lần lá kinh giới. Lá Tía Tô cầm lên thấy mỏng tanh khác hẳn lá kinh giới.

Dễ nhất là bạn nhìn và màu sắc. Tía Tô có màu tía. Thường thì toàn bộ lá màu tía, hoặc mặt trên có xanh, nhưng viền lá và mặt dưới vẫn màu tía. Còn rau kinh giới thì hoàn toàn là màu xanh sáng.

Phân biệt kinh giới và tía tô

Để nhìn tổng quát chúng ta cùng nhìn bảng dưới đây

Kinh GiớiTía Tô
Tên khoa họcElsholtzia ciliatePerilla frutescens
Tên gọi khácGiả tô, bạch tô, khương giới, an xoaTử tô (thường gọi hạt), tô diệp (gọi lá) và tô ngạnh (gọi cành)
Hợp chấtmenthol racemic, d – menthol, d – limonene.limonene, perila aldehyde, Elsholtziaceton, a – pinnen
Đặc điểmCao 30-45 cm. Thây cây hình vuông. Hoa tím nhạt. Quả hạchCao 40-100 cm. Thân, cành hình vuông, lõm ở cạnh. Nhiều lông.
Màu sắc lá Màu xanhMàu tía, hoặc mặt trên xanh mặt dưới tía
Hình dángNhỏ, rộng 1-4 cm, dài 2-5 cmLớn gấp 2, 3 lần lá kinh giới
Hương VịThơm hơi cay, nồngMùi thơm khác biệt, hơi hăng.

Cây kinh giới dại

Cây kinh giới dại còn gọi là cây Oregano. Lá cũng có vị cay và nhiều dược tính, được dùng nhiều như một loại gia vị và dược liệu.

Tên tiếng Anh: Oregano, Wild marjoram, Sweet marjoram
Tên khoa học:  Origanum Vulgare
Tên gọi khác: Kinh giới cay

Cây kinh giới dại

Lá cây tuy có nét tương đồng với lá kinh giới là đều thuôn nhọn có viền răng cưa. Nhưng lá kinh giới dại còn có lông, nhìn mềm mại hơn.

Thân cây là loại thân mềm và có thể cao đến 80 cm. Khác với cây kinh giới thông thường có thân gỗ cứng, vuông và chiều cao chỉ đến 45 cm.

Hoa cũng màu tím nhạt, không có cuống.

Cây kinh giới dại mọc hoang ở các vùng núi, nguồn gốc từ Tây Nam Á, Tây Địa Trung Hải. Hiện nay ở các nước Ấn Độ, Việt Nam, Nhật, Campuchia, Thái Lan đều có loại cây này. Cây có tác dụng tốt trong kháng khuẩn, kháng viêm, giảm sưng. Đặc biệt tốt với bệnh viêm họng và bệnh đường tiêu hóa.

Cây kinh giới có ưa nắng không?

Cây kinh giới là loài cây ưa nắng, ẩm. Chúng mọc nhiều ở ven sông, đồi núi, đất bỏ hoang, trong rừng. Nếu ở thành phố, chúng ta có thể trồng loài cây này ở trong các thùng sốp lớn trên sân thượng. Cây này mọc thành bụi và khá dễ trồng. Đất phù hợp là loại đất tơi xốp.

Tuy đây là loài cây ưa ẩm, nhưng bạn không nên tưới quá nhiều nước gây úng cây. Có thể chia ra tưới 2 lần mỗi ngày.

Cây kinh giới sống được bao lâu?

Sau khi gieo trồng, chỉ sau 35-40 ngày bạn đã có thể thu hoạch cây kinh giới. Bạn có thể cắt ngọn để dùng dần, như vậy có thể dùng cây lâu hơn. Trường hợp bạn chỉ dùng lá thì nên cắt hoa đi. Vậy cây có thể tập trung dưỡng chất cho lá.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Comment moderation is enabled. Your comment may take some time to appear.

facebook
twitter