Ánh nắng mặt trời là nguồn sống của tất cả sinh vật. Mọi vật đều đang vay mượn năng lượng của mặt trời mà sinh tồn. Cây thiếu ánh sáng mặt trời cây sẽ chết. Các sinh vật khác theo tầng tháp vay mượn năng lượng của nhau thực chất cũng là vay mượn nguồn năng lượng từ mặt trời. Ánh nắng mặt trời không chỉ là nguồn năng lượng cho vạn vật mà còn thiêu đốt tà khí, âm khí, vi sinh vật gây hại, củng cố sức khỏe cho vạn vật, trong đó có con người chúng ta. Hiểu rõ tầm quan trọng của ánh sáng mặt trời cực kỳ quan trọng để có một thân tâm khỏe mạnh, hòa hợp với thiên nhiên.
Nội dung
Bạn đang sống xa rời ánh sáng mặt trời? Căn phòng bạn đang quá tối, hay chỉ dùng ánh sáng nhân tạo? Chắc chắn bạn sẽ gặp vấn đề về mắt và rất nhiều vấn đề về sức khỏe khác. Nhiều trẻ em ngày nay được gởi vào các lớp giữ trẻ hoàn toàn thiếu thốn ánh sáng mặt trời. Rất nhiều trong số chúng bị các bệnh về mắt từ rất sớm như loạn thị, cận thị. Nhiều cha mẹ thực sự không hiểu rõ nguyên nhân từ đâu nên không giúp gì được cho con mình.
Môi trường sống đóng kín gây bệnh tật
Một căn phòng hay nhà luôn đóng kín cửa và thiếu ánh nắng mặt trời thực là một nơi lý tưởng tuyệt vời cho các vi sinh vật gây hại như mốc, nấm, vi khuẩn có hại. Cho dù bạn có đang dùng thiết bị lọc không khí đi nữa thì vẫn không cải thiện bao nhiêu. Chúng ta vẫn có thể ngửi thầy mùi khác lạ trong phòng so với không khí ngoài trời.
Đấy là môi trường cho các căn bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng.
Một căn phòng mở cửa có ánh nắng mặt trời tràn vào thì số lượng vi khuẩn giảm chỉ còn một nữa so với lúc đóng cửa và thiếu sáng. Bạn hãy cố gắng để ánh nắng mặt trời vào nhà để diệt khuẩn và mầm bệnh.
Cần lưu ý nhiều đến phòng ngủ, nơi làm việc, nơi học tập của con, các phòng thường xuyên sử dụng máy lạnh. Nhiều đứa trẻ đang phải trải qua phần lớn thời gian trong ngày ở trong các căn phòng thiếu ánh sáng mặt trời. Hãy quan tâm nơi học tập của con.
Thí nghiệm ánh nắng mặt trời diệt khuẩn của Đại học Oregon
Đại học Oregon công bố thí nghiệm tác dụng diệt khuẩn của ánh nắng mặt trời trên tạp chí Microbiome.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Oregon đã thiết lập một số phòng thí nghiệm có kích thước nhỏ. Chúng được phân thành 3 loại cơ bản. Một số phòng có kính ngăn tia UV thông thường. Một số có kính cho phép tia UV chiếu vào và một số được giữ trong bóng tối.
Họ đã thổi vào từng căn phòng bằng bụi chứa đầy vi khuẩn được thu thập từ những ngôi nhà thực tế ở Portland. Đồng thời giữ cho bên trong ở nhiệt độ phòng bình thường.
Sau 90 ngày, họ nhận thấy 12% vi khuẩn vẫn còn sống và có khả năng sinh sản trong các phòng tối. Các phòng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ban ngày qua kính ngăn tia UV chỉ còn 6,8% vi khuẩn bụi còn sống. Và các phòng để có tia UV. trực tiếp chỉ có 6,1% vi khuẩn sống sót.
Bụi để trong bóng tối chứa các loài vi khuẩn có liên quan chặt chẽ với các bệnh về đường hô hấp. Phần lớn chúng không tồn tại trong phòng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ban ngày.
Ánh nắng mặt trời có tia gì?
Ánh nắng mặt trời có tia X, tia cực tím, tia hồng ngoại và ánh sáng mắt có thể nhìn thấy, thậm chí nó có sóng vô tuyến.
Quang phổ của gần như tất cả bức xạ điện từ mặt trời trải rộng từ bước sóng 100 nm đến khoảng 1 mm (1.000.000 nm). Chúng ta có thể chia ra các vùng sóng ánh sáng như sau:
- Tia cực tím C, bước sóng từ 100 nm đến 280 nm.
- Tia cực tím B, bước sóng từ 280 nm đến 315 nm.
- Tia cực tím A, bước sóng từ 315 nm đến 400 nm.
- Ánh sáng có thể nhìn thấy, bước sóng từ 380 nm đến 780 nm. Các ánh sáng tím vàng, đỏ chúng ta tách ra từ ánh sáng mặt trời là nằm trong dải sóng này.
- Tia Hồng ngoại A, bước sóng từ 700 nm đến 1.400 nm.
- Tia Hồng ngoại B, bước sóng từ 1.400 nm đến 3.000 nm.
- Tia Hồng ngoại C, bước sóng từ 3.000 nm đến 1mm.
Ánh nắng mặt trời diệt vi khuẩn có hại
Chất lượng không khí của một căn phòng có ánh nắng mặt trời tương tự như không khí ngoài trời. Điều này khẳng định lại thí nghiệm của đại học Oregon.
Cho đến nay, ánh nắng mặt trời ban ngày mang lại sự thoải mái về thị giác hoặc sức khỏe tổng thể. Nhưng hơn nữa, chúng ta có thể nói rằng nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng không khí.
Kevin Van Den Wymelenberg, đồng tác giả nghiên cứu và đồng giám đốc của Trung tâm Sinh học và Môi trường Xây dựng Kevin Van Den Wymelenberg
Con người dành phần lớn thời gian ở trong nhà. Nơi không thể tránh khỏi việc tiếp xúc với các hạt bụi mang nhiều loại vi khuẩn. Bao gồm cả mầm bệnh có thể khiến chúng ta bị bệnh.
Tác giả chính của nghiên cứu Ashkaan Fahimipour
Các căn nhà thiết kế cần luôn chú ý việc lấy ánh sáng từ mặt trời. Ánh sáng có thể lấy từ cửa sổ hoặc các vách tường bằng kính, hoặc giếng trời. Trong điều kiện nhà hẻm xuất hiện phổ biến ở Việt Nam thì việc chú trọng thiết kế lấy ánh sáng mặt trời rất quan trọng.
Ánh nắng mặt trời có tác dụng gì?
Ngoài khả năng diệt khuẩn, ảnh hưởng hệ vi sinh vật trong không khí của ánh nắng mặt trời. Ánh nắng còn ảnh hưởng trực tiếp tích cực lên sức khỏe của con người. Cũng như tất cả các sinh vật còn lại trên trái đất. Bao gồm cây cỏ và các loại động vật khác.
Có thể nói ánh sáng mặt trời là đại diện cho sự sống, sự sinh tồn. Thiếu nắng, cây cỏ èo uột không kết trái, mùa màng thất bát. Con người thì xanh xao, yếu ớt, rất nhiều bệnh tật từ trong cơ thể phát sinh.
Ảnh hưởng quan trọng đến hệ miễn dịch
Tắm ánh nắng mặt trời thường xuyên giúp nâng cao hệ miễn dịch. Người thường xuyên làm việc dưới ánh nắng có sức khỏe tốt hơn, ít bệnh tật hơn nhiều những người có môi trường làm việc kém tự nhiên.
Các bạn có thể thấy những người có sức khỏe yếu ớt và bị nhiều bệnh là nhóm người làm văn phòng. Mặc dù môi trường làm việc rất dễ chịu, mát mẻ. Nhưng thường các căn phòng đóng kín và chỉ sử dụng ánh sáng nhân tạo.
Ngược lại ông bà chúng ta ngày xưa suốt ngày làm việc ngoài nắng lại sống trường thọ, khỏe mạnh đến 80, 90, 100 là bình thường. Họ rất ít gặp các vấn đề bệnh tật ngày nay.
Những đứa trẻ đen nhẻm, trần trục trục suốt ngày chạy chơi ngoài nắng lại rất khỏe mạnh. Tắm mưa tắm gió không ảnh hưởng gì chúng. Nhưng những đứa trẻ thành thị trắng trẻo, mập mạp thì yếu ớt vô cùng.
Ánh nắng mặt trời giúp cơ thể tạo vitamin D
Ánh nắng mặt trời giúp cơ thể tạo ra Vitamin D. Vitamin D là dưỡng chất giúp cơ thể hấp thu canxi và phốt pho. Đặc biệt quan trọng cho sức khỏe, và xương. Những đứa trẻ trong những năm đầu đời, lúc xương cốt đang phát triển. Nếu chúng được phơi, tắm nắng thường xuyên. Chúng sẽ phát triển mạnh mẽ, cứng cáp.
Ánh nắng mặt trời tốt cho da của bạn
Ánh nắng mặt trời sẽ giúp bạn thoát khỏi các bệnh về da như bệnh chàm, bệnh vảy nến, bệnh bạch biến.
Bạn thấy người Tây thường rất thích nắng ở những nước nhiều nắng như Việt Nam chúng ta. Hay nói về làn da khỏe mạnh thì tôi thấy người Phi Châu có làn da thật khỏe mạnh. Nếu bạn đang có bệnh lý về da, hãy nghĩ về nắng.
Trị nhiều bệnh vú, ruột kết, tuyến tiền liệt, phổi, huyết áp, tiểu đường
Những người sống thiếu ánh sáng mặt trời thường yếu ớt, làn da xanh. Họ rất dễ mắc các loại bệnh về vú, ruột kết, tuyến tiền liệt, phổi. Hay các bệnh nghiêm trọng như đa xơ cứng, huyết áp cao, bệnh về máu, tiểu đường, bệnh tim.
Ánh sáng mặt trời giúp cơ thể tạo ra các hoạt chất đặc biệt nào đó để cơ thể khỏe mạnh.
Giúp ngủ ngon hơn
Nếu bạn nhìn vào mặt trời vào buổi sáng sớm thì tối về bạn ngủ sẽ rất ngon. Bạn có thể kiểm chứng dễ dàng điều này. Rất nhiều người đã quay lại các video chia sẻ trải nghiệm bản thân nhìn mặt trời. Ánh nắng mặt trời qua mắt bạn giúp cơ thể điều chỉnh lại các rối loạn bên trong. Từ đó bạn có thể tìm đến một giấc ngủ chất lượng.
Ánh nắng mặt trời tốt cho mắt
Nhìn vào mặt trời, ánh nắng trực tiếp không những giúp ngủ ngon mà còn giúp mắt khỏe hơn. Nó có thể chữa lành những bệnh lý về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị.
Ánh sáng có hại cho mắt là ánh sáng nhân tạo. Đặc biệt là ánh sáng từ màn hình máy tính, đèn bóng dài.
Cải thiện tâm trạng
Các nhà khoa học đã phát hiện ánh nắng mặt trời có ảnh hưởng đến hoạt động hệ thần kinh trung ương. Nó giúp cơ thể sản xuất chất serotonin. Đây là một chất dẫn truyền thần kinh và hóc môn giúp tế bào não và các tế bào thần kinh khác giao tiếp với nhau. Sự thiếu vắng hoạt chất này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm trạng.
Vào mùa đông, thời điểm thiếu ánh sáng mặt trời, cơ thể thiếu serotonin dẫn đến các triệu chứng trầm cả và lo lắng. Đây được gọi là hiện tượng rối loạn tâm lý theo mùa SAD.
SAD là một chứng rối loạn tâm lý xuất hiện trong những tháng mùa thu và mùa đông ở các nước khí hậu ôn đới. Hiện tượng này sẽ biến mất khi sang mùa xuân, hạ khi có nhiều ánh sáng mặt trời hơn.