Home » Bạn có biết? » Sự khác biệt giữa khám phá và du lịch
khám phá thế giới quanh ta

Đến Thái Nguyên, bạn nhớ đi thăm thác Mưa Rơi. Ảnh: @vietnam_travel_media

Chúng ta mỗi người đều có khát vọng khám phá. Chúng ta muốn đi đó đây, khám phá các vùng đất mới, nhìn các cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Ước gì chúng ta có thể đi đến một chỏm núi, nhìn xuống núi rừng bạt ngàn dưới kia. Chúng ta có thể hét to lên khi thấy mình quá nhỏ bé.

Bạn đã có bao giờ đứng gần một thác nước khổng lồ chưa? Tôi thì chưa!

Tôi đã từng đến thăm tháp Camly bốc mùi của Đà Lạt. Nhưng ý tôi là một ngọn tháp thật sự, một sự hùng tráng thật sự. Mỗi khi nghe tin các bạn trẻ, bạn bè đi phượt, tôi ái mộ thật sự.

Khao khát đó tôi biết chắc nó không chỉ trong tôi mà trong mỗi các bạn. Nhưng khoan đã! Tôi muốn nói với các bạn rằng, thật sự những điều tôi nói ở trên chỉ là đi du lịch chứ không phải khám phá. Những nơi bạn đến đã có người đến. Dù bạn tự mình đi thì cũng đã có đường mòn sẵn của người đi trước. Vì vậy đó được gọi là du lịch. Sự khám phá có lẻ là chỉ ở trong lòng các bạn thôi.

Sự khác biệt giữa khám phá và du lịch

Ước mơ khám phá của con người nằm trong tiềm thức. Con người trước học cách trèo cây, trèo núi. Sau đó là đóng thuyền thám hiểm sông, biển. Lại đến chế máy bay để bay lên bầu trời. Đáy đại dương bao la bí ẩn cũng được thám hiểm bới những chiếc tàu ngầm. Ước mơ con người lại tiếp tục vươn lên đến các vì sao.

Lần đâu tiên bạn đặt chân đến vùng đất mới đó là khám phá. Lần thứ hai nó được gọi là du lịch. Sự khám phá không còn nữa.

Người đàn ông đầu tiên thực hiện một quỹ đạo duy nhất quanh Trái Đất vào ngày 12 tháng 4 năm 1961 là Yuri Gagarin. Tất nhiên, ông trở thành người nổi tiếng ngay lập tức và được vinh danh với vô số giải thưởng. Hình ảnh của ông được in trên đồng xu 100 rúp.

Lại đến Alan Shepard, người thứ hai bay vào vũ trụ. Ông được coi là người hùng ở nước Mỹ.

Vậy người thứ ba bay vào không gian thì sao? Bạn có nhớ đến một cái tên như Gherman Titov không? Ông là người Liên Xô. Một người đàn ông tuyệt vời! Nhưng tên anh có lẻ không bao giờ xuất hiện ở câu trả lời cho câu hỏi trị giá triệu đô trong các chương trình gameshow. Ông ấy là người đầu tiên ngủ trên quỹ đạo đấy.

Ồ, có lẻ bạn đang nhớ tới một cái tên. Nguyễn Tuân. Vâng! anh ấy là một người đặc biệt. Nhưng ngay cả người Liên Xô cũng không ai biết đến anh ấy đâu.

Xem: Sa mạc Sahara
Bãi biển phát sáng ở Vaadhoo, Maldives

Cuộc khám phá vũ trụ của Neil Amrstrong

Khám phá luôn đem lại cảm giác phấn khích mạnh mẽ.

Nhớ ngày đó, ở khoảng khắc Neil Armstrong đặt chân lên mặt trăng vào tháng 7 năm 1969. Cả thế giới đều theo dõi qua màn hình. Mọi người đều muốn có mặt ở đó, thay vào vị trí đó.

Bốn tháng sau, lại có một cuộc hạ cánh lên mặt trăng. Không nghi ngờ gì, nó được coi là tư cách du lịch. Mặc dù nó cũng mang theo một sự mệnh khoa học. Nhưng cảm giác phấn khích như cuộc đổ bộ Amrstrong trong tâm trí công chúng không còn nữa.

Nhà thám hiểm Columbus

Một nhà thám hiểm khám phá không phải là chỉ đặt chân đến vùng đất mới. Bạn phải khám phá, lật tung mọi thứ, đụng chạm xung quanh. Columbus đặt chân đến Bahamas vào năm 1942 sau chuyến hành trình dài 5 tuần. Ông dành thời gian để vẽ những bức tranh về bãi biển. Rồi ông ấy lại đi xung quanh, lên thuyền đến hòn đảo khác. Đào bới bụi rậm như những đứa nhỏ. Áo quần ông ấy dơ bẩn và có thể đã bị gãy một hoặc hai cái xương.

Việc thám hiểm không phải là đứng từ xa chụp vài bức ảnh. Những chiếc vệ tinh quay quanh một hành tinh xa xôi và chụp hàng triệu bức ảnh là một ứng dụng khoa học tốt. Nhưng nó không phải là thám hiểm.

Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học, con người đã có thể tạo ra những con robot thay thế con người thám hiểm ở những vùng đất nguy hiểm. Chúng ta hãy nói đến 2 con robot Spirit và Opportunity thám hiểm trên sao Hỏa nhé.

Khám phá của robot Spirit và Opportunity

Hành trình thám hiểm trên sao Hỏa của Spirit và Opportunity đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của mọi người trên thế giới. Những chú robot này sẽ lái vòng quanh, khoan đá và lao qua các miệng núi lửa. Chúng không sợ bẩn hay nguy hiểm. Bão bụi, đá chặn đường. Không hề gì!

Robot Opportunity đã lao xuống rìa miệng núi lửa Victoria, sau đó cố gắng quay lại vành núi lửa. Nó đã tìm thấy thiên thạch đầu tiên trên Sao Hỏa. Tất cả mọi người đều chú tâm thu hút bởi sự khám phá của nó. Và nó chẳng bao giờ thoát ra được cái hố lửa đó. Nhưng dù sao nó cũng đã thám hiểm được 5 năm trong môi trường nguy hiểm.

Chuyến tàu Viking tới Sao Hỏa nhàm chán

Thời điểm đó, chiếc tàu Viking cũng đến sao Hỏa nhưng lại hoàn toàn bị bỏ quên. Không ai để ý đến Viking. Tại sao vậy?

Viking cũng có sứ mệnh của nó. Chỉ là nó chỉ nằm yên trên bề mặt. Đấy không phải thực sự là một thám hiểm. Viking không thể đem lại sự đồng cảm như Spirit và Opportunity khi chúng lao đầu vào những nơi nguy hiểm.

Chiếc tàu thám hiểm tiếp theo Curiosity chuẩn bị hướng tới Sao Hỏa. 29.000 người theo dõi trên Twitter và 4.700 người hâm mộ trên Facebook. Có lẻ Curiosity sẽ có nhiều câu chuyện để kể lại.

Khát vọng của mỗi đứa trẻ trong ta

50 năm nữa, xã hội có lẻ sẽ thay đổi rất nhiều, khoa học cũng thay đổi rất nhiều. Nhiều điều mới lạ sẽ xuất hiện, nhiều cái hiện tại sẽ mất đi. Đứa bé trong lòng mỗi chúng ta luôn khao khát khám phá nhiều hơn.

Biết đâu chúng ta sẽ khoan qua lớp băng của Europa và bơi qua vùng nước bên dưới. Hay lái tàu ngầm qua bề mặt chất lỏng sao Mộc.

Hi vọng 50 năm sau, đứa bé trong mỗi chúng ta vẫn còn đó. Vẫn sống với những khát khao mong chờ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Comment moderation is enabled. Your comment may take some time to appear.

facebook
twitter