Muối nhiễm vi nhựa đang là tình trạng ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Mức độ ảnh hưởng có thể nghiêm trọng, tùy thuộc vào hàm lượng vi nhựa con người đang hấp thu vào trong cơ thể. Việt Nam nằm trong vùng Đông Nam Á, là nơi thải nhiều hạt vi nhựa ra môi trường nhất. Riêng Việt Nam năm 2018 xếp hàng thứ tư trên thế giới về tổng rác thải nhựa. Chiếm khoảng 6% tổng sản lượng, lượng thải từ 0,28 -> 0,73 triệu tấn rác nhựa mỗi năm. Nên hàm lượng hạt vi nhựa trong muối khai thác tại Việt Nam tương đối cao so với các nước còn lại trên thế giới.
Nội dung:
- Tình trạng muối nhiễm vi nhựa trên thế giới
- Tình trạng muối nhiễm vi nhựa tại Việt Nam
- So sánh nồng độ hạt vi nhựa trong muối ở Việt Nam với các nước khác
- So sánh nồng độ hạt vi nhựa trong muối biển so với muối hồ và muối đá
- Loại vi nhựa tìm thấy nhiều nhất trong muối
- Tình trạng dùng muối người Việt Nam
- Tác hại của tiêu thụ muối nhiễm vi nhựa
- Không có hạt vi nhựa trong muối đá hồng
- Muối hồng nào an toàn nhất?
Tình trạng muối nhiễm vi nhựa trên thế giới
Nghiên cứu từ tổ chức phi chính phủ Greenpeace
Theo một nghiên cứu khảo sát của tổ chức phi chính phủ Greenpeace vào năm 2018. 39 mẫu muối đến từ 21 quốc gia trên thế giới được chọn. Nhưng kết quả thật đáng thất vọng, 36 mẫu đều có hạt vi nhựa trong muối. Chỉ có 3 loại còn lại là an toàn, sạch. 36 mẫu muối nhiễm vi nhựa này có tới 6.000 hạt nhựa nhỏ trên mỗi pound. (Mỗi pound tương ứng 0,45kg).
Vậy ta có tỷ lệ ở đây là 92% mẫu muối đến từ 21 quốc gia trên thế giới đều nhiễm vi nhựa.
Muối đến từ các quốc gia ở Châu Á có nồng độ vi nhựa cao nhất. Điều này có thể lí giải do Châu Á là công xưởng của thế giới. Lượng chất thải nhựa ở đây đặc biệt cao.
Hàm lượng vi nhựa trong muối biển là cao nhất. Các loại muối hồ, và đặc biệt muối đá có hàm lượng hạt vi nhựa trong muối thấp hơn. Nguyên do vấn đề ở đây là các chất thải hầu hết được thải ra sông. Từ đó chúng trôi ra biển và làm ô nhiễm muối biển.
Theo Greenpeace ước tính. Nếu một người tiêu thụ 10g muối mỗi ngày sẽ hấp thụ khoảng 2.000 hạt vi nhựa mỗi năm.
Nghiên cứu từ Renzi và cs
Theo nghiên cứu từ Renzi và Cs, hàm lượng hạt vi nhựa trong muối biển từ Ý là 300 hạt/1kg. Hàm lượng hạt vi nhựa được cơ thể con người hấp thu từ việc tiêu thụ muối biển khoảng 131-580 hạt/năm.
Nghiên cứu từ Iniguez và cs
Nghiên cứu của Iniguez và cs cho thấy rằng. Hàm lượng vi nhựa được tìm thấy trong muối ăn có nguồn gốc từ biển của Tây Ban Nha là 80-280 hạt/kg.
Polyethylene-terephthalate (PET) là loại nhựa được tìm thấy nhiều nhất, tiếp theo là polypropylene (PP) và polyethylene (PE).
Nghiên cứu từ LEE và CS
Theo nghiên cứu khảo sát từ LEE và CS. 94% sản phẩm muối được thử nghiệm trên toàn thế giới bị nhiễm vi nhựa. 3 loại vi nhựa được tìm thấy nhiều nhất trong muối là PET, PP, PE trong số 27 loại nhựa hiện nay.
Tình trạng muối nhiễm vi nhựa tại Việt Nam
Khảo sát muối nhiễm vi nhựa tại Hà Nội
Năm 2022, Viện Hóa Học các hợp chất thiên nhiên phối hợp với Trường đại học Điện Lực, Viện Công Nghệ Môi Trường, Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên và Công Nghệ Quốc Gia, Trường Đại Học Quảng Bình thực hiện khảo sát tình trạng muối nhiễm vi nhựa dựa trên các mẫu muối mua được tại Hà Nội.
Các mẫu muối gia vị được nghiên cứu khảo sát là các mẫu bột canh i-ốt (thành phần mối i-ốt, chất điều vị, đường, tỏi, tiêu). Muối sấy (thành phần muối, tỏi, ớt bột ngọt, đường cát). Muối tinh (muối từ biển, màu trắng, nghiền nhỏ). Muối gia vị chấm (thành phần có muối, đường, ớt tỏi, tiêu, chất điều chỉnh độ a-xít). Muối tinh sạch chất lượng cao (không nhãn hiệu, là muối trắng nguyên hạt). Và muối trộn thủ công (không nhãn hiệu, thành phần muối, bột, ớt, hạt tiêu).
Kết quả khảo sát
6/6 mẫu muối đều nhiễm vi nhựa.
Hàm lượng vi nhựa trong muối khoảng 320 – 1.880 hạt/1kg.
Vi nhựa trong muối chủ yếu là dạng sợi, chiếm 99%. 1% là dạng mảnh.
Vi nhựa có nhiều màu khác nhau. Màu chủ yếu là xanh da trời, đỏ, đen.
Nhóm nghiên cứu trên cũng đưa ra một kết quả nghiên cứu khác. Từng có 14 mẫu muối được chọn tại các cửa hàng nội, ngoài thành ở HCM. Hàm lượng hạt vi nhựa trong muối được ghi nhận là 34-402 hạt/1kg. Hình dạng vi nhựa chủ yếu là dạng mành, dạng sợi. Màu sắc vi nhựa là xanh, vàng, tím, trắng, không màu.
Khảo sát muối nhiễm vi nhựa tại Bà rịa – Vũng Tàu
Đây được xem là nghiên cứu đầu tiên về muối nhiễm vi nhựa tại Việt Nam. 9 mẫu muối biển tinh iốt và 4 mẫu muối biển thô từ các vùng miền khác nhau tại Việt Nam được chọn mua tại Bà Rịa – Vũng Tàu.
Kết quả thu được cho thấy sự hiện diện hạt vi nhựa trong muối ở tất cả các mẫu.
Loại vi nhựa trong muối ăn
Vi nhựa dạng sợi chiếm đại đa số so với dạng mảnh.
Loại vi nhựa màu trắng, xanh, đen chiếm chủ yếu.
Loại nhựa được tìm thấy nhiều nhất là nhựa PE (67%). Sau đó là PP, PS.
Với lượng muối ăn hàng ngày theo khuyến cáo của WHO là 5g/ngày thì lượng vi nhựa mà chúng ta ăn hàng ngày vào khoảng 637 hạt/năm.
Hàm lượng hạt vi nhựa trong muối thô
Hàm lượng hạt vi nhựa trong các mẫu muối thô dao động trong khoảng 723 ± 196 hạt/kg đến 1057 ± 174 con/kg. Ngoài ra, kết quả phân tích Anova Single Factor cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa về độ phong phú của vi nhựa trong các mẫu muối biển thô (ρ = 0,05). Cho thấy sự biến đổi nồng độ vi nhựa theo vùng khai thá trong các mẫu muối biển thô. Hàm lượng trung bình của Vi nhựa trong muối thô Việt Nam là 787 ± 101 hạt/kg.
Hàm lượng hạt vi nhựa trong muối tinh
Nồng độ Vi nhựa đo được trong mẫu muối iot tinh thấp hơn so với mẫu muối biển thô. Hàm lượng Vi nhựa trong 9 mẫu muối biển tinh dao động từ 189 đến 469 hạt/kg.
Kết quả phân tích Anova – Single Factor cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về sự phong phú của vi nhựa trong các mẫu muối biển tinh (ρ = 0,05). Cho thấy nồng độ Vi nhựa giữa các mẫu muối biển tinh là tương đương nhau ở tất cả các vùng ở Việt Nam. Hàm lượng trung bình của hạt vi nhựa trong muối tinh của Việt Nam là 340 ± 26 hạt/kg.
So sánh nồng độ hạt vi nhựa trong muối ở Việt Nam với các nước khác
Nồng độ hạt vi nhựa trong muối ở Việt Nam tương đương so với Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan hoặc Hoa Kỳ.
So với Ý, Tây Ban Nha, Anh, Indonesia, hoặc Ấn Độ thì nồng độ hạt vi nhựa trong muối ở Việt Nam cao hơn. Các nước này có nồng độ 20 – 300 hạt/ 1kg.
Thậm chí các nước Pháp, Bồ Đào Nha, Malaysia, Nhật Bản có nồng độ vi nhựa trong muối thấp hơn 10 lần so với Việt Nam. Nồng độ của họ <10 hạt/1kg.
So sánh nồng độ hạt vi nhựa trong muối biển so với muối hồ và muối đá
Về cơ bản, trong 3 loại muối, muối biển, muối hồ, muối đá, thì muối biển chịu ô nhiễm vi nhựa nặng nề nhất. Mỗi năm, thế giới đổ hàng trăm triệu tấn vi nhựa vào môi trường. Chủ yếu là sông, từ đây rác thải ô nhiễm trôi ra biển.
Nghiên cứu gần đây của Kim Et AL năm 2018 trên 25 nhãn hiệu muối biển đã nhấn mạnh rằng. Nguồn gốc của vi nhựa trong muối biển từ rác thải sông ngòi và mức độ ô nhiễm trong nước biển gần khu vực sản xuất muối. Muối biển có thể được xem là một chỉ số tốt để đánh giá mức độ ô nhiễm vi nhựa trong môi trường biển.
Nồng độ hạt vi nhựa trong muối biển là cao nhất so với muối hồ, muối đá. Nếu có điều kiện, thì việc lựa chọn muối đá như các loại muối đá khai thác từ dưới chân nuối Himalaya là sự khôn ngoan.
Loại vi nhựa tìm thấy nhiều nhất trong muối
Đối với khảo sát chung ở trên thế giới thì loại nhựa phổ biến nhất trong muối là polyethylene (PE) và polypropylene (PP). Ngoài ra còn có các loại nhựa như PA, PET, PVC, PS, PU, Nylon ….
Tình trạng dùng muối người Việt Nam
Khuyến cáo của WHO là tiêu thụ 5g muối/1 ngày.
Tuy nhiên theo thống kê của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia năm 2018. 60% người Việt trong độ tuổi 26-63 đang tiêu thụ lượng muối gấp đôi so với khuyến cáo. Tức là 10g/ngày. Nếu mức tiêu thụ 5g/1ngày thì bình quân một người Việt Nam tiêu thụ 637 hạt vi nhựa/ 1năm (theo kết quả muối biển ở VN). Ở Việt Nam thì con số này cơ bản phải nhân đôi do mức tiêu thụ muối cao hơn.
Tình trạng muối nhiễm vi nhựa đã khiến loại gia vị thiết yếu này trở nên không an toàn. Tiêu thụ nhiều muối bây giờ lại đối mặt với tiêu thụ nhiều nhựa. Dĩ nhiên tác hại của vi nhựa là điều chắc chắn. Và cũng đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề đó.
Tác hại của tiêu thụ muối nhiễm vi nhựa
Muối là một loại gia vị không thể thiếu. Cơ thể con người cần muối. Thiếu muối, chúng ta sẽ gặp phải vô số vấn đề về sức khỏe. Nhưng sự hiện diện của hạt vi nhựa trong muối đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe.
Việc hấp thụ các hạt vi nhựa trong muối không đơn giản chỉ là nhựa. Vì ngoài đặc tính khó phân hủy, chúng còn chứa nhiều chất gây ô nhiễm. Đó là các loại kim loại nặng, chất bẩn hữu cơ kỵ nước HOCs, phi kim loại và các phụ gia/monome ,,, bị hấp thu trên các bề mặt hạt nhựa. Nghĩa là các hạt nhựa là nguồn thu hút các chất ô nhiễm. Còn chúng ta thì ăn nó vào.
Khoảng 10% hạt vi nhựa khi ăn vào sẽ được hấp thụ vào máu. Chúng sẽ tích lũy sinh học trong cơ quan thứ cấp và gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và sức khoẻ tế bào.
Không có hạt vi nhựa trong muối đá hồng
Bây giời loài người có vẻ đang loay hoay tìm một loại muối nào đó sạch sẽ khỏi nguồn ô nhiễm vi nhựa. Thực ra chúng ta có thể có một giải pháp toàn diện hơn. Đó là nghiêm cấm việc bổ sung các hạt vi nhựa vào trong các loại sản phẩm. Nhiều loại sản phẩm như kem đánh răng, bột giặt, tẩy rửa … được bổ sung hạt vi nhựa với lý do làm sạch hơn. Đây là nguồn ô nhiễm vi nhựa chủ yếu. Tỉ lệ hạt vi nhựa vỡ ra từ các mảnh nhựa lớn chỉ tiếm một tỉ lệ rất nhỏ.
Rất tiếc là con ngườii chúng ta không làm vậy. Và mặc kệ hàng trăm tấn vi nhựa được đổ ra mỗi năm. Cũng như mặc kệ mối đe dọa sức khỏe con người.
Nếu bạn mong muốn tìm kiếm một loại muối sạch. Có lẻ bạn nên tìm đến muối đá dưới chân dãy núi Himalaya ở Pakistan và dãy núi Rocky ở Utah. Đây là những mỏ đá muối hình thành từ các vùng biển cổ đại hàng triệu năm trước.
Vào thời tiền sử, có một vùng biển nội địa bao phủ khu vực ngày nay là Redmond, Utah, được gọi là biển Sundance. Biển đó đã biến mất, nhưng nó để lại một mỏ muối lớn, nguyên sơ dưới lòng đất. Nó được bảo vệ khỏi các chất ô nhiễm hiện đại như vi nhựa bằng các lớp tro núi lửa và đất sét bentonite.
Muối hồng nào an toàn nhất?
Mặc dù chúng tôi không biết về các nghiên cứu kiểm tra tuyên bố của các công ty muối hồng rằng chúng không chứa hạt vi nhựa, nhưng logic của họ có lý. Nếu vi nhựa xâm nhập vào các đại dương trên thế giới thông qua các tuyến đường thủy như sông. Tất cả các vùng nước liên kết với nhau sẽ bị ô nhiễm. Nhưng các dải muối hình thành hàng triệu năm trước và bị chôn vùi dưới các vật liệu núi lửa sẽ được bảo vệ tương đối khỏi ô nhiễm.
Mặc dù không nói rõ thương hiệu nào được thử nghiệm. Nhưng nghiên cứu năm 2018 được đề cập ở trên đã tìm thấy nồng độ hạt vi nhựa cao nhất trong muối biển. Với nồng độ thấp hơn trong muối hồ. Và nồng độ thấp nhất trong muối đá có nguồn gốc từ đất khô.
Và đây là thương hiệu muối hồng mà chúng tôi thích nhất vì độ tinh khiết của chúng. Chúng tôi thường mua Real Salt. Vì nó đến từ một nguồn/mỏ đáng tin cậy duy nhất. Trong khi muối Himalaya có thể đến từ vô số mỏ ở Pakistan, Ấn Độ hoặc Trung Quốc.