Vàng có một bề dày lịch sử lâu dài với vai trò tiền tệ. Trong các loại đồng tiền được biết đến trong lịch sử thì vàng là đồng tiền có tính ổn định cao nhất. Còn đồng tiền có tính kém ổn định nhất là tiền giấy. Tiền giấy có tỷ lệ lạm phát cao tùy theo nhu cầu và lượng phát hành của quốc gia. Mặc dù có lịch sử lâu đời, nhưng giai đoạn được tiêu chuẩn chính thức, bản vị vàng lại có thời gian ngắn ngủi và kết thúc vào năm 1933 tại Hoa Kỳ. Quá trình và lý do sẽ được chúng ta tìm hiểu ở dưới đây.
Bản vị vàng là gì?
Bản vị vàng là hệ thống đo lường tiền tệ sử dụng vàng để thiết lập giá trị của tiền. Nó đảm bảo rằng tiền tệ theo hệ thống bản vị vàng có thể được đổi lấy vàng. Nó biểu thị thỏa thuận giữa xã hội và các tổ chức tiền tệ rằng đồng tiền mà họ chi tiêu và kiếm được là một giá trị thay thế cho vàng.
Chế độ bản vị vàng còn gọi là kim bản vị. Nó có 3 hình thái như sau:
- Bản vị tiền vàng.
- Bản vị vàng thỏi
- Bản vị hối đoái vàng.
Bản vị tiền vàng là chế độ bản vị trong đó chính phủ dùng vàng để đúc thành các đồng tiền dùng trong lưu trữ, định giá hàng hóa. Đây là chế độ tiền tệ hoàn chỉnh nhất của vàng.
Bản vị vàng thỏi là chế độ bản vị vàng tiếp theo sau khi chế độ trước kết thúc vào thời điểm chiến tranh thế giới thứ nhất. Ở hình thức này, tiền giấy được phát hành và cho phép được chuyển đổi qua vàng. Nhưng điều kiện là số lượng lớn. Như ở Anh, quy định là 1.700 bảng Anh trở lên mới được phép chuyển đổi thành vàng.
Bản vị hối đoái vàng là hình thức sau cùng. Đây là thời điểm 2 hình thức trước đều sụp đổ, nghĩa là hình thức thứ hai được dựng lên cuối cùng cũng sụp đổ vào thời điểm đại khủng hoảng kinh tế 1929. Lúc này người dân chỉ có thể chuyển tiền giấy qua vàng bằng cách hối đoái qua đồng tiền đô la Mỹ. Sau đó chuyển số đô là Mỹ này thành vàng. Đây là đồng tiền bản vị vàng cuối cùng còn đứng vững trên thế giới.
Bản vị vàng tiếng anh là gì?
Trong tiếng anh, Bản vị vàng được gọi là Gold Standard.
Chế độ bản vị vàng: Gold Standard System.
Lịch sử hình thành bản vị vàng
Vàng đã được sử dụng làm tiền tệ trong suốt lịch sử. Vì nó hiếm, khó kiếm, dễ đúc và không bị ăn mòn. Việc sử dụng nó như một loại tiền đúc sớm nhất là vào khoảng năm 600 trước Công nguyên ở Lydia. Thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.
Bản vị vàng năm bao nhiêu?
Tuy vàng được đúc thành tiền xu và được sử dụng để giao dịch. Nhưng kim loại quý này không trở thành tiêu chuẩn cho đến tận thế kỷ 19. Nước Anh đã sử dụng vàng làm tiêu chuẩn ngay từ năm 1816. Nhưng mãi đến những năm 1870, vàng mới trở thành tiêu chuẩn quốc tế để định giá tiền tệ. Hoa Kỳ đã thông qua tiêu chuẩn vàng vào năm 1879. Sau nhiều nỗ lực sử dụng các phương thức trao đổi khác nhau nhưng đều thất bại.
Đạo luật bản vị vàng năm 1900 đã thiết lập vàng là kim loại duy nhất để đổi tiền giấy ở Hoa Kỳ. Đạo luật đảm bảo rằng. Chính phủ sẽ đổi bất kỳ số lượng tiền giấy nào thành giá trị của nó bằng vàng. Và điều đó có nghĩa là các giao dịch không còn phải thực hiện bằng vàng thỏi hoặc tiền xu nặng vì tiền giấy có giá trị được đảm bảo gắn liền với một thứ gì đó có thật.
Đặc điểm của chế độ bản vị vàng
Chế độ bản vị vàng có các đặc điểm sau:
- Tiền giấy được phát hành bởi ngân hàng trung ương được đảm bảo 100%. Nghĩa là tiền giấy ở thời điểm đó được bảo chứng giá trị.
- Vàng được tự do xuất nhập khẩu ở giữa các quốc gia.
- Tiền giấy được quy định tỷ giá cố định với vàng. Và không có giới hạn hạn mức chuyển đổi.
Bởi các đặc điểm trên, chế độ bản vị vàng có ưu điểm đảm bảo giá trị cho người giữ tiền và các chính phủ không thể tùy tiện in ấn, phát hành tiền gây lạm phát và mất giá đồng tiền.
Tại sao vàng được sử dụng để thực hiện chức năng tiền tệ lâu dài nhất
Từ năm 600 trước công nguyên vàng đã được sử dụng như một loại tiền tệ và được coi như là một loại tiền tệ được sử dụng lâu dài nhất.
Sở dĩ vậy vì vàng có một số đặc điểm quan trong sau.
- Vàng có giá trị ổn định theo thời gian. Vàng được đặc biệt quan tâm bởi người dân Việt Nam, TQ, Ấn Độ và nhiều nước khác trên thế giới. Các loại tài sản quan trọng, giá trị lớn như nhà cửa, đất đai hoặc quà cưới, cho vay mượn đều được quy đổi tính giá bằng vàng. Vàng luôn thể hiện tính ổn định giá trị của mình qua các thời kỳ thăng trầm của kinh tế.
- Vàng dễ dàng phân chia. Cũng có thể đúc các hình dạng khác nhau mà không ảnh hưởng đến giá trị vốn có.
- Vàng có tính cất trữ tốt. Đồng, bạc vẫn có thể đổi màu và bị ảnh hưởng bởi phản ứng hóa học. Tiền giấy thì có thể bị gặm cắn bởi chuột bọ. Tệ hơn là cháy bởi hỏa hoạn, ướt rách bởi nước. Nhưng vàng lại hầu như không bị ăn mòn hay có các phản ứng oxy hóa bởi các chất hóa học.
- Vàng khó làm giả hơn so với các loại kim loại khác.
Bản vị vàng sụp đổ
Dù vàng có rất nhiều ưu điểm lại có lịch sử tiền tệ lâu đời nhưng cách đây gần 100 năm đã sụp đổ. Trải qua một số thay đổi hệ thống tiền tệ hiện tại có thể được coi là hệ thống tiền giấy không được bảo chứng. Các chính phủ có thể in, phát hành tiền mà không cần có sự bảo đảm nào cho giá trị. Đồng Đô la đã mất giá hơn 90% kể từ khi phát hành. Một số quốc gia đặc biệt đã phải đối mặt sự mất giá toàn diện của đồng tiền. Khi phải chở cả bao tải tiền chỉ đổi lấy ổ bánh mì.
Hệ thống tiền tệ hiện tại có thể tạm gọi là Petrodollar.
Chúng ta sẽ đi từ quá trình bắt đầu của sự sụp hệ thống tiền tệ vàng trên thế giới.
Sự sụp đổ trên thế giới
Bản vị vàng sụp đổ bắt đầu từ thời điểm chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 ~ 1918. Ở thời điểm này do nhu cầu quá mức cho chiến tranh. Các quốc gia in tiền giấy không còn được sự bảo chứng để đảm bảo nhu cầu chi tiêu bức thiết. Ngân khố các quốc gia khô kiệt.
Sau thế chiến thứ nhất, các quốc gia khởi động lại hệ thống bản vị vàng thỏi. Vàng không còn được đúc dưới dạng tiền xu. Tiền giấy được phát hành và chỉ cho phép chuyển đổi thành vàng với số lượng lớn. Như ở Anh là 1700 bảng Anh. Ở Pháp là 215 nghìn frăng.
Dưới sự phát triển nóng của kinh tế, thị trường chứng khoáng. Các quốc gia lại sai lầm khi phát hành tiền giấy vô tội vạ không được bảo chứng bởi lượng vàng trong kho. Đỉnh điểm năm 1929, kinh tế khủng hoảng. Các nhà đầu tư tìm cách chuyển lượng tiền mặt sang vàng. Tất nhiên sự chuyển đổi này là không thể thực hiện và dẫn để sự sụp đổ, lạm phát phi mã. Một cơn đại khủng hoảng vì thế mà hình thành.
Sự sụp đổ ở Mỹ
Sau thế chiến thứ nhất, Mỹ trở thành quốc gia giàu có nhất hành tinh. Phần lớn vàng trên thế giới đều nằm ở trong kho dự trữ của Mỹ. Chế độ bản vị vàng coi như chính thức tại Mỹ vào năm 1879 khi Mỹ thông qua tiêu chuẩn vàng. Đạo luật năm 1900, tuyên bố vàng là kim loại duy nhất được chính phủ đảm bảo chuyển đổi từ tiền giấy.
Dưới nhu cầu của nền kinh tế, chính phủ Mỹ cũng phát hành tiền giấy quá mức được đảm bảo. Nghĩa là không được bảo chứng. Lý do được chính phủ Mỹ đưa ra là vào các thời vụ mùa màng thì nhu cầu tiền tăng cao. Nên chính phủ cần tăng lượng tiền lưu thống trên thị trường. Tuy nhiên sự điều tiết đã không phù hợp. Nên sau khi đồng tiền vàng sụp đổ trên thế giới thì cũng đến lượt nước Mỹ.
Chế độ bản vị vàng kết thúc khi nào?
Chế độ bản vị vàng kết thúc chính thức vào đầu năm 1934. Khi chính phủ Mỹ tuyên bố nghiêm cấm tư nhân sở hữu vàng khi không được cấp phép vào 30/1/1934. Đây có thể coi là mốc kết thúc chính thức của chế độ bản vị vàng. Để rồi thế giới trong thời kỳ rối loạn, giao thương đứt gãy, đã thảo luận và ký kết cho hình thức tiền tệ tiếp theo.
Đối với Hoa Kỳ, thời kỳ của bản vị vàng kéo dài từ 1979 đến 1933.
Tại sao bản vị vàng sụp đổ?
Bản vị vàng sụp đổ vì lý do căn bản nhất là các quốc gia không tuân thủ quy tắc bảo chứng, bảo đảm giá trị cho tiền giấy được mình phát hành.
Khi tiền vàng được đúc thành các tiền xu để lưu thông thì họ muốn phát hành thêm tiền giấy. Với lời hứa đảm bảo giá trị của những tờ tiền giấy này bằng vàng. Người nắm giữ tiền giấy có thể đổi sang vàng bất cứ thời gian nào hay số lượng nào.
Nhưng rồi lời hứa này đã bị vi phạm, bẻ gãy lần này đến lần khác. Do nhu cầu chi tiêu, họ đã phát hành tiền giấy không có sự bảo đảm này bằng vàng. Lần thứ nhất là nhu cầu cho chiến tranh thế chiến I. Lần thứ hai là nhu cầu cho kinh tế sau chiến tranh khi thị trường chứng khoán, và hàng hóa tăng trưởng. Các quốc gia, dù Anh, Pháp, Đức cho đến Mỹ đều vi phạm. Nghĩa là đều lừa dối người sở hữu tiền giấy.
Lý do họ đưa ra có thể rất nhiều. Do vàng ít khi đủ đáp ứng nhu cầu. Do nhu cầu mùa màng tăng vọt … Nhưng tất cả là ngụy biện cho sự che dấu lời hứa bị vi phạm hay lỗi lừa dối của họ.
Bản vị vàng ở Việt Nam
Việt Nam ta cũng có một giai đoạn có đồng tiền bản vị vàng. Giai đoạn đó là giai đoạn Đông Dương dưới sự bảo trợ của Pháp. Tính thời điểm là từ năm 1880.
Năm 1875, ngân hàng Đông Dương thành lập, chúng ta có đồng tiền Đông Dương bản vị bạc. Năm 1880, chúng ta có đồng tiền Đông Dương bản vị vàng. Dân Việt Nam cũng dùng chung với đồng Fran của Pháp và các loại tiền đồng, tiền kẽm. Cũng từ năm 1880 đến 1930, ngân hàng Đông Dương phát hành tiền giấy bản vị bạc.
Từ 1930 đến 1936, ngân hàng Đông Dương phát hành tiền giấy bảo chứng bằng vàng. Nhưng vào 1936, do sự sụp đổ của bản vị vàng trên toàn thế giới. Tiền giấy của ngân hàng Đông Dương chỉ còn neo bám vào đồng Fran Pháp. Và đến 1954 thì kết thúc.
Tiền của Việt Nam hiện nay, cũng như tất cả các loại tiền giấy còn lại của các quốc gia trên thế giới, là tiền không còn được bảo chứng giá trị.
Sau Bản vị vàng
Năm 1944, hiệp định Bretton Woods được thực hiện bởi các quốc gia đồng minh tại Bretton Woods, New Hampshire. Thỏa thuận chốt tất cả các loại tiền tệ của quốc gia có liên quan với đồng đô la Mỹ. Và chốt đồng đô la Mỹ với giá vàng ở mức 35 đô la một ounce.
Tiền tệ trở nên có thể được chuyển đổi theo hệ thống Bretton Woods vào năm 1944. Có nghĩa là tiền tệ của một quốc gia có thể được đổi lấy tiền tệ của một quốc gia khác. Hoa Kỳ được cho là sẽ duy trì giá vàng và dự trữ vàng để có thể đổi đô la lấy vàng. Tuy nhiên, lưu thông tiền tệ quốc tế khiến quá nhiều đô la Mỹ bị giữ ở nước ngoài.
Nếu những quốc gia đó quyết định đổi đô la của họ lấy vàng. Thì Hoa Kỳ sẽ không có đủ ở mức 35 đô la một ounce để làm như vậy. Điều này đã chấm dứt những gì còn lại của bản vị vàng. Năm 1971, Tổng thống Richard Nixon tuyên bố rằng đô la không thể được đổi thành vàng nữa.
Ghi chú: Đồng đô la Mỹ vẫn mạnh vì nó được sử dụng như một loại tiền tệ toàn cầu. Ngày nay Dollar Mỹ được gọi là Đô la dầu mỏ hay PetroDollar. Nó cũng là loại tiền tệ mà một số quốc gia sử dụng làm vật chốt cho đồng tiền của họ.
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta quay trở lại Bản vị vàng?
Không có cách nào để biết điều gì sẽ thực sự xảy ra. Tuy nhiên, một ngân hàng trung ương không thể thực hiện chính sách tiền tệ như là tác động đến lãi suất. Hoặc bơm tiền vào nền kinh tế dưới hệ thống Bản vị vàng. Ngoài ra, nó sẽ hạn chế lượng tiền mặt có thể được lưu hành và các chính phủ sẽ cần đổi tiền lấy vàng.
Giả như chỉ có khoảng 244.000 tấn vàng được phát hiện và có hơn 2 nghìn tỷ đô la đang lưu hành. Nếu Hoa Kỳ cố gắng quay trở lại chế độ Bản vị vàng, thì nước này sẽ phải giữ tất cả số vàng từng được phát hiện và chốt đồng đô la ở mức khoảng 237 đô la một ounce. Nếu bạn đổi 1 đô la, bạn sẽ nhận được 1/237 ounce vàng ở mức giá đó. Nếu các quốc gia khác nắm giữ vàng, lượng vàng bạn nhận được nếu đổi 1 đô la thậm chí còn ít hơn.
Tất nhiên số tiền đô la hiện đang lưu hành không phải 2 nghìn tỷ. Hoa Kỳ đã in thêm rất, rất nhiều tiền. Và điều đó cũng tương tự xảy ra ở các quốc gia còn lại trên thế giới.
Tóm lược
Bản vị vàng là một hệ thống tiền tệ trong đó các loại tiền tệ được gắn với giá của một số lượng vàng cụ thể. Hoa Kỳ chỉ từng sử dụng bản vị vàng thực sự từ năm 1879 đến năm 1933.
Thỏa thuận Bretton Woods cố gắng tạo ra một hệ thống quốc tế lấy vàng làm tiêu chuẩn. Nhưng nó đã thất bại.
Bất kỳ ràng buộc nào về tiền tệ đối với vàng ở Hoa Kỳ đều bị Tổng thống Richard Nixon cắt đứt vào năm 1971.