Home » Văn hoá » Hội hoạ » Trường phái hội họa Tân Nghệ Thuật (Art Nouveau)
Trường phái Tân Nghệ Thuật - What a Waterlily
Trường phái hội họa Tân Nghệ Thuật ra đời gắn với bối cảnh công nghệ kỹ thuật có tiến bộ to lớn. Trường phái vừa trả đũa cuộc Cách mạng công nghiệp, tôn vinh nghề thủ công và tài năng nghệ thuật, vừa kết hợp và cách điệu hóa sự tự động hóa và công nghiệp hóa. Trường phái này bác bỏ sự dư thừa của thời đại Victoria và những nét trang trí rườm rà của nó. Tinh thần là loại bỏ cái củ, cổ điển, truyền thống. Lại lấy cảm hứng từ các dạng thực vật và thiên nhiên. Rồi trừu tượng hóa chúng thành các họa tiết phức tạp, uốn lượn và uyển chuyển.

Trường phái hội họa Tân Nghệ Thuật ( Art Nouveau ) có một sự khởi đầu kỳ lạ, gắn liền với sự phát triển to lớn của cách mạng công nghiệp kỹ thuật. Nó vừa chống đối với cuộc cách mạng công nghiệp, lại vừa ủng hộ cuộc cách mạng này. Nó từ chối những gì thuộc về cổ điển, lịch sử và cố tình tạo ra một cách mạng hóa nghệ thuật. Nhằm tạo ra một cái mới mẻ, đột phá, lại đơn giản hóa. Đó là trường phái hội họa Tân Nghệ Thuật (Art Nouveau).

Xem giới thiệu tổng quát các trường phái hội họa nổi bật trên thế giới ở đây.

Nội dung:

Trường phái Tân Nghệ Thuật ra đời khi nào?

Trường phái Tân Nghệ Thuật là một trường phái có phong cách tràn đầy năng lượng, cuốn hút thị giác. Trường phái Tân Nghệ Thuật ra đời từ những năm 1890. Hưng thịnh trong giai đoạn 1890 ~ 1910. Phong trào suy thoái dần vào được thay thế bởi phong trào khác là Art Deco.

Hello Yellow (and Green) by Clare Halifax
Hello Yellow (and Green) by Clare Halifax

Vào những năm 1960, trường phái được cho là hồi sinh trở lại sau một vài cuộc triễn lãm quan trọng. Và một lần nữa là trong 20 năm qua.

Trường phái này đã tạo ra một bước đệm cho các nghệ sĩ hiện đại. Nó tiếp tục truyền cảm hứng cho đến ngày nay. Điều đó thể hiện qua Nghệ thuật Đường phố hay Nghệ thuật trừu tượng. Các họa sĩ và thợ tin mới nổi như Lowdown, Clare Halifax bày tỏ lòng kính trọng với phong trào.

Các nghệ sỹ ngày nay kết hợp các họa tiết hoa sang trọng và các đường nét uốn lượn, thanh lịch vào các tác phẩm của họ. Trường phái Tân Nghệ Thuật hiện diện trong một số ngành nghệ thuật như ngành thiết kế nội thất, quảng cáo.

Một số họa sỹ trường phái hội họa Tân Nghệ Thuật

Một số họa sỹ trường phái hội họa Tân Nghệ Thuật được cho là tiêu biểu, người mở đầu là William Morris, Alphonse Mucha, Gustav Klimt, Henry de Toulouse-Lautrec và Oscar Wilde.

Trong đó William Morris (1834 – 1896) được cho là ông tổ triết học của phong trào. William Morris là người có công đầu trong sự hồi sinh huy hoàng của các nghề thủ công truyền thống. William Morris cho rằng trường phái Tân Nghệ Thuật (Art Nouveau) có mục đích đem lại niềm vui cho mọi người. Và truyền cho cuộc sống hàng ngày một nét đẹp thẩm mỹ mới.

Kiến trúc sư quan trọng của trường phái hội họa Tân Nghệ Thuật

ANTONI GAUDÍ

Antoni Gaudí là một kiến trúc sư người Catalan. Là người đi tiên phong trong phong trào Chủ nghĩa Hiện đại Catalan ở Tây Ban Nha. Ông tham gia trường phái hội họa Tân nghệ thuật trong thời kỳ theo chủ nghĩa tự nhiên của ông. Ông đã tích hợp sự khéo léo và tính nghệ thuật vào các thiết kế kiến trúc của mình thông qua các phương tiện gốm sứ, đồ sắt và kính màu. Antoni Gaudí nổi tiếng ở Barcelona với các dự án như Sagrada Família và Casa Batlló.

HECTOR GUIMARD

Hector Guimard là một kiến trúc sư người Pháp và là người lãnh đạo phong trào Tân Nghệ Thuật. Ông đã đạt được danh tiếng với thiết kế của mình cho Castel Beranger. Một tòa nhà chung cư Art Nouveau đầu tiên ở Pháp. Những công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của ông bao gồm những mái vòm bằng sắt và kính bao phủ các ga tàu điện ngầm ở Paris.

CHARLES RENNIE MACKINTOSH

Rennie Mackintosh là một kiến trúc sư người Scotland và là nhân vật có ảnh hưởng trong cả phong trào Tân nghệ thuật và Ly khai. Mackintosh cũng làm việc thiết kế nội thất, đồ nội thất và hàng dệt may cùng với vợ của mình. Vợ ông là người đã ảnh hưởng đến ông với phong cách tự nhiên, uyển chuyển của bà.

Các thiết kế kính màu của ông là một số tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Ví dụ: Trường Nghệ thuật Glasgow.

Thật không may, kiến trúc mang tính biểu tượng đã bốc cháy vào năm 2018. Các kế hoạch hiện đang được soạn thảo để trùng tu.

OTTO WAGNER

Otto Wagner là một kiến trúc sư người Áo và là thành viên hàng đầu của phong trào Ly khai Vienna và phong trào Tân nghệ thuật rộng lớn hơn. Hầu hết các thiết kế kiến trúc của ông có thể được nhìn thấy ở Vienna. Ông được chú ý nhiều nhất với các thiết kế ga tàu điện ngầm Vienna, có các hình dạng hoa.

VICTOR HORTA

Victor Horta là một kiến trúc sư người Bỉ. Một trong những người sáng lập phong trào Tân Nghệ Thuật. Dự án Hotel Tassel của ông ở Brussels được coi là ngôi nhà theo trường phái Tân Nghệ Thuật đầu tiên và được liệt kê là Di sản Thế giới của UNESCO. Công việc của ông ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà thiết kế khác như Hector Guimard.

Giới thiệu vài nét về trường phái hội họa Tân Nghệ Thuật

Trường phái Tân Nghệ Thuật ra đời gắn với bối cảnh công nghệ kỹ thuật có tiến bộ to lớn. Trường phái vừa trả đũa cuộc Cách mạng công nghiệp, tôn vinh nghề thủ công và tài năng nghệ thuật, vừa kết hợp và cách điệu hóa sự tự động hóa và công nghiệp hóa.

Trường phái Tân Nghệ Thuật - Tiagua by Gareth Griffiths
Tiagua by Gareth Griffiths

Trường phái này bác bỏ sự dư thừa của thời đại Victoria và những nét trang trí rườm rà của nó. Tinh thần là loại bỏ cái củ, cổ điển, truyền thống. Lại lấy cảm hứng từ các dạng thực vật và thiên nhiên. Rồi trừu tượng hóa chúng thành các họa tiết phức tạp, uốn lượn và uyển chuyển.

Các đường nét linh hoạt. Hình dạng hình học, bố cục không đối xứng. Nổi bật sự táo bạo trong cấu trúc và trang trí.

Đặc điểm của trường phái hội họa Tân Nghệ Thuật

Trường phái hội họa Tân Nghệ Thuật là một cuộc cách mạng nghệ thuật táo bạo. Nó phá hủy khung nghệ thuật cũ. Nó được xây dựng dựa trên những đặc điểm chính cơ bản sau:

Untitled Lanscape by Edina Gulvas
Untitled Lanscape by Edina Gulvas

Đường và chuyển động không đối xứng

Tân Nghệ Thuật lấy cảm hứng từ thực vật, côn trùng và động vật hoang dã. Ý tưởng của nó là trở về với tự nhiên. Chống đối lại sự máy móc, cứng nhắc vô hồn của nền cách mạng công nghiệp. Nơi các sản phẩm được sản xuất hàng loạt.

Các thiết kế từ bỏ các góc cạnh thẳng. Thay vào đó là các đường nét uyển chuyển, nhịp điệu lặp lại, bất đối xứng để tạo cảm giác tự nhiên.

Các đường bất đối xứng bắt chước các đường cong trong tự nhiên và sự lặp lại của các mẫu. Như vậy nó sẽ làm cấu trúc có cảm giác sống động.

Họa tiết gốc

Họa tiết hoặc các mẫu thiết kế lặp lại mô tả các hình dạng gốc trong tự nhiên. Như nụ hoa, thân cây, dây leo, côn trùng và cả hình dạng phụ nữ. Những họa tiết này có thể thấy rõ trong các bức chạm khắc phù điêu, đồ sắt, đồ lát và tranh vẽ.

Sự kết hợp rộng rãi của các vật liệu

Với khả năng tiếp cận các công nghệ mới của cuộc Cách mạng Công nghiệp. Các kiến trúc sư theo trường phái Tân nghệ thuật có thể sử dụng kết hợp nhiều loại vật liệu. Sắt, thủy tinh, bê tông, gỗ và gốm đều có thể dùng để tạo ra các hình thức tự do và lấy cảm hứng từ thiên nhiên.

Điêu khắc bê tông và sắt

Đây là 2 vật liệu được sử dụng rộng rãi, phổ biến trên nhiều ngoại thất theo Tân Nghệ Thuật. Theo truyền thống, các cổng, lan can và ban công bằng sắt phức tạp có hoa văn giống như dây leo. Lan can thì không đối xứng. Các kiến trúc sư như Antoinio Gaudi có thể mang đến những thiết kế có tính điêu khắc cao. Thậm chí trên những bề mặt không phẳng.

Bảng màu đất và màu ngọc

Tân Nghệ Thuật lấy cảm hứng từ thiên nhiên. Bảng màu trong trường phái này lấy từ các màu tự nhiên. Lấy màu xanh lá cây và màu nâu làm màu cơ sở. Các màu nhấn là các màu ngọc như vàng, chàm, đỏ sẫm và tím.

Kính màu và các ô cửa sổ màu

Nhiều tòa nhà của trường phái thường sử dụng kính màu hoặc các ô cửa sổ trang trí. Những cửa sổ này thường mô tả cảnh thiên nhiên hoặc các hình thức trừu tượng dựa trên hình dạng của hoa và cây leo.

Trường phái hội họa Tân Nghệ Thuật đã xuất hiện ở đâu?

Trường phái Tân Nghệ Thuật không chỉ giới hạn ở một nơi hay thời gian, mà còn phát triển mạnh mẽ khắp Châu Âu và Hoa Kỳ. Như một cách tiếp cận thống nhất và phổ quát đối với nghệ thuật, Art Nouveau đã kết hợp Mỹ thuật và Nghệ thuật Ứng dụng lại với nhau. Từ đồ nội thất và kiến trúc đến tranh minh họa sách. Nó tạo ra “tác phẩm nghệ thuật tổng thể”, hay còn gọi là Gesamtkunstwerk của Đức.

Phòng trưng bày ở Paris Maison de L’Art Nouveau, thuộc sở hữu của nhà buôn nghệ thuật có ảnh hưởng Siegfried Samuel Bing, là công cụ mở rộng thuật ngữ này. Tuy nhiên, phong cách cùng tên đã có nhiều tên. Như Le Style Métro, Art belle époque, và thậm chí cả Le Style moderne.

Đồng thời, ở Áo, phong trào ly khai bắt đầu gây xôn xao ở Vienna. Những người theo chủ nghĩa Ly khai đã từ bỏ cơ sở nghệ thuật bảo thủ ở Trung Âu. Những người tiên phong ở Vienna đã giới thiệu một phong cách bóng mờ mới. Nó có các hoa văn trang trí phẳng, độ tương phản và các đường nét chìm, có kiểm soát.

Các kiến trúc trường phái Tân Nghệ Thuật ở đâu?

Kiến trúc trường phái Tân Nghệ Thuật quốc tế tập trung ở Châu Âu và Hoa Kỳ. Nó mang những tên gọi và đặc điểm khác nhau khi nó lan rộng. Dưới đây là một số địa điểm đáng chú ý. Các bạn có thể tìm thấy những ví dụ điển hình về phong cách Tân Nghệ Thuật ngày nay.

Riga

Một phần ba kiến trúc ở thành phố Latvian này là Art Nouveau. Nó trở thành nơi tập trung kiến trúc Art Nouveau lớn nhất ở châu Âu. Một số ví dụ trang trí và làm hài lòng đám đông nhất được thiết kế bởi kiến trúc sư Mikhail Eisenstein nằm trên Phố Albert.

Brussels

Kiến trúc sư và nhà thiết kế Victor Horta đã thiết kế công trình mà nhiều người coi là tòa nhà theo trường phái Tân nghệ thuật đầu tiên. Hotel Tassel tráng lệ, vào đầu những năm 1890 tại thành phố Bỉ này. Hiện nó là một phần của Di sản Thế giới được UNESCO công nhận.

Được xây dựng vào năm 1899, cửa hàng bách hóa Old England trước đây, hiện được gọi là Bảo tàng Nhạc cụ do kiến trúc sư Paul Saintenoy thiết kế, là một phần kiến trúc Art Nouveau nổi bật khác ở thành phố Bỉ này.

Paris

Làm việc từ năm 1890 đến 1930, kiến trúc sư và nhà thiết kế hàng đầu Art Nouveau Hector Guimard đã xây dựng 50 tòa nhà. Nhưng ông được biết đến nhiều nhất với tư cách là người chịu trách nhiệm về kính cong và mái che bằng sắt rèn đánh dấu lối vào Hệ thống tàu điện ngầm Paris.

Mặc dù ngày nay những địa danh này vẫn rất lôi cuốn. Nhưng phần lớn tác phẩm của ông đã bị phá bỏ vào những năm 1960. Khi Art Nouveau không còn hợp thời. Những công trình đã được bảo tồn vẫn là một số địa danh được chụp ảnh và yêu thích nhất của thành phố. Không thể phủ nhận những đường cong theo trường phái đã tạo thành một phần không thể thiếu trong linh hồn thiết kế của Paris.

Và trong khi Paris được biết đến nhiều nhất với kiến trúc Haussmannian thế kỷ 19. Bạn có thể tìm thấy một trong những mặt tiền tòa nhà đáng chú ý nhất của thành phố tại 31 Rue Campagne-Première ở Montparnasse.

Được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp André-Louis Arfvidson. Nổi bật với công trình lát đá sa thạch của nghệ nhân gốm Alexandre Bigot. Tòa nhà theo Tân nghệ thuật năm 1911 này từng là nơi ở và xưởng vẽ của các nghệ sĩ tầm cỡ thế giới, trong đó có Man Ray.

Barcelona

Những tòa nhà đáng kinh ngạc và được yêu thích nhất ở thành phố Tây Ban Nha này được thiết kế bởi kiến trúc sư người Catalan Antoni Gaudí (1852–1926). Tác phẩm của ông đã đưa trường phái Tân nghệ thuật lên một tầm cao đáng kinh ngạc và kỳ ảo.

Áo

Được thiết kế bởi kiến trúc sư Joseph Maria Olbrich, Tòa nhà ly khai năm 1898 ở Vienna là một ví dụ điển hình của phong cách Ly khai, một biến thể của Tân nghệ thuật. Nó có bức phù điêu Beethoven nổi tiếng của Gustav Klimt, một trong những nghệ sĩ gắn liền với Art Nouveau nhất.

Scotland

Một trong những kiệt tác của kiến trúc sư người Scotland Charles Rennie Mackintosh (1868-1928) là Trường Nghệ thuật Glasgow, chịu ảnh hưởng của phong cách Tân Nghệ thuật Anh và pha trộn với sự tinh tế của Scotland.

Tại sao trường phái Tân Nghệ Thuật rất phổ biến?

Sự thành công lan tỏa của phong trào Tân Nghệ Thuật khắp thế giới gắn liền với việc phá bỏ hệ thống phân cấp trong nghệ thuật. Trường phái nghệ thuật này phá bỏ các rào cản nghệ thuật bị thống trị bởi Chủ nghĩa tân cổ điển. Các nghệ sĩ toàn cầu làm phong phú thêm cuộc sống của công chúng. Họ cải thiện thiết kế không gian thông thường và đồ vật trong nhà.

The Enchanted Forest by Diana Rosa
The Enchanted Forest by Diana Rosa

Tân Nghệ Thuật từ chối, chống lại các sản phẩm hàng loạt, xa rời tự nhiên, kém sáng tạo. Trường phái tìm tòi từ tự nhiên từ màu sắc đến bố cục và hiện diện trong các lĩnh vực nội thất, trang trí. Vì vậy nó trở nên hài hòa gần gũi với công chúng hơn. Trường phái Tân Nghệ Thuật xuất hiện ở mọi nơi từ những nơi công cộng như nhà ga, phòng trà, cửa hàng. Đến các nơi ở của tư nhân. Nó thể hiện sự thống nhất bao trùm của Tân Nghệ Thuật. Một loại hình nghệ thuật có thể thưởng thức bởi tất cả mọi người.

Phong trào đã duy trì đến những năm 1910 và bắt đầu thoái trào cho phong trào thay thế là Art Deco.

Sự khác biệt giữa Art Deco và Tân Nghệ Thuật là gì?

Điều gì đến tiếp theo? Chúng ta thường đề cập đến Art Deco và Art Nouveau thay thế cho nhau. Tuy nhiên, hai phong trào khác nhau cả về thời gian và phong cách. Art Nouveau thường được coi là phong cách nghệ thuật hiện đại đầu tiên, xuất hiện vào nửa sau của thế kỷ 19. Còn Art Deco ra đời vào những năm 1920, khi sức hấp dẫn rực lửa của Art Nouveau dần bị lụi tàn.

Trái ngược với sự trở lại, tìm cảm hứng từ tự nhiên của trường phái hội họa Tân Nghệ Thuật. Art Deco thể hiện tinh thần công nghiệp của đầu thế kỷ 20. Art Deco tập trung vào các đường thẳng đứng khắc nghiệt, các mẫu xoắn và hình dạng thẳng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Comment moderation is enabled. Your comment may take some time to appear.

facebook
twitter