Home » Văn hoá » Wabi-sabi Nét thẩm mỹ độc đáo của Nhật Bản
Wabi-sabi là một danh từ đại diện cho mỹ quan của văn hoá Nhật Bản
Wabi-sabi là một danh từ đại diện cho mỹ quan của văn hoá Nhật Bản, tập trung vào việc chấp nhận tính phù du vô thường và không hoàn hảo của sự vật

Wabi-sabi là một danh từ đại diện cho mỹ quan của văn hoá Nhật Bản, tập trung vào việc chấp nhận tính phù du vô thường và không hoàn hảo của sự vật.

Ý nghĩa của Wabi-sabi

Wabi-sabi [侘び-寂び] là từ ghép từ hai khái niệm riêng biệt Wabi [侘び] và Sabi [寂び].

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của hai khái niệm này.

Wabi [侘び]

(1) là những điều cô đơn, lo lắng, buồn bã

(2) trong thơ Haiku và tinh thần trà đạo, từ này chỉ vẻ đẹp của sự yên lặng, tĩnh tại.

Ban đầu từ này có ý nghĩa là nỗi buồn lo về việc không thể hoàn thành mong muốn của một người. Nhưng kể từ thời Muromachi, nó được dùng với ý nghĩa là tinh thần tích cực chấp nhận nghịch cảnh, an trú và vui sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Wabi chỉ sự đơn sơ bình dị, hài hòa với thiên nhiên. Là cảm giác yên bình tĩnh lặng với những gì giản dị nhất. 

Sabi [寂び]

Theo đại từ điển cổ ngữ Nhật Bản có viết rằng. “Sabi là một vẻ đẹp mang tính đại diện của nghệ thuật cổ điển Nhật Bản. Là cái đẹp phức hợp với sự u buồn liên quan đến trạng thái héo úa tàn phai. Trong bối cảnh của quan niệm về vô thường và cảm giác cô độc. Vẻ đẹp Sabi này đã được xem trọng trong các thể loại Renka, tanka, trà đạo.”

Nếu nói một cách đơn giản hơn, đó là việc cảm nhận được vẻ đẹp yên bình và cũ kỹ từ những thứ đã héo úa tàn phai.

Khác với Wabi là thể hiện tính tinh thần. Sabi lại là khái niệm tìm thấy vẻ đẹp ở quá trình biến hoá từ bản chất bên trong thể hiện ra bên ngoài bề mặt của sự vật.

Kết hợp lại với nhau, Wabi Sabi là đại diện cho mọi vẻ đẹp thuần khiết đúc rút từ ba sự thật hiển nhiên của tự nhiên: không gì vĩnh hằng, bất biến; không gì trọn vẹn và không có gì hoàn hảo (theo Richard Powell).

Khởi nguồn

Trên thực tế, khái niệm Wabi-sabi không phải bắt nguồn từ Nhật Bản. Khái niệm này xuất hiện đầu tiên từ Đạo giáo ở Trung Quốc vào thời nhà Tống (960~1279). Không chỉ Wabi-sabi mà nhiều nét văn hoá khác được cho là của Nhật Bản. Thực ra lại bắt nguồn từ Trung Quốc hay Ấn Độ. Nhưng khi du nhập vào Nhật, người Nhật đã sáng tạo ra tinh thần Wabi-sabi riêng của mình. Biến đổi nó theo cách rất Nhật Bản và Wabi-sabi đã trở thành nét văn hoá riêng của họ.

Lịch sử của Wabi-sabi

Được du nhập từ Trung Quốc cùng với Thiền tông vào khoảng giữa thế kỷ 16. Wabi-sabi đến Nhật cùng lúc với sự phát triển mạnh mẽ của trà đạo tại Nhật. Người nổi tiếng trong trà đạo lúc bấy giờ là Sen no Rikyu. Sen no Rikyu vẫn được coi là một trong những bậc thầy trà vĩ đại và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử. Ông đã giúp biến nghi lễ trà đạo như trước đây. Với những đồ dùng sang trọng và hoa lệ. Thành một nghi lễ tinh tế, trong không gian tối giản của phòng trà.

Chén trà Raku kiểu Sen No Rikyu

Bằng cách sử dụng những đồ vật không hoàn hảo. Đôi khi bị hỏng và được sửa lại, trong một căn phòng tối giản. Rikyu đã biến khoảnh khắc thưởng thức trà trở thành một sự giao cảm thực sự cho tinh thần. Được nuôi dưỡng bởi các nguyên tắc: hài hòa, tinh khiết, tôn trọng và yên tĩnh của nghi lễ, còn được gọi là wabi-cha (cha là từ tiếng Nhật có nghĩa là trà). Ông chính là người đã hoàn thiện wabi-cha. Từ đó triết lý wabi-sabi mới thực sự bước lên vị trí độc tôn trong quan niệm thẩm mỹ của xứ Phù Tang.

Từ Wabi-sabi được người Nhật dùng như thế nào?

Thí dụ, ở những không gian như đền chùa cổ, nơi các phần trang trí bằng gỗ chúng ta thường thấy có các vết trầy xước của thời gian hay màu gỉ xanh (màu gỉ của đồng trong các bộ phận làm bằng đồng). Khi mô tả không gian và cảm giác ở trong không gian đó. Người Nhật nói. “Mặc dù ngôi đền yên tĩnh này không có những trang trí lộng lẫy nhưng chúng ta có cảm giác wabi-sabi”

Hay khi nhìn thấy những mảng rêu bám trên phiến đá. Ta cảm nhận vẻ đẹp từ màu xanh của rong rêu. Nghĩ đến thời gian cần thiết để mảng rêu đó có thể hình thành trên phiến đá. Cũng có người suy nghĩ về đặc tính khó biến đổi của đá cho dù có trải qua hàng thập kỷ. Và cảm thấy một cảm giác an định trong tâm hồn. Trong những lúc như vậy, họ sẽ nói “tôi cảm thấy tinh thần Wabi-sabi ở phiến đá này, khi nhìn nó tôi cảm thấy an lạc”

Hoặc như khi đứng trước những chiếc lá đỏ đang rơi. Tưởng tượng đến sự phù du của lá rụng. Sự cô tịch của những cành cây trơ còn lại. Mùa đông khắc nghiệt sắp tới. Họ sẽ cảm thán “vẻ đẹp của những chiếc lá đỏ và khoảnh khắc khi chiếc lá rơi mang cho tôi cảm giác Wabi-sabi”

Như trên đã nói, đối với người Nhật, Wabi-sabi là một cảm giác hơn là một khái niệm. Nó được dùng khi diễn tả tình cảm rung động nhẹ nhàng của con người trước sự vật hay không gian nào đó.

Wabi-sabi trong nghệ thuật của Nhật Bản

Wabi-sabi là một sự nhạy cảm nghệ thuật như một cảm giác phù du về cái đẹp. Nó tôn vinh thời gian và những dấu vết của thời gian trên vạn vật. Trong nhiều loại hình nghệ thuật của Nhật Bản, khái niệm về vẻ đẹp thông qua sự không hoàn hảo luôn hiện hữu.

Khái niệm về vẻ đẹp thông qua sự không hoàn hảo luôn hiện hữu
Khái niệm về vẻ đẹp thông qua sự không hoàn hảo luôn hiện hữu

Văn Học

Trong văn học, wabi-sabi có thể được tìm thấy trong các thể loại thơ haiku nhất định. Một hình thức nghệ thuật cổ xưa thấm nhuần triết lý Thiền. Thơ haiku truyền thống bao gồm 17 chữ được viết theo nhịp 5-7-5, và luôn sử dụng kigo (tham chiếu theo mùa). Hình thức thơ này cho phép thể hiện vẻ đẹp tức thời của một phong cảnh. Do đó thích hợp để thể hiện cảm xúc wabi-sabi.

Shakuhachi

Shakuhachi, một loại sáo truyền thống của Nhật Bản. Là hiện thân của những lý tưởng về wabi sabi. Nó có cấu trúc đơn giản: một ống tre thô, hở cả hai đầu, có năm lỗ và một đầu dưới cùng được làm từ đầu gốc của thân cây tre. Ngay cả khi nó có vẻ không phức tạp. Shakuhachi vẫn là một tác phẩm nghệ thuật, thủ công và kỹ thuật. Nhạc sáo Honkyoku (bản gốc) do các nhà sư Thiền Nhật Bản chơi cũng được coi là wabi sabi.

Ikebana

Ikebana: Vì họ sống trên một vùng đất chịu nhiều biến động của động đất và sóng thần, nên mối quan hệ của người Nhật với thiên nhiên rất đặc biệt. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi họ tôn trọng thiên nhiên nhiều như họ sợ hãi nó. Sự ngưỡng mộ này tìm thấy một hình thức đại diện trong ikebana. Khuyến khích sự lộng lẫy tự nhiên trong sự đơn giản. Vì wabi-sabi định nghĩa vẻ đẹp trong bản chất phù du của nó. Một bông hoa duy nhất trong bình là hiện thân hoàn hảo cho khái niệm này. Dựa trên sự hài hòa giữa bất đối xứng. Chiều sâu và không gian, ikebana mang đến vẻ đẹp của một kiểu cắm hoa thuần khiết.

Bonsai

Bonsai, những loại cây thu nhỏ nổi tiếng của Nhật Bản, thường có kết cấu bằng gỗ. Những mảnh gỗ chết và những cây có thân rỗng. Tất cả đều nhằm mục đích nhấn mạnh sự trôi qua của thời gian và vẻ đẹp của thiên nhiên.

Vườn Nhật

Vườn Nhật: còn gì có thể gợi mở hơn một khu vườn. Nơi các yếu tố phù du (rêu xanh, cây bụi đang phát triển, cánh hoa tươi) và các thành phần bất biến (cát cào, đá cũ) được trộn lẫn một cách hài hòa. Những khu vườn Nhật Bản và sự tiến hóa của chúng theo thời gian và trong suốt các mùa là vô số hình ảnh minh họa về wabi sabi.

Kintsugi

Kintsugi là một kỹ thuật cũ của Nhật Bản để sửa chữa các đồ vật. Bao gồm hàn các khu vực bị vỡ bằng sơn mài trộn hoặc phủi bụi với bột vàng. Thay vì vứt bỏ đồ gốm bị vỡ hoặc hư hỏng. Nghệ thuật này mang đến cơ hội thứ hai cho những chiếc bát, cốc hoặc bình hoa, được tô điểm bởi công việc tỉ mỉ này. Sự tập trung vào việc tái sử dụng và sửa chữa này có liên quan đến khái niệm mottainai (việc tránh lãng phí). Ngày nay có tầm quan trọng lớn hơn bao giờ hết.

Waba-sabi được truyền bá ra thế giới

Leonard Koren là một kiến ​​trúc sư người Mỹ. Người đã lý thuyết hoá về mỹ học wabi-sabi và giúp truyền bá nhận thức này ra bên ngoài Nhật Bản. Trong cuốn sách “Wabi-Sabi dành cho nghệ sĩ, nhà thiết kế, nhà thơ và nhà triết học (1994)”, ông đã phân biệt giữa hình thức và tinh thần của wabi-sabi. Hình thức là biểu hiện vật chất của ý niệm. Thông qua các đối tượng và sự sắp xếp của chúng. Hoặc thông qua các cảm giác hoặc âm thanh. Tinh thần là cách triết học để hiểu wabi-sabi và do đó để trải nghiệm nó.

Trong những năm gần đây wabi sabi đã được công nhận ở thế giới phương Tây. Có rất nhiều cuốn sách đề cập đến chủ đề này. Hơn hai mươi năm sau lần xuất bản đầu tiên, Leonard Koren đã viết cuốn sách thứ hai, “Những suy nghĩ xa hơn về Wabi-Sabi”.

Wabi-sabi trong cuộc sống hàng ngày

Như một sự nhạy cảm có thể dẫn đến hạnh phúc. Chấp nhận vẻ đẹp của những điều đơn giản và tự nhiên. Đó là một cách hàng ngày để trải nghiệm những niềm vui nho nhỏ. Khi chiêm ngưỡng một phong cảnh! Một đồ vật! Một bức tranh! Trong cuộc trò chuyện với bạn bè! Mọi người đều có thể cảm nhận được khái niệm về wabi-sabi. Đẹp và khó nắm bắt, wabi-sabi là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người Nhật. Có mặt khắp nơi, đó là nền tảng của sự nhạy cảm tinh tế của người Nhật mà thường gây ngạc nhiên cho chúng ta. Ngày nay, quan niệm này đáng được nhấn mạnh hơn vì nó khuyến khích quay trở lại với các giá trị khiêm tốn và tiết chế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Comment moderation is enabled. Your comment may take some time to appear.

facebook
twitter