Home » Văn hoá » Tại sao Schopenhauer cho rằng, âm nhạc là tuyệt vời nhất trong tất cả các loại hình nghệ thuật
Quan điểm âm nhạc của Arthur Schopenhauer, âm nhạc là thuần túy

Âm nhạc đứng một mình, khá tách biệt với tất cả các nghệ thuật khác. Trong đó, chúng ta không nhận ra sự sao chép hay lặp lại của bất kỳ ý tưởng tồn tại nào trên thế giới

Đó là bởi vì, quan điểm âm nhạc của Schopenhauer, âm nhạc không phải là bản sao của những gì ông tin là chân lý cao hơn. Âm nhạc là biểu hiện trực tiếp của nó. Khi chúng ta nghe nhạc. Chúng ta có thể đi chệch khỏi đường ray của chính mình. Và khi làm như vậy, chúng ta thoát khỏi những vất vả lo toang của cuộc sống hàng ngày

Theo nhà triết học Arthur Schopenhauer, âm nhạc là “ngôn ngữ phổ quát”. Schopenhauer coi âm nhạc là loại hình tuyệt vời nhất trong tất cả các loại hình nghệ thuật. Vượt lên trên cả hội họa, điêu khắc và thậm chí cả viết lách. Đó là bởi vì, quan điểm của Schopenhauer, âm nhạc không phải là bản sao của những gì ông tin là chân lý cao hơn. Âm nhạc là biểu hiện trực tiếp của nó. Khi chúng ta nghe nhạc. Chúng ta có thể đi chệch khỏi đường ray của chính mình. Và khi làm như vậy, chúng ta thoát khỏi những vất vả lo toang của cuộc sống hàng ngày.

[Arthur Schopenhauer (22/02/1788 – 21/09/1860) là một triết gia người Đức. Ông được biết đến với tác phẩm năm 1818 “The World as Will and Representation” (Thế giới như ý chí và đại diện). Mô tả thế giới hiện tượng là sản phẩm của một ý chí mù quáng.]

Sức ảnh hưởng của âm nhạc lên mỗi người.

Thị hiếu âm nhạc của hai người bất kỳ có thể khác nhau đáng kể. Nhưng bạn sẽ phải nhìn xa và rộng hơn để tìm ra một người có thể khẳng định rằng âm nhạc đã không thể chạm đến họ một cách sâu sắc. Bất kể bạn thích nghe các bản giao hưởng cổ điển hay nhạc techno. Có điều gì đó về âm nhạc cộng hưởng với chúng ta ở cấp độ cá nhân sâu sắc. Nhưng mặc dù sức mạnh của nó có thể được cảm nhận gần như ngay lập tức. Chúng ta vẫn chưa hiểu đầy đủ sức mạnh đó từ đâu đến.

Âm nhạc cũng có thể lâu đời như chính loài người. Qua nhiều thế kỷ, nhiều triết gia đã cố gắng giải thích mối quan hệ của chúng ta với nó. Henry David Thoreau từng nói âm nhạc khiến ông cảm thấy “bất khả xâm phạm” và không sợ hãi. Theo lời của Napoleon Bonaparte. “Âm nhạc là thứ cho chúng ta biết loài người vĩ đại hơn những gì chúng ta nhận ra.” Friedrich Nietzsche, một nghệ sĩ piano được đào tạo bài bản. Người đã sáng tác những tác phẩm đầu tiên của mình khi mới 18 tuổi. Thốt lên rằng nếu không có âm nhạc, “cuộc đời sẽ là một sai lầm”.

Quan điểm của Schopenhauer – âm nhạc là thể loại nghệ thuật cao quý nhất, vĩ đại nhất và quan trọng nhất.

Tuy nhiên, rất ít người đã phân tích kỹ lưỡng như Arthur Schopenhauer. Ông cho rằng âm nhạc là thể loại nghệ thuật cao quý nhất, vĩ đại nhất và quan trọng nhất. Nó không chỉ vươn cao hơn các loại hình nghệ thuật khác như hội họa và văn học. Nó còn là phương tiện duy nhất có khả năng chuyển tải những gì Schopenhauer tin là chân lý cao hơn, chi phối thế giới và mọi thứ trong đó.

Quan điểm của Schopenhauer, được tìm thấy trong cuốn sách tổng hợp của ông. “Thế giới như ý chí và đại diện”. Thay vì xếp hạng các loại hình nghệ thuật theo quan điểm cá nhân của mình, Schopenhauer đánh giá âm nhạc qua lăng kính thế giới quan triết học của mình. Lý thuyết của ông đã bị tranh cãi nhiều lần kể từ khi ông qua đời vào năm 1860. Chúng vẫn đưa ra một lập luận thú vị và nhất quán về mặt logic cho việc. Tại sao âm nhạc là hình thức biểu đạt cao nhất mà con người biết đến.

The Will to live – Ý chí sinh tồn

Ý chí là một “xung lực mù quáng không ngừng” quy định sự tồn tại của cả vật chất hữu cơ và vô cơ.

Schopenhauer là một nhà tư tưởng có hệ thống. Một người có ấn tượng rằng tất cả các sự kiện, quá khứ, hiện tại và tương lai, đều được quy định bởi một tập hợp các quy luật siêu hình có liên quan lẫn nhau. Điều này có nghĩa là, để thảo luận về quan điểm âm nhạc của Schopenhauer. Trước hết chúng ta phải hiểu cách giải thích của ông về bản thân thực tại. Triết lý của Schopenhauer tập trung vào một khái niệm mà ông gọi là “Wille zum Leben” (“The Will to live” hay “Ý chí sinh tồn”).

Trong cuốn sách của mình, Schopenhauer đã định nghĩa. Ý chí là một “xung lực mù quáng không ngừng” quy định sự tồn tại của cả vật chất hữu cơ và vô cơ. Ở con người, Ý chí thể hiện dưới dạng một khát vọng. Mặc dù nhiều người đã ví khái niệm Ý chí của Schopenhauer với cuộc đấu tranh sinh tồn như Charles Darwin đã vạch ra. Nhưng thực ra nó phức tạp hơn thế một chút. Nói một cách đơn giản, Ý chí là đối tượng tối thượng. Số ít và không thể xác định được của những bản năng nguyên thủy nhất của chúng ta.

Ý chí không thể thỏa mãn đủ, là nguyên nhân sâu xa của mọi đau khổ

Tuy nhiên, đối với mục đích của cuộc thảo luận này. Tất cả những gì bạn cần biết về Ý chí là. Nó là không thể thoả mãn đủ. Giống như những quả nho treo lủng lẳng ngay bên ngoài tầm với của Tantalus đang chết đói. Ý chí chỉ cho chúng ta đến một cái đích. Chúng ta không bao giờ có thể đến được đó dù chúng ta tiếp tục hướng tới. Schopenhauer nói rằng điều trớ trêu này là nguyên nhân sâu xa của mọi đau khổ. Theo kiểu Phật giáo, ông lập luận rằng. Để thực sự an lạc với bản thân. Chúng ta phải đoạn tuyệt với Ý chí và những điều đã tạo nên con người chúng ta.

Mặc dù chủ nghĩa khổ hạnh – sự từ bỏ vô hạn định của tất cả bản năng và ham muốn – là cách dễ nhất và hiệu quả nhất để làm điều đó. Nhưng nó không phải dành cho tất cả mọi người. May mắn thay, những người không muốn sống phần đời còn lại của họ như một nhà sư. Họ vẫn có thể tìm thấy sự giải thoát tạm thời khỏi Ý chí. Sự thống khổ liên tục sinh ra từ sự vô độ của nó. Sự giải thoát này, có thể được tìm thấy trong sự chiêm nghiệm của nghệ thuật cao.

Sự vĩ đại của Thiên Nhiên sẽ thức tỉnh chúng ta từ bỏ ý chí bản ngã

Trong quyển “Thế giới như Ý chí và Đại diện”, Schopenhauer ví cảm giác u sầu, khó nắm bắt – mà nghệ thuật có thể khuấy động trong chúng ta – với cảm giác cuốn lấy chúng ta khi chúng ta tình cờ bắt gặp một kỳ tích ấn tượng của thiên nhiên. Khi chúng ta leo lên một dãy núi cao chót vót. Phiêu lưu vào một thung lũng rộng lớn. Thậm chí chỉ cần nhìn xuống quê hương của chúng ta từ cửa sổ máy bay. Bản thân vẻ huy hoàng dường như vô tận của thế giới sẽ đặt sự tồn tại của chính chúng ta vào một góc nhìn mới mẻ.

So với những khung cảnh đầy cảm hứng này, những cuộc đấu tranh hàng ngày của chúng ta. Dường như quá nhỏ bé. Tầm thường. Đến nỗi chúng có thể hoàn toàn không tồn tại. Schopenhauer đã viết: “Bất cứ ai bây giờ đã trở nên quá đắm chìm và mất đi nhận thức về tự nhiên sẽ trở nên ý thức trực tiếp rằng mình là điều kiện, là người hỗ trợ của thế giới và tất cả các tồn tại khách quan. Theo cách này, Byron nói. “Không phải núi, sóng và bầu trời là một phần của tôi và linh hồn tôi, cũng như tôi chính là chúng hay sao?”

Cái chết của bản ngã có thể được thúc đẩy bởi nghệ thuật

Mặc dù Cái chết của bản ngã (ego-death) có thể có vẻ đáng sợ đối với một số người. Nhưng Schopenhauer tin rằng mọi người nên chào đón và thực sự theo đuổi nó. Vì nếu Ý chí gắn bó mật thiết với quan niệm của chúng ta về cái tôi. Bằng cách đánh mất ý thức về cái tôi này. Trở thành một với thế giới xung quanh chúng ta. Làm giảm một cách hợp lý cả Ý chí và nỗi đau khổ mà nó là nguyên nhân. Nói cách khác, chúng ta càng có thể quên mình là ai, chúng ta càng trở nên tự do hơn.

Schopenhauer tin rằng quá trình tương tự có thể được thúc đẩy bởi nghệ thuật. Nghệ thuật vốn cố gắng tìm kiếm cái phổ quát trong cái cá nhân. Tìm cái vô tận trong cái hiện tại và cái vô hạn trong cái hữu hạn. “Đánh mất chính mình” trong một bức tranh đẹp hay một cuốn sách hay không khác gì cảm giác mà chúng ta trải qua khi dành thời gian cho thiên nhiên. Schopenhauer viết “Tác phẩm nghệ thuật đích thực dẫn chúng ta từ cái chỉ tồn tại một lần và không bao giờ lặp lại (tức là cá nhân) đến cái tồn tại vĩnh cữu và lặp đi lặp lại trong vô số biểu hiện.”

Quan điểm của Schopenhauer – âm nhạc là sự khác biệt

Thoạt nhìn, thế giới quan của Schopenhauer giống Plato một cách đáng ngờ. Cũng giống như nhà triết học Hy Lạp, Schopenhauer đã phân biệt giữa cái gì đó trừu tượng và không thể xác định được – cái mà ông gọi là “sự vật tự thân nó” – và sự xuất hiện hoặc đại diện trong thế giới thực của nó. Do đó, tên cuốn sách của ông là “Thế giới như Ý chí và Đại diện”. Thông qua những khái niệm, hệ thống phân cấp giá trị này. Schopenhauer tiến hành lập luận tại sao âm nhạc là hình thức nghệ thuật cao cấp.

Schopenhauer viết về âm nhạc như sau. “Nó đứng một mình, khá tách biệt với tất cả các nghệ thuật khác. Trong đó, chúng ta không nhận ra sự sao chép hay lặp lại của bất kỳ ý tưởng tồn tại nào trên thế giới. Tuy nhiên, nó là một nghệ thuật tuyệt vời và vô cùng cao quý. Tác động của nó lên bản chất sâu thẳm của con người thật mạnh mẽ. Nó được con người hiểu một cách trọn vẹn và sâu sắc trong ý thức sâu xa của mình như một ngôn ngữ phổ quát hoàn hảo. Sự khác biệt của cái mà có thể vượt qua thế giới có thể cảm nhận được.”

Nhận xét của Schopenhauer về các hình thức nghệ thuật khác

Nhìn vào các hình thức nghệ thuật khác, Schopenhauer nhận thấy rằng. Hầu hết nếu không muốn nói là tất cả, chúng chỉ đơn thuần là đại diện của bản thân sự vật chứ không phải là phần mở rộng của nó. Như Youtuber Weltgeist đã giải thích trong một video. Khi một họa sĩ cố gắng vẽ một bàn tay. Anh ta sẽ cố vẽ những gì anh ta cho là bàn tay hoàn hảo. Tuy nhiên, bàn tay hoàn hảo không tồn tại trong thế giới vật chất. Nó chỉ tồn tại trong cái trừu tượng, dưới dạng một lý tưởng Platon. Như vậy, tất cả những gì họa sĩ có thể làm là mô phỏng ý tưởng này.

Nói cách khác, hầu hết các phương tiện nghệ thuật là giá đỡ cho những thứ mà nghệ sĩ muốn miêu tả. Họa sĩ sử dụng bột màu, khi được áp dụng trên canvas, sẽ mô tả một đối tượng. Nhà điêu khắc sử dụng đất sét hoặc đá cẩm thạch, khi được đúc thành một hình dạng cụ thể, sẽ giống với một thứ gì đó hơn là bản thân vật chất. Người viết sử dụng những từ, mà khi được sắp xếp theo một trật tự cụ thể, nó có được ý nghĩa và tầm quan trọng mà trước đó nó không tồn tại.

Quan điểm của Schopenhauer, âm nhạc là biểu hiện trực tiếp của bản thân Ý Chí

Âm nhạc khác với tất cả các loại hình nghệ thuật khác. Bởi nó chỉ là sự thể hiện của chính nó chứ không phải là một cái gì đó khác. Các nốt nhạc và giai điệu không giống như các cụm từ và màu sắc. Không cố gắng đại diện cho bất cứ điều gì. Thay vào đó là chính nó. Thay vì đại diện cho Ý chí thông qua các phương tiện gián tiếp như mô tả các biểu hiện trong thế giới thực của nó, Schopenhauer tin rằng âm nhạc là biểu hiện trực tiếp của bản thân Ý chí.

Do đó, khi chúng ta nghe nhạc, chúng ta cảm thấy như thể chúng ta kết nối ngay lập tức với một chân lý cao hơn, bất kể chân lý đó có thể là gì. Schopenhauer viết, “Âm nhạc, hoàn toàn không giống các nghệ thuật khác chỉ là bản sao của ý tưởng. Âm nhạc là bản sao của chính Ý chí, mà tính khách quan của nó là ý tưởng. Đây là lý do tại sao hiệu ứng của âm nhạc lại mạnh mẽ và thâm nhập hơn rất nhiều so với bất kỳ nghệ thuật nào khác. Vì các loại hình nghệ thuật khác chỉ nói về cái bóng của sự vật. Nhưng âm nhạc thì nói về bản thân sự vật”.

Quan điểm của Schopenhauer, Âm nhạc Schopenhauer quan tâm là âm nhạc thuần túy

Những ý tưởng của Schopenhauer, dù đã có hàng trăm năm tuổi, vẫn tiếp tục đúng cho đến ngày nay. Chẳng hạn, chúng giải thích tại sao nhạc phim – một phần tương đối nhỏ và dường như phụ của trải nghiệm điện ảnh – lại có sức lay động lớn đối với khán giả. Thường thì diễn xuất, biên tập và kỹ xảo điện ảnh trên thực tế đóng vai trò là phần mở rộng của nhạc phim. Chính âm nhạc và chỉ có âm nhạc là kênh truyền tải bất kỳ sự thật nào mà bộ phim đang cố gắng đạt được.

Cần phải lưu ý rằng, Schopenhauer chủ yếu quan tâm đến thứ mà chúng ta gọi là âm nhạc “tuyệt đối” hoặc “thuần túy”. Thể loại nhạc này nổi lên khi bắt đầu sự nghiệp học thuật của triết gia. Được phổ biến bởi nhà soạn nhạc Richard Wagner, được mô tả là không “về” bất cứ điều gì. Không có ca từ, người nghe có thể thấy Ý chí thực sự là như thế nào. Một biểu hiện không bị cản trở của siêu hình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Comment moderation is enabled. Your comment may take some time to appear.

facebook
twitter