Home » Bạn có biết? » HOANG MẠC là gì?
hoang mạc nam cực
Hoang mạc là tên gọi chung cho những vùng đất không hoặc rất ít mưa. Bởi vì không có hoặc rất ít nước, nên sự sống ở các vùng đất này hiếm hoi. Chỉ một số loài thực vật đặc biệt họ gai như xương rồng. Hoặc một vài loài động vật có thể ẩn sâu dưới lớp mặt đất vào ban ngày mới có thể sinh tồn.

Hoang mạc là những vùng đất khô cằn, thiếu nước, thiếu sự sống. Nơi đó ít thảm thực vật, động vật và cả con người. Tuy vậy những vùng đất này lại chiếm đến 1/3 diện tích mặt đất.

Nội dung:

Hoang mạc là gì?

Hoang mạc là tên gọi chung cho những vùng đất không hoặc rất ít mưa. Bởi vì không có hoặc rất ít nước, nên sự sống ở các vùng đất này hiếm hoi. Chỉ một số loài thực vật đặc biệt họ gai như xương rồng. Hoặc một vài loài động vật có thể ẩn sâu dưới lớp mặt đất vào ban ngày mới có thể sinh tồn.

Lượng mưa thường ít hơn 250 mm/năm (10 in/năm). Tốc độ bay hơi nước thường cao hơn tốc độ mưa. Nên còn được xem là những vùng đất có lượng nước bốc hơi nhiều hơn lượng mưa.

Hoang mạc và sa mạc khác nhau như thế nào?

Tuy cùng là những vùng đất khô cằn có lượng mưa rất thấp, hoang mạc và sa mạc vẫn khác nhau rất cơ bản. Hoang mạc là tên gọi chung cho những những vùng đất khô cằn ít mưa. Các vùng đất đó có thể là sa mạc, có thể là không phải mà là những vùng đất trơ trụi đá bụi. Nghĩa là, hoang mạc là một khái niệm lớn hơn và bao trùm khái niệm sa mạc.

Hoang mạc tiếng Anh là desert. Bạn dùng tự điển tra cứu thì Desert cũng là sa mạc. Do sự hạn chế trong ngôn ngữ, nên chúng ta thường lẫn lộn 2 khái niệm này.

Hoang mạc Atacama
Atacama

Sa mạc là loại hoang mạc cát. Nghĩa đây là vùng đất đầy cát. Sa mạc lớn nhất thế giới mà hầu như chúng ta ai cũng biết là Sa mạc Sahara ở Bắc Phi. Nhưng đó không phải là hoang mạc lớn nhất thế giới.

Sa mạc Sahara
Sa mạc Sahara

Hoang mạc lớn nhất thế giới

Hoang mạc lớn nhất thế giới là Nam cực với diện tích 14.200.000 km2. Nam cực là lục địa nằm ở Cực Nam của mặt đất. Nó có diện tích gấp đôi Châu Úc, và gấp 1,3 lần diện tích Châu Âu. Đặc trưng của Nam Cực là Băng.

Bạn có thể thấy một bức tường băng rất cao,rất cao. Nó giống như bức tường bích lũy giới hạn cuối cùng của vùng đất. 98% Nam Cực là tường băng.

Hoang mạc lớn nhất thế giới Nam Cực rất giá lạnh. Nhiệt độ thấp nhất được ghi nhận là -89,2 oC. Đây là nơi lạnh nhất thế giới.

Lượng mưa tại Nam Cực rất thấp. Mỗi năm lượng mưa chỉ khoảng 200 mm/năm. Vào mùa hè, nhiệt độ có thể lên đến 5 – 15 độ C.

Tường băng nam cực

Nếu như tường băng giá lạnh là lực cản đầu tiên với sinh vật sống thì bạn phải đối mặt với một lực cản khác khi đến đây là sức gió. Sức gió tại hoang mạc lớn nhất thế giới này rất khủng khiếp. Bạn chỉ cần đứng ở rìa lục địa thôi, đã phải chịu sức gió mạnh tương đương một cơn bão.

Các sinh vật sinh sống ở đây có thể kể đến Chim Cánh Cụt, Cá Voi Xanh, Cá Voi Sát Thủ, Mực khổng lồ, Hải Cẩu lông.

Nam Cực hiện được bảo vệ bởi quân đội của liên minh các nước theo Hiệp ước nam cực 1959. Các cuộc thăm viếng ở đây đều dưới sự giám sát của quân đội. Nghĩa là gì? Nghĩa đây là một lực cản cuối cùng dành cho các bạn, các nhà thám hiểm. Quân đội sẽ ngăn bạn tiếp cận vùng đất này, dù để quay phim, chụp hình, hay dòm cho biết đi chăng nữa.

Đặc điểm của hoang mạc

Hoang mạc có các đặc điểm sau:

  • Lượng mưa thấp. Lượng mưa mỗi năm trung bình 250 mm/năm ( 10 in/năm )
  • Lượng nước bốc hơi nhiều hơn lượng mưa.
  • Diện tích của các hoang mạc rất lớn, chiếm đến 1/3 diện tích mặt đất.
  • Không có sông suối, hệ sinh vật nghèo nàn.
  • Các hoang mạc nóng có nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm rất lớn. Nhiệt độ ban ngày có thể lên đến 45 độ C. Về đêm nhiệt độ có thể về 0 độ C, hoặc thậm chí độ âm.
  • Tốc độ bức xạ nhiệt rất nhanh. Đây cũng là lí do tại sao các vùng đất này có chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn. Nguyên nhân của tốc độ bức xạ nhiệt cao là do độ ẩm không khí quá thấp. Lượng nước trong không khí đóng vai trò như một cái bẫy, một lớp cản giữ nhiệt. Không khí hơi nước càng nhiều thì giữ nhiệt càng tốt. Do đặc tính độ ẩm thấp, thiếu nước nên tốc độ bức xạ nhiệt nhanh. Ban ngày các vùng đất này nhận được lượng nhiệt từ mặt trời rất tốt. Ban đêm thì bức xạ nhiệt từ bề mặt lên không gian cũng lại rất tốt nên nhiệt độ xuống nhanh.

Quá trình phong hóa

Quá trình phong hóa của hoang mạc là quá trình tan vỡ của các khối đá, núi đá. Quá trình phong hóa tạo ra cát và bụi. Cát tạo ra từ sự tan vỡ của đá Granit, đá vôi. Bụi thì tạo ra từ sự tan vỡ của đất sét cố kết hoặc các khối trầm tích.

Kích thước nhỏ nhất của hạt cát có thể phong hóa là 500µ. Ở dưới kích thước này quá trình phong hóa không diễn ra.

Một dãy núi bị phong hóa có thể tạo ra rất nhiều cát. Gió sẽ mang những hạt cát này đi và tạo thành biển cát hoặc cồn cát.

Có 2 dạng phong hóa. Phong hóa cơ học và phong hóa hóa học.

Phong hóa cơ học

Phong hóa cơ học là quá trình tan vỡ của đá xảy ra bởi ảnh hưởng của sự biến thiên của nhiệt độ. Với đặc trưng chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn. Sự biến đổi nhiệt độ biên độ lớn này khiến khối đá liên tục giãn nở khi nóng, co lại khi lạnh. Quá trình này tạo ra các vết rạn, phá hủy cấu trúc bề mặt khối đá. Các khối đá vỡ vụn khỏi bề mặt tiếp tục trượt xuống và lặp lại quá trình tan vỡ.

Lớp đá bên trong được lộ ra và phong hóa khi lớp đá phía ngoài tan vỡ. Đôi khi do được giải phóng khỏi áp lực nằm dưới mặt đất hàng triệu năm khiến khối đá tan vỡ ngay khi lộ trên mặt đất

Phong hóa hóa học

Phong hóa hóa học đôi khi quan trọng, ảnh hưởng lớn hơn phong hóa cơ học. Phong hóa hóa học là quá trình phong hóa xảy ra bởi hơi nước. Hơi nước bay hơi ở tầng thấp dưới mặt đất, bám vào bề mặt đá khiến chúng bục bở. Các tinh thể muối kết tinh từ hơi nước đẩy rời các hạt hạt đá, hạt cát bị bở theo phương thức bóc vỏ.

Các hang động được hình thành chủ yếu theo phương thức này.

Các loại hoang mạc

Tùy theo phương pháp đánh giá, hoang mạc có thể được chia theo nhiều loại khác nhau. Phương pháp đánh giá phổ biển nhất là phân chia theo lượng mưa giáng thủy. Điều này thật rõ ràng trực quan. Ngoài ra còn có thể phân chia theo nhiệt độ, vị trí địa lý, gió mùa. Chúng ta sẽ làm rõ từng loại phân loại này.

Phân loại hoang mạc theo nhiệt độ

Theo phương pháp phân loại theo nhiệt độ, chúng ta có hoang mạc nóng và hoang mạc lạnh.

Hoang mạc nóng là vùng đất có nhiệt độ cao. Nhiệt độ ban ngày mùa hè có thể lên đến 45 °C. Vào mùa động ban đêm, nhiệt độ ngược lại có thể xuống thấp hơn 0 °C. Ở một số nơi như Sa mạc México nhiệt độ lên tới 58 °C. Sa mạc Turfan có nhiệt độ đến 82,3 °C. Bầu trời thường trong, không mây, gió mạnh, tốc độ bay hơi nước cao hơn lượng mưa giáng thủy.

Hoang mạc lạnh là vùng đất có nhiệt độ thấp, giá lạnh, chúng còn được gọi là hoang mạc ôn đới. Vùng đất này nằm ở vùng có vĩ độ cao, khí hậu ôn đới. Chúng có thể xa biển hoặc nằm ở mặt kia khuất gió của dãy núi gần biển. Độ ẩm rất thấp nên không thể gây mưa. Các hoang mạc lạnh có thể kể đến Sườn bắc Alaska của dãy Brooks. Hoặc phía đông dãy núi Rocky, phía đông miền nam Andes, phía nam Australia.

Hoang mạc ở Cực là loại hoang mạc lạnh đặc biệt. Ở đây ta đang nói đến các vùng đất nằm ở cực Nam và cực Bắc. Những vùng đất này gió mạnh như bão, độ ẩm thấp và tồn tại dưới dạng tuyết.

Phân loại theo lượng mưa

Phân loại theo lượng mưa, chúng ta có thể phân loại hoang mạc thành 3 loại cơ bản: cực kỳ khô cằn, khô cằn và bán khô cằn hay còn gọi là bán hoang mạc.

Đây là phương pháp phân loại của Peveril Meigs đưa ra vào năm 1961. Nếu lượng mưa giáng thủy thấp hơn 25 mm/năm ( 1 in/năm )thì được xếp vào loại cực kỳ khô cằn. Loại vùng đất này có 12 tháng không có mưa.

Lượng mưa từ 25 mm/năm đến dưới 250 mm/năm ( 10 in/năm ) thì được xếp vào loại khô cằn.

Lượng mưa từ 250 mm/năm đến dưới 500 mm/năm ( 20 in/năm) thì được xếp vào loại bán khô cằn, bán hoang mạc.

Phân loại theo vị trí địa lý

Theo phương pháp phân loại theo vị trí địa lý, hoang mạc được phân loại thành hoang mạc ven biển, hoang mạc núi và hoang mạc bóng mưa.

Hoang mạc ven biển hình thành ở các vùng đất rìa phía tây các lục địa. Nơi có các dòng hải lưu lạnh. Phía đông thường bị giới hạn bởi các dãy núi. Đặc điểm của các vùng đất này là có một ít độ ẩm từ biển, nhưng không đủ để mưa. Chủ yếu tồn tại ở dạng sương mù, sương giá. Nhiệt độ khá thấp từ 5 °C – 11 °C. Vùng đất dạng này phân bổ ở phía Tây nam Châu Phi, Chile, miền nam California và Baja California.

Hoang mạc núi là các vùng đất khô cằn, nằm ở các vị trí rất cao trên núi. Có nơi có độ cao lên đến 3000 m. Lượng mưa của các vùng đất này thường cực thấp chỉ ở khoảng 40 mm/năm. Loại vùng đất này hầu hết là hoang mạc lạnh. Như trường hợp Bắc Himalaya, Cao nguyên Thanh Tạng, sườn núi phía Đông Bắc của núi Kilimanjaro

Hoang mạc bóng mưa hình thành bởi các sườn núi chặn các luồng không khí ẩm. Khi khối khí ẩm dâng cao và trở nên lạnh đi, chúng sẽ đổ mưa và giảm độ ẩm trên các sườn núi đón gió. Ở phía mặt của sườn núi khuất khó, không khí trở nên khô hơn và khả năng hút ẩm cao hơn. Vì vậy hầu như không có mưa. Loại này có thể kể đến Taklamakan. Lượng mưa hàng năm thấp hơn 38 mm/năm do nó năm trong bóng mưa của Himalaya.

Phân loại theo gió mùa

Hoang mạc được phân loại theo gió mùa gồm có hoang mạc gió mậu dịch và gió mùa.

Hoang mạc gió mậu dịch là các vùng đất xa biển, thường nằm ở vĩ độ 30 – 50 độ Bắc, Nam. Các vùng đất này nhận gió thổi cận nhiệt đới, các luồng không khí khô từ vĩ độ cao về phía Cực. Do đường dài, độ ẩm bị tách ra khỏi không khí. Luồng không khí trở nên khô hơn. Hoang mạc loại này có thể kể đến sa mạc Sahara, Tengger, Sonoran.

Hoang mạc gió mùa hình thành bởi các luồng gió ngược thổi từ đất liền ra biển. Các luồng gió này mang theo khối không khí ẩm dâng lên từ đất liền về biển. Càng vào trong sâu lục địa, không khí càng khô hạn. Ví dụ sa mạc Thar ở biên giới Ấn Độ và Pakistan

Khai thác tài nguyên

Hoang mạc là vùng đất trù phú tài nguyên khoáng sản. Đôi khi các khoảng sản nằm lộ thiên như laterit khiến cát sa mạc màu đỏ. Hay các khoáng sản  thạch caonatri nitratnatri chloride và khoáng vật borat. Sa mạc Atacama ở Chile thì giàu muối , Natri nitrat. Một số sa mạc khác thì giàu đồng hay sắt, urani ở sa mạc Australia.

Ngày nay, tài nguyên quý giá chiến lược phải nói đến dầu mỏ. Ở nhiều vùng đất khô hạn này, nhiều mỏ dầu trữ lượng lớn đã được tìm thấy, ngày đêm cung cấp một lượng dầu khổng lồ cho nhân loại. Như mỏ dầu Ghawar của Saudi Arabia ( Ả rập Xê Út), hay mỏ dầu của Lybia.

Một loại tài nguyên khác được nhân loại ngày càng chú trọng trong cung cấp năng lượng. Đó là ánh sáng mặt trời. Các hoang mạc nóng có nguồn năng lượng ánh sáng khổng lồ. Lại hoang vắng ít sinh vật sinh sống. Đặc điểm trời trong, độ ẩm thấp giúp quá trình bức xạ nhiệt diễn ra thuận lợi. Nên nơi đây là nguồn cung cấp năng lượng mặt trời lý tưởng. Nhìn đơn giản tới sa mạc nổi tiếng Sahara. Chỉ cần 1,2% diện tích sa mạc Sahara được phủ Pin năng lượng mặt trời là đủ cung cấp nguồn năng lượng cho toàn thế giới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Comment moderation is enabled. Your comment may take some time to appear.

facebook
twitter