Home » Văn hoá » Nhân vật » Albert Einstein nhận giải Nobel
Albert Einstein nhận giải Nobel
Trong lịch sử hơn 120 năm của giải Nobel đã có 4 người được trao giải hai lần. Và trong số họ không có ai là Albert Einstein, một nhà khoa học vĩ đại. Quá trình Einstein nhận giải Nobel là quá trình trắc trở, gặp rất nhiều ngăn cản. Ngay cả giải thưởng cuối cùng được trao cho ông cũng đầy tính miễn cưỡng. Tuy nhiên với các công trình vật lý thuyết vĩ đại của ông, Einstein xứng đáng sự vinh danh nhiều hơn thế. Chúng ta cùng xem xét, đánh giá lại các công trình đóng góp có khả năng giúp Einstein nhận giải Nobel.

Trong lịch sử hơn 120 năm của giải thưởng Nobel đã có 4 người được trao giải hai lần. Và trong số họ không có ai là Albert Einstein, một nhà khoa học vĩ đại. Quá trình Einstein nhận giải Nobel là quá trình trắc trở, gặp rất nhiều ngăn cản. Ngay cả giải thưởng cuối cùng được trao cho ông cũng đầy tính miễn cưỡng.

Tuy nhiên với các công trình vật lý lý thuyết vĩ đại của ông, Einstein xứng đáng sự vinh danh nhiều hơn thế. Chúng ta cùng xem xét, đánh giá lại các công trình đóng góp có khả năng giúp Einstein nhận giải Nobel.

Nội dung:

Ủy ban Nobel không muốn trao giải cho Einstein

Một thực tế là Ủy ban Nobel chưa bao giờ muốn trao giải cho Albert Einstein.

Đến thời điểm năm 1920, danh tiếng của Einstein đã chấn động toàn thế giới. Ông phát triển thuyết tương đối hẹp, sau đó là thuyết tương đối rộng. Đưa ra công thức mối liên hệ giữa năng lượng và khối lượng vật chất E=mc2 nổi tiếng. Giải thích về hiệu ứng quang điện.

Năm 1919, bằng chứng cho thuyết tương đối rộng đã được tìm thấy trong một lần Nhật Thực. Nhà thiên văn học người Anh Arthur Stanley Eddington phát hiện ánh sáng từ các ngôi sao bị bẻ cong bởi lực hấp dẫn của mặt trời.

Tất cả đều cho rằng cuối cùng Ủy ban phải thừa nhận cống hiến của Albert Einstein. Họ không thể từ chối được nữa. Einstein hầu như sẽ nhận giải Nobel năm 1920.

Rất nhiều nhà vật lý đã đề cử Einstein, đặc biệt là với công trình thuyết tương đối. Nhưng đến tận năm 1920 Ủy ban vẫn chưa trao giải cho ông.

Vì sao Ủy ban không muốn trao giải Nobel cho Einstein

Một bất ngờ đã xảy ra. Giải thưởng năm 1920 được dành cho Charles Edouard Guillaume. Ghi nhận sự cống hiến mang lại các phép đo chính xác trong vật lý nhờ phát hiện ra các dị thường trong hợp kim thép niken.

Ngay cả Guillaume cũng ngạc nhiên về sự chiến thắng của mình.

Vậy vấn đề ở đây là gì? Tại sao ủy ban Nobel không thể chấp nhận Einstein? Tại sao họ không muốn trao giải Nobel cho Einstein?

Lý do có thể đến từ vấn đề thù ghét cá nhân. Có người cho rằng bác sỹ nhãn khoa Allvar Gullstrand, một trong năm thành viên ủy ban chịu trách nhiệm cung cấp các ứng viên hàng năm, có quan điểm rất xấu về Einstein. Ông Allvar Gullstrand đã phản đối việc đề cử Einstein mỗi năm.

Lý do cũng có thể do Einstein là một người Do Thái và là người nổi tiếng theo chủ nghĩa hòa bình. Vào thời điểm đó, có lẻ các bạn cũng hình dung được người Do Thái được quan tâm đặc biệt đối xử như thế nào.

Lý do lớn nhất có thể do Einstein là một nhà vật lý lý thuyết. Hầu hết các nhà vật lý đều là nhà vật lý thực nghiệm. Các lý thuyết của họ phải trải qua hàng trăm lần thí nghiệm thực nghiệm để chứng minh. Riêng Einstein, các lý thuyết của ông đều đến từ sự phán đoán của ông. Nó rất mơ hồ, dễ dẫn đến sự hoài nghi và phản đối.

Giải Nobel 1921 bị trì hoãn

Được rồi, có lẻ ủy ban đã không đủ thời gian để đánh giá cống hiến và các công trình của Einstein. Chắc chắn rằng, Einstein sẽ nhận giải Nobel vào năm 1921.

Năm 1921, không một giải thưởng nào được trao ra. Einstein vẫn không nhận giải Nobel. Có vẻ như Ủy ban thà không trao giải cho một ai còn hơn trao giải cho Nobel.

Trong nhật ký của Allar Gullstrand, vị bác sỹ được nhắc ở phía trên, ông ta viết rằng.

Einstein sẽ không bao giờ được nhận giải Nobel, ngay cả khi toàn thế giới yêu cầu điều đó

Nhật ký Allvar Gullstrand

Lúc này, vào thời điểm năm 1922, trong mắt của thế giới và cộng đồng vật lý. Ủy ban Nobel trông đã lố bịch bởi sự cố chấp không trao giải nobel cho Einstein.

Quy tắc giải thưởng quy định, nếu không một giải thưởng nào được trao ra trong một năm thì giải thưởng sẽ được chuyển sang năm sau. Nghĩa là năm 1922, ủy ban có thể trao giải thưởng của năm 1921 và năm 1922.

Einstein nhận giải Nobel 1921

Dưới áp lực của quốc tế và cộng đồng vật lý và hình ảnh ngày càng xấu đi của ủy ban, họ phải quyết định trao một giải nobel cho Einstein. Đây là lần duy nhất trong lịch sử, người thắng giải đã được xác định trước cả lý do trao giải. Vì tại thời điểm này, họ vẫn thực sự chưa xác định Einstein nhận giải Nobel vì công trình gì.

Năm 1922, các đề cử cho Albert Einstein một lần nữa đổ về. Hầu hết đều đề cử thuyết tương đối rộng. Có một ngoại lệ đặc biệt. Một đề cử duy nhất dành cho công trình hiệu ứng quang điện do Carl Wilhelm Oseen đề xuất. Có người cho rằng, đây là một mưu lược của Carl Wilhelm Oseen. Vì ông biết rõ rằng thuyết tương đối đang phải chịu sự phản kháng từ Ủy ban trao giải như thế nào.

Và nó thực sự đã thành công.

Công trình Hiệu ứng quang điện giúp Einstein nhận giải Nobel

Công trình hiệu ứng quang điện của Einstein đã giải thích mối tương quan giữa ánh sáng và và các hạt electron điện tử. Các hạt electron hấp thụ một photon để nhận thêm năng lượng nhảy lên các quỹ đạo cao hơn và ngược lại. Các photon ánh sáng ở các tần số cao hơn có năng lượng cao hơn.

Năm 1922, Ủy ban quyết định Einstein nhận giải Nobel 1921. Và giải thưởng 1922 cho Niels Bohr. Có vẻ như điều này sẽ loại bỏ việc phải trao giải cho riêng một mình Einstein.

Ủy ban Nobel tuyên bố:

Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia đã quyết định trao cho bạn giải Nobel vật lý năm ngoái, để xem xét công trình của bạn trong lĩnh vực vật lý lý thuyết và đặc biệt là khám phá của bạn về định luật hiệu ứng quang điện. Nhưng không tính đến giá trị sẽ được trao thuyết tương đối và thuyết hấp dẫn của bạn cho đến khi chúng được xác nhận trong tương lai.

Ủy ban Nobel

Và trên thực tế là không một giải thưởng tương lai nào được trao cho các công trình này.

Einstein không quan tâm nhận giải Nobel

Có vẻ như ngay cả bản thân Albert Einstein cũng không có ấn tượng tốt với giải Nobel. Ông đã không tham dự lễ trao giải của mình. Tại thời điểm trao giải, ông đang giảng bài ở Nhật Bản.

Sau này khi được hỏi, danh hiệu nào khiến ông tự hào hơn? Ông đã đặt huy chương Max Planck của hiệp hội vật lý Đức lên hàng đầu và hoàn toàn không đề cập đến giải thưởng Nobel.

Einstein nên nhận bao nhiêu giải Nobel?

Đây là một câu hỏi thú vị mà bài viết của chúng ta hôm nay sẽ cùng giải đáp. Hiện giải thưởng Nobel đã có hơn 120 năm. Để trả lời câu hỏi, Einstein nên nhận bao nhiêu giải Nobel. Chúng ta cần định trước một số quy tắc.

  • Nguyên tắc chia sẻ, Albert Einstein có quyền chia sẻ giải thưởng với các nhà khoa học đã nhận giải Nobel dựa trên các công trình của ông.
  • Nguyên tắc Albert Einstein vẫn còn sống đến bây giờ. Sở dĩ phải đặt ra nguyên tắc này, là vì Ủy ban Nobel không trao giải thưởng cho người đã mất. Vì vậy để cuộc thảo luận này có thể tiếp tục. Chúng ta phải giả định rằng Einstein vẫn còn sống và ông ấy không còn nghiên cứu vật lý, hay đóng góp vật lý nữa sau năm 1955. Đó là mốc Einstein qua đời.

Bao nhiêu người nhận giải thưởng Nobel hơn một lần

Đây là một câu hỏi, chúng ta nên giải đáp trước khi tiếp tục đi sâu tìm hiểu các công trình có thể giúp Einstein nhận giải Nobel.

Trong lịch sử trao giải của Ủy ban, đã từng có bốn người đoạt nhiều hơn một giải Nobel.

  • Maria Curie, người đã giành giải vật lý năm 1903 và hóa học năm 1911
  • Linux Pauling, người đã giành giải Hóa học năm 1954 và giải Hòa Bình năm 1962
  • John Bardeen, người đoạt giải vật lý năm 1956 và năm 1972
  • Frederick Sange, đoạt giải hóa học năm 1958 và 1980

Các giải thưởng mà Albert Einstein xứng đáng giành được

Lý thuyết hiệu ứng quang điện

Đây là công trình đã giúp Einstein đoạt giải Nobel năm 1921. Công trình nói về vấn đề lượng tử, mối tương quan giữa ánh sáng và electron. Có lập luận cho rằng giải thưởng năm 1921 và 1922 mà Einstein và Bohr nhận được thực sự là một giải thưởng được chia sẻ duy nhất cho cùng một thứ.

Vâng! Giải thưởng Nobel số một chúng ta ghi nhận sẽ là chính giải thưởng Einstein giành được. .

Thuyết tương đối hẹp

Giải thưởng Nobel số hai mà Albert Einstein giành được nên dành cho thuyết tương đối hẹp. Ông đã phát triển nó vào năm 1905. Hendrik Lorentz đã phát triển một số phương trình cho nó. Do vậy ông sẽ chia sẻ giải thưởng này với Hendrik Lorentz.

Thuyết tương đối rộng

Thuyết tương đối rộng hay còn gọi là thuyết tương đối tổng quát được Einstein công bố vào năm 1915. Thuyết tương đối rộng nhận được nhiều đề xuất nhất cho giải Nobel. Và nó cũng là công trình vấp phải nhiều sự chống đối nhất từ ủy ban trao giải. Họ đã hứa là sẽ xem xét lại nó khi nó được chứng minh trong tương lai. Và điều đó dĩ nhiên mãi là lời hứa.

Giải thưởng Nobel số ba mà Albert Einstein giành được sẽ dành cho thuyết tương đối rộng.

Thuyết lưỡng tính sóng hạt

De Broglie đoạt giải Nobel Vật lý năm 1929, sau khi hành vi giống sóng của vật chất lần đầu tiên được chứng minh bằng thực nghiệm vào năm 1927. Ông đã thoải mái thừa nhận sự đóng góp của Einstein cho công trình này. Nhưng Ủy Ban chưa bao giờ công nhận.

Albert Einstein nên giành được giải thưởng Nobel số bốn, dành cho sự chia sẽ giải thưởng Nobel năm 1929 của Louis de Broglie.

Thuyết phát xạ tự phát, phát xạ kích thích của nguyên tử

Năm 1916, Einstein cho ra một bài báo về sự phát xạ ánh sáng tự phát từ các nguyên tử. Đây là lần đầu tiên ý tưởng về tính ngẫu nhiên được đưa vào cơ học lượng tử. Giờ đây, nó là một trụ cột của khoa học. Bài báo này cũng đưa ra ý tưởng về phát xạ kích thích. Đây là cơ sở lý thuyết cho laser sau này.

Giải Nobel Vật lý năm 1964 được chia sẻ, một nửa được trao cho Charles Hard Townes, nửa còn lại thuộc về Nicolay Gennadiyevich Basov và Aleksandr Mikhailovich Prokhorov “vì công trình cơ bản trong lĩnh vực điện tử lượng tử, dẫn đến việc chế tạo các bộ dao động và bộ khuếch đại.” dựa trên nguyên lý maser-laser”.

Giải thưởng Nobel số năm mà Albert Einstein giành được sẽ là sự chia sẻ giải thưởng công trình về laser.

Chất ngưng tụ Bose-Einstein

Chất ngưng tụ Bose-Einstein là công trình mà ông đã làm với nhà vật lý người Ấn Độ, Satyendra Bose. Hai người cố gắng trong việc phát triển trạng thái vật chất ở nhiệt độ cực thấp, được gọi là Chất ngưng tụ Bose-Einstein.

Giải Nobel Vật lý năm 2001 được trao cho việc chứng minh và tạo ra Chất ngưng tụ Bose-Einstein. Cả Einstein và Bose cũng chưa bao giờ nhận được giải Nobel cho công trình này.

Giải thưởng số sáu mà Albert Einstein giành được nên là sự chia sẻ giải thưởng Giải Nobel vật lý năm 2001.

Browning Motion

Giải thưởng Nobel số bảy mà Albert Einstein giành được là chia sẻ về công trình tìm ra Browning Motion, giải thưởng vật lý năm 1926 của Jean Baptiste Perrin. Perrin đã chứng minh bằng thực nghiệm lý thuyết được Einstein thiết lập năm 1905.

Giải thưởng Nobel cùng Erwin Schrödinger

Giải Nobel Vật lý năm 1933 được trao chung cho Erwin Schrödinger và Paul Adrien Maurice Dirac “vì đã khám phá ra những dạng lý thuyết nguyên tử hiệu quả mới”. Einstein đã tham gia vào việc tạo ra các phương trình Schrödinger. Các đóng góp của ông đủ để cùng sẻ giải thưởng.

Einstein xứng đáng giành được giải thưởng Nobel số tám, chia sẻ giải năm 1933.

Lý thuyết sóng hấp dẫn

Giải thưởng Nobel thứ chín mà Albert Einstein giành được khả dĩ có thể là lý thuyết về sóng hấp dẫn của ông. Lý thuyết cuối cùng đã được chứng minh là đúng và được trao giải Nobel năm 2017.

Einstein xứng đáng nhận giải Nobel Hòa Bình

Sau khi Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản, Einstein đã thực sự rất sốc. Ông luôn cảm thấy tội lỗi, một phần trách nhiệm cho điều đã xảy ra. Phần đời phía sau vụ việc bom nguyên tử của ông là dành cho việc phản chiến.

Einstein là người ủng hộ mạnh mẽ cho việc giải trừ vũ khí hạt nhân. Ông ấy cảm thấy đó là nhiệm vụ của mình.
Nhà hóa học Linus Pauling đã giành được giải thưởng hòa bình vào năm 1962 cũng cùng một lý do tương tự. Với tôi, Einstein có ảnh hưởng lớn hơn nhiều. Không có gì bàn cãi, nếu như vẫn còn sống vào thời điểm năm 1962, giải thưởng mà Albert Einstein xứng đáng giành được là một giải Nobel Hòa Bình.

10 giải Nobel dành cho Einstein không phải là điều quá tồi. Một nhược điểm duy nhất của Albert Einstein, ông là một nhà vật lý lý thuyết. Đó cũng là điểm kỳ lạ khó hiểu duy nhất đối với ủy ban Nobel, người thời đó và cả người thời đại bây giờ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Comment moderation is enabled. Your comment may take some time to appear.

facebook
twitter