Home » Văn hoá » Nhân vật » Cuộc đời Albert Einstein
Cuộc đời Einstein

Ehepaar Einstein in Prag

Albert Einstein là một người có danh tiếng chấn động thời đại. Các phát minh của ông dường như đi trước thời đại. Nhưng cuộc đời của Einstein không có như mọi người nghĩ. Con đường học vấn của ông trắc trở. Nghỉ học. Trốn quân sự. Thất nghiệp. Nghèo túng. Gia đình phá sản. Ông có hai đời vợ. Ngay cả đứa con trai cũng bị tâm thần phân liệt. Cuộc đời của Einstein có thể nói nghèo khổ, nhiều bi kịch.

Albert Einstein là một người có danh tiếng chấn động thời đại. Các phát minh của ông dường như đi trước thời đại. Nhưng cuộc đời của Einstein không có như mọi người nghĩ. Con đường học vấn của ông trắc trở. Nghỉ học. Trốn quân sự. Thất nghiệp. Nghèo túng. Gia đình phá sản. Ông có hai đời vợ. Ngay cả đứa con trai cũng bị tâm thần phân liệt. Cuộc đời của Einstein có thể nói nghèo khổ, nhiều bi kịch.

Cũng bởi tất cả điều đó. Einstein càng là một tấm màn đầy bí ẩn..

Nội dung:

Tóm tắt cuộc đời của Einstein

Lược giản cuộc đời Einstein

Cuộc đời Albert Einstein là một câu chuyện dài. Nhất là khi ông là người trải qua 2 cuộc thế chiến. Là người Do Thái. Là mục tiêu tấn công của phong trào Đức Quốc Xã. Là người liên quan đến bom nguyên tử. Nhưng chúng ta có thể lược giản cuộc đời Einstein như sau.

Albert Einstein là một nhà vật lý người Đức và là một trong những nhà khoa học có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20. Ông sinh ra ở Ulm, Đức vào năm 1879. Những đóng góp của ông cho vật lý lý thuyết đã cách mạng hóa hiểu biết của chúng ta về vũ trụ.

Năm 1933, do sự đàn áp của chế độ Đức Quốc xã vì là người Do Thái, ông di cư sang Hoa Kỳ và từ bỏ quốc tịch Đức. Sau đó, ông trở thành công dân Hoa Kỳ nhập tịch vào năm 1940.

Einstein qua đời vào ngày 18 tháng 4 năm 1955, ở tuổi 76. Ông mất do các biến chứng liên quan đến chứng phình động mạch chủ bụng (Princeton, NJ, Hoa Kỳ).

Di sản cuộc đời Einstein

Di sản cuộc đời Einstein vượt xa những thành tựu khoa học của ông. Ông là người ủng hộ nhiệt thành cho hòa bình và quyền công dân. Sử dụng ảnh hưởng để thúc đẩy các hoạt động công bằng xã hội và nâng cao nhận thức về các vấn đề ảnh hưởng đến nhân loại.

Einstein cũng là một nghệ sĩ vĩ cầm điêu luyện và là một nhà văn viết nhiều.

Ông đã xuất bản hơn 300 bài báo khoa học, hơn 150 công trình phi khoa học trong suốt cuộc đời của mình.

Công trình của ông đã tác động sâu sắc đến vật lý hiện đại. Ảnh hưởng đến vô số nhà khoa học, kỹ sư và nhà tư tưởng.

Nếu các bạn đang tự hỏi, “Albert Einstein nổi tiếng vì điều gì?”. Chính lĩnh vực vật lý với những đóng góp to lớn trong suốt cuộc đời Einstein. Đặc biệt ông mở ra một góc nhìn mới cho nhân loại về vũ trụ qua thuyết tương đối.

Mileva Marić và phát minh của Einstein

Hôn nhân giữa Albert Einstein và Mileva Marić.

Cuộc đời Einstein trải qua hai lần hôn nhân. Người vợ đầu tiên của Albert Einstein là Mileva Marić.

Hai người gặp nhau khi đang học vật lý tại Đại học Bách khoa ở Zurich, Thụy Sĩ và kết hôn năm 1903.

Hôn nhân của họ ban đầu đã gặp khó khăn ngăn cản từ phía gia đình. Cuộc sống hôn nhân giữa hai người cũng không hề dễ dàng. Thời gian đầu Einstein phải trải qua sự nghèo khó, thất nghiệp. Con gái đầu bị bệnh.

Cho dù sau này đã nổi tiếng và nhận được nhiều lời mời thuyết giảng. Cuộc đời ông vẫn khó khăn về tài chính. Mileva Marić vẫn thường xuyên giày vò ông về tiền bạc.

Hôn nhân giữa 2 người đã kết thúc vào năm 1919. Sau một thời gian dài ly thân kể từ năm 1914.

Đóng góp của Mileva Marić cho các phát minh của Einstein

Liệu các phát minh vĩ đại của Albert Einstein có đến từ những đóng góp của Mileva Marić? Einstein đã không đề cập đến người vợ của mình trong các phát minh. Nhưng bản thân Mileva Marić cũng học ngành vật lý.

Trong một số bức thư trao đổi giữa 2 người, họ có thảo luận về vật lý. Trong một bức thư, Einstein có câu “công việc của chúng tôi về chuyển động tương đối”. Có vẻ như ông đang ám chỉ đến Mileva Marić?

Dù vậy, mọi bằng chứng về đóng góp của Mileva Marić đều rất mù mờ. Ngoài ra, một điều chúng ta cần cân nhắc là Mileva Marić đã từng bỏ dở ngành vật lý khi thì rớt tốt nghiệp 2 lần. Có vẻ như các bằng chứng đang được cường điệu hóa.

Tuổi thơ, tôn giáo và giáo dục

Cuộc đời Einstein trải qua tuổi thơ khá êm ấm. Cha mẹ ông là những người Do Thái thuộc tầng lớp trung lưu. Cha ông, Hermann Einstein, là một người bán lông vũ. Về sau ông ấy điều hành một nhà máy điện hóa với thành công nhất định.

Mẹ ông là Pauline Koch. Ông có một người em gái tên Maria, tên thường gọi là Maja, nhỏ hơn ông 2 tuổi.

Có những sự kiện ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời của ông. Như sự kiện xảy ra ở tuổi thơ, niềm tin tôn giáo của ông.

Hai sự kiện tuổi thơ ảnh hưởng sâu sắc cuộc đời Einstein

Tuổi thơ của mỗi người đều gắn với một số sự kiện sâu sắc nào đó. Chúng ảnh hưởng lớn đến suy nghĩ, ước mơ và cuộc đời sau này. Cuộc đời Albert Einstein cũng vậy. Ông có viết về điều này. Hai kỷ niệm được cho là chi phối cuộc đời sau này của ông.

Chiếc la bàn lúc 5 tuổi. Chiếc la bàn này đã đem lại sự ngạc nhiên, tò mò sâu sắc của cậu bé Albert Einstein. Cậu bé không hiểu được lực vô hình nào đang điều khiển cây kim la bàn. Nó khơi gợi lên sự đam mê tìm hiểu và giải đáp nó từ trái tim cậu bé.

Cuốn sách hình học lúc 12 tuổi. Cuốn sách hình học này đưa cậu bé Einstein đến thế giới toán học. Ngày đó cậu bé đã đọc ngấu nghiến cuốn sách nhỏ và gọi nó là “cuốn sách hình học nhỏ thiêng liêng”.

Cuộc đời Einstein và niềm tin tôn giáo sâu sắc

Albert Einstein là một người sùng đạo. Năm ông 12 tuổi, ông sáng tác một số bài hát ca ngợi Chúa. Thường xuyên tụng các bài hát tôn giáo trên đường đến trường.

Khi ông tiếp cận khoa học, với tư tưởng vô thần. Chúng đã ảnh hưởng lớn đến ông. Chúng mâu thuẫn với niềm tin tôn giáo.

Tuy nhiên cũng như những nhà khoa học lớn khác. Khi khám phá đến chiều cao nhất định trong khoa học, họ lại bắt đầu tin vào Chúa. Einstein có niềm tin về một Đất Tạo Hóa. Người sáng tạo ra tất cả.

Ảnh hưởng của Max Talmud lên cuộc đời Einstein

Có lẻ các bạn cũng dự đoán rằng, một đứa trẻ đầy trí tuệ như Einstein sẽ khó mà thích ứng được hệ thống giống dục đầy cứng nhắc. Và đúng như vậy. Cậu bé Einstein đã cảm thấy lạc lõng, bơ vơ. Một giáo viên còn nhận xét. “Cậu bé sẽ không bao giờ đạt được bất cứ điều gì”.

Nhưng có một điều may mắn đã xảy ra khi Max Talmud xuất hiện trong cuộc đời Einstein. Max Talmud (sau này là Max Talmey) là một sinh viên y khoa trẻ tuổi. Talmud thường ăn tối tại nhà Einstein và trở thành gia sư không chính thức. Talmud là người giới thiệu, dẫn dắt cậu bé đến với toán học, triết học cao hơn.

Một bước ngoặc đặc biệt là khi Talmud giới thiệu bộ truyện khoa học dành cho trẻ em của Aaron Bernstein, Naturwissenschaftliche Volksbucher (1867–68; Sách phổ biến về Khoa học Vật lý), vào thời điểm Einstein 16 tuổi. Quyển sách này là một câu chuyện giả tưởng rằng tác giả đang đi dọc theo dòng điện đang di chuyển bên trong dây điện báo.

Câu hỏi lớn và sự ra đời của thuyết lượng tử ánh sáng

Câu chuyện giả tưởng này đã khơi dậy một câu hỏi lớn. Nó dẫn đến sự ra đời về thuyết lượng tử ánh sáng khoảng 10 năm sau đó.

“Một chùm sáng sẽ trông như thế nào nếu bạn có thể chạy dọc theo nó? Nếu ánh sáng là sóng như giả thuyết. Hẳn bạn sẽ thấy chùm sáng đứng yên như những con sóng bị đóng băng.”

Tuy nhiên, cậu bé Einstein cảm giác rằng. Sóng ánh sáng đứng yên chưa bao giờ nhìn thấy. Và có vẻ như nó là một nghịch lý. Cậu bé đã viết bài báo khoa học đầu tiên của mình vào thời điểm đó. “Điều tra về trạng thái của Aether trong từ trường”.

Einstein trốn nghĩa vụ quân sự và nghỉ học

Cuộc đời Einstein chuyển sang một giai đoạn khó khăn hơn, vất vả hơn khi cha ông liên tục thất bại trong kinh doanh. Điểm mốc quan trọng là công ty của Hermann Einstein không đạt được hợp đồng về điện khí hóa thành phố Munich. Cha ông phải chuyển đến Milan để làm việc cùng một người họ hàng. Einstein đã bị bỏ lại tại một nhà trọ ở Munich để tiếp tục việc học của mình.

Nhưng tâm lý của cậu bé có vẻ không ổn định. Nhất là khi thời điểm thực hiện nghĩa vụ quân sự đang đến gần. Sáu tháng sau, cậu bé đã bỏ trốn và xuất hiện trước ngưỡng cửa nhà cha mẹ mình. Mọi người đều nhận thấy một vấn đề lớn, một tương lai ảm đại. Khi cậu bé trốn quân dịch, bỏ học và không có kỹ năng nghề nghiệp.

Einstein tiếp tục con đường học tại Eidgenössische Polytechnische Schule

Một điều may mắn là Einstein đã có thể tiếp tục con đường học của mình tại Eidgenössische Polytechnische Schule (“Trường Bách khoa Liên bang Thụy Sĩ” hay “Học viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ”).

Do không có bằng tốt nghiệp trung học, ông phải thực hiện một kỳ thi. Điểm số tại kỳ thi này cũng sẽ không bạn bị bất ngờ. Einstein đã xuất sắc trong môn toán, vật lý và trượt môn tiếng Pháp, hóa học, sinh học. Một điều may mắn lần nữa xảy ra. Do biểu hiện đặc biệt ở môn Toán, ông được phép vào trường Bách Khoa với điều kiện trước tiên phải hoàn thành chương trình học chính thức của mình.

Einstein phải theo đuổi một trường trung học đặc biệt do Jost Winteler điều hành ở Aurau, Thụy Sĩ. Ông nghiệp ở đây vào năm 1896. Đây cũng là năm ông từ bỏ quốc tịch Đức. Mãi đến năm 1902 ông mới có quốc tịch Thụy Sĩ.

Cuộc đời hạnh phúc của Einstein tại Zürich

Quãng thời gian sinh sống tại gia đình Winteler ở Zürich là phần cuộc đời hạnh phúc của Einstein. Ở đó ông có mối tình đầu của mình với Marie, con gái của Winteler. Mặc dù mối tình duyên này không thành, nhưng sự gắn kết của ông và gia đình ông với gia đình Winteler khá đặc biệt. Em gái ông, Maja kết hôn với Paul, con trai của Winteler. Người bạn thân của ông, Michele Besso, kết hôn với Anna, người con gái lớn của họ.

Ngoài ra, ở đây, Einstein gặp những người bạn trung thành như Marcel Grossmann, một nhà toán học. Besso, một người bạn hay trò truyện về không gian và thời gian. Và đặc biệt là người vợ tương lai của ông Mieva Marić , một sinh viên vật lý đến từ Serbia.

1905 – Năm kỳ diệu của cuộc đời Albert Einstein

Khủng hoảng sau tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp năm 1900, Einstein đối mặt với khó khăn trong việc có một công việc. Điều này nghe thật quen thuộc đối với phần lớn chúng ta vào thời điểm vừa tốt nghiệp ra trường. Tương lai, công việc luôn là điều gì đó mông lung, khó năm bắt.

Ông thường xuyên cắt lớp để tập trung vào các môn nâng cao. Và dẫn đến sự thù địch đến từ một số giáo sư như Heinrich Weber. Thật không may sau đó, Einstein đã xin Weber một lá thư giới thiệu và ông bị từ chối ở mọi vị trí học thuật mà ông ứng tuyển.

Tôi đã tìm được việc làm từ lâu nếu Weber không giở trò gian dối với tôi

Albert Einstein

Hôn nhân đầu và điểm thấp nhất cuộc đời Einstein

Einstein đang đi đến thời điểm tồi tệ nhất cuộc đời mình khi gia đình lụn bại, công việc không có và mong muốn lập gia đình với Marić.

Marić là người theo Cơ Đốc giáo Chính Thống Đông Phương. Do vậy, hôn nhân này gặp phải sự phản đối kịch liệt từ cha mẹ. Gia đình ông là người Do Thái có đạo riêng của mình.

Tuy nhiên, ông đã bất chấp cha mẹ mình để chung sống với Marić. Tháng 1 năm 1902, ông và Marić thậm chí còn có một đứa con, Lieserl. Không ai biết rõ số phận của Lieserl. Có người cho rằng cô bé chết vì bệnh ban đỏ. Có người lại cho rằng cô bé được cho làm con nuôi.

Năm 1902 là một năm tồi tệ nhất đối với Einstein. Ông ấy thất nghiệp, không thể kết hôn với Marić. Công ty cha ông phá sản. Với một người đàn ông, có lẻ tất cả thật tồi tệ. Ông phải nhận làm những công việc như dạy kèm trẻ em. Thậm chí ngay việc này ông cũng bị sa thải.

Bước ngoặc cuối cùng cũng xảy ra. Cha của người bạn lâu năm Marcel Grossmann giới thiệu một vị trí thư ký tại văn phòng bằng sáng chế Thụy Sĩ ở Bern. Khi đó, cha của Einstein lâm bệnh nặng. Trước khi qua đời, ông đã chúc phúc cho con trai mình kết hôn với Marić.

Albert Einstein, một trí tuệ vĩ đại, đã sống nhiều năm trong dằn vặt. Khi nhớ rằng, cha mình đã qua đời trong nỗi buồn về ông, một kẻ thất bại.

Tiếp tục theo đuổi ước mơ

Với công việc nhỏ nhỏ, thư ký, với khoản thu nhập nho nhỏ ổn định. Einstein đã đủ tự tin kết hôn với Marić vào ngày 6 tháng 1 năm 1903. Các con của họ, Hans Albert và Eduard, lần lượt sinh ở Bern vào năm 1904 và 1910.

Nhìn lại, công việc của Einstein tại văn phòng cấp bằng sáng chế là một điều may mắn. Ông sẽ nhanh chóng hoàn thành việc phân tích các đơn xin cấp bằng sáng chế. Rồi dành thời gian mơ mộng về các suy nghĩ đã ám ảnh từ năm 16 tuổi.

“Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn chạy dọc theo một chùm ánh sáng? “

Khi còn ở trường bách khoa, ông đã nghiên cứu các phương trình Maxwell. Nó mô tả bản chất của ánh sáng, và khám phá ra một sự thật mà chính James Clerk Maxwell cũng không biết. “Tốc độ ánh sáng không thay đổi cho dù một người di chuyển nhanh đến đâu”.

Tuy nhiên, điều này vi phạm các định luật về chuyển động của Newton. Bởi vì không có vận tốc tuyệt đối trong lý thuyết của Isaac Newton. Cái nhìn sâu sắc này đã khiến Einstein hình thành nguyên lý tương đối. “Tốc độ ánh sáng là một hằng số trong bất kỳ hệ quy chiếu quán tính nào (hệ quy chiếu chuyển động không ngừng).”

1905 – năm kỳ diệu trong cuộc đời Einstein

Trong năm 1905, thường được gọi là “năm kỳ diệu” cuộc đời Einstein, ông đã xuất bản bốn bài báo trên Annalen der Physik. Mỗi bài báo sẽ làm thay đổi tiến trình của vật lý hiện đại:

Einstein cũng đã nộp một bài báo vào năm 1905 để lấy bằng tiến sĩ.

Các nhà khoa học khác, đặc biệt là Henri Poincaré và Hendrik Lorentz, đã có những mảnh ghép của thuyết tương đối hẹp. Nhưng Einstein là người đầu tiên tập hợp toàn bộ lý thuyết lại với nhau. Ông nhận ra rằng đó là một quy luật phổ quát của tự nhiên. Không phải là một chuyển động kỳ lạ trong vũ trụ ether, như Poincaré và Lorentz đã nghĩ.

Trong một bức thư riêng gửi cho Mileva, Einstein đã đề cập đến “lý thuyết của chúng ta”. Điều này khiến một số người suy đoán rằng bà là người đồng sáng lập ra thuyết tương đối. Tuy nhiên, Mileva đã từ bỏ vật lý sau hai lần trượt kỳ thi tốt nghiệp. Cũng không có hồ sơ nào về việc sự tham gia của cô ấy trong việc phát triển thuyết tương đối. Trên thực tế, trong bài báo năm 1905 của mình, Einstein chỉ công nhận các cuộc trò chuyện của ông với Besso trong việc phát triển thuyết tương đối.

Vào thế kỷ 19, có hai trụ cột của vật lý học: các định luật về chuyển động của Newton và lý thuyết về ánh sáng của Maxwell. Einstein là người duy nhất nhận ra rằng họ mâu thuẫn và một trong số họ phải gục ngã.

Phần cuộc đời còn lại bị cô lập của Einstein

Mặc dù Einstein tiếp tục đi tiên phong trong nhiều phát triển quan trọng trong thuyết tương đối rộng. Chẳng hạn như lỗ sâu đục, các chiều cao hơn, khả năng du hành thời gian, sự tồn tại của lỗ đen và sự hình thành vũ trụ. Ông vẫn ngày càng bị cô lập khỏi phần còn lại của thế giới. cộng đồng vật lý.

Một phần do thuyết tương đối rộng quá khó và hạn chế trong ứng dụng. Trong khi đó, thuyết lượng tử đã đạt được những bước tiến lớn trong việc làm sáng tỏ những bí mật của nguyên tử và phân tử. Phần lớn các nhà vật lý đang nghiên cứu về thuyết lượng tử, chứ không phải thuyết tương đối.

Tranh cãi với Niels Bohr

Einstein đã có những cuộc tranh luận mang tính lịch sử với Niels Bohr. Bohr là người khởi xướng mô hình nguyên tử Bohr. Ông cho rằng thuyết lượng tử thiếu một cơ chế tất định. Vì quan điểm của ông “Chúa không chơi trò xúc xắc với vũ trụ”.

Einstein đã có nhiều “Thí nghiệm tưởng tượng” tinh vi nhằm nổ lực tìm ra mâu thuẫn logic của lý thuyết lượng tử.

Einstein tấn công thuyết lượng tử

Năm 1935, cuộc tấn công nổi tiếng nhất của Einstein vào thuyết lượng tử đã dẫn đến thí nghiệm tưởng tượng EPR (Einstein-Podolsky-Rosen).

Theo thuyết lượng tử, trong một số trường hợp nhất định, hai electron cách nhau rất xa sẽ có các đặc tính liên kết với nhau, như thể bằng một sợi dây rốn. Trong những trường hợp này, nếu tính chất của electron thứ nhất được đo thay đổi, trạng thái của electron thứ hai sẽ được biết ngay lập tức. Tức là nhanh hơn cả tốc độ ánh sáng. Einstein tuyên bố rằng kết luận này rõ ràng đã vi phạm thuyết tương đối.

Các thí nghiệm được tiến hành kể từ đó đã xác nhận rằng thuyết lượng tử, chứ không phải Einstein, đã đúng về thí nghiệm EPR. Về bản chất, những gì Einstein đã chỉ ra là cơ học lượng tử, là phi định xứ.

Tức là, thông tin ngẫu nhiên có thể truyền đi nhanh hơn ánh sáng. Điều này không không vi phạm thuyết tương đối, vì thông tin là ngẫu nhiên và do đó vô dụng.

Nỗi ám ảnh lý thuyết trường thống nhất đến lúc mất

Một lý do khác khiến cuộc đời Einstein ngày càng cô lập, xa rời các đồng nghiệp là nỗi ám ảnh của ông. Nó bắt đầu từ năm 1925 với việc khám phá ra một lý thuyết trường thống nhất. Đây là một lý thuyết bao quát sẽ thống nhất các lực của vũ trụ, các định luật vật lý, vào một khuôn khổ.

Trong những năm cuối đời, ông ngừng phản đối thuyết lượng tử. Và cố gắng kết hợp nó, cùng với ánh sáng và lực hấp dẫn, thành một thuyết trường thống nhất lớn hơn. Dần dần Einstein trở nên cứng nhắc theo cách của mình. Ông hiếm khi đi xa. Chỉ đi dạo quanh Princeton với những cộng sự thân thiết. Những người đã tham gia vào các cuộc trò chuyện sâu sắc về chính trị, tôn giáo, vật lý và lý thuyết trường thống nhất với ông.

Năm 1950, ông xuất bản một bài báo về lý thuyết của mình trên tạp chí Khoa học Mỹ. Nhưng vì nó bỏ qua lực mạnh vẫn còn bí ẩn, nên nó vẫn không đầy đủ. Ông qua đời 5 năm sau đó vì chứng phình động mạch chủ, lý thuyết này vẫn chưa hoàn thành.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Comment moderation is enabled. Your comment may take some time to appear.

facebook
twitter