Home » Văn hoá » “Cuộc cách mạng một cọng rơm” và nông nghiệp tự nhiên
Cuộc cách mạng một cọng rơm và nông nghiệp tự nhiên
Nếu bạn muốn hiểu về nông nghiệp tự nhiên, thì quyển sách của tác giả Masanobu Fukuoka sẽ giúp bạn. "Tôi cứ nghĩ rằng tôi biết đôi điều về làm vườn. Nhưng kể từ khi theo một chương trình về làm vườn khá chuyên sâu, giờ tôi mới biết mình biết rất ít về nó. Hóa ra là rất nhiều điều chúng ta đã được nghe về trồng trọt trong vài thập kỷ qua - từ việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón đến việc xới đất hàng năm - không chỉ không tốt cho đất mà còn không tốt cho hành tinh."

Nếu bạn muốn hiểu về nông nghiệp tự nhiên, thì quyển sách của tác giả Masanobu Fukuoka sẽ giúp bạn. 

Tôi cứ nghĩ rằng tôi biết đôi điều về làm vườn. Nhưng kể từ khi theo một chương trình về làm vườn khá chuyên sâu, giờ tôi mới biết mình biết rất ít về nó. Hóa ra là rất nhiều điều chúng ta đã được nghe về trồng trọt trong vài thập kỷ qua – từ việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón đến việc xới đất hàng năm – không chỉ không tốt cho đất mà còn không tốt cho hành tinh.

Cuộc cách mạng một cọng rơm của Masanobu Fukuoka là câu chuyện về một người đã nhìn thấy những sai lầm của nền nông nghiệp công nghiệp và ông đã tìm cách quay về với nông nghiệp tự nhiên.

Ông Fukuoka là một nhà khoa học thực vật người Nhật. Trưởng thành sau Thế chiến thứ hai khi Nhật Bản đang tiếp nhận các phương pháp nông nghiệp phương Tây. Không hài lòng với sự can thiệp ngày càng tăng của khoa học đối với tự nhiên, ông bỏ việc. Trở về trang trại của gia đình và bắt đầu làm những điều khác biệt.

Ông bắt đầu làm ít hơn những gì mà rất nhiều nông dân khác đã làm. Như là không có hóa chất, không cần xới đất, không tưới quá nhiều nước. Cũng không có những hàng cây gọn gàng thẳng lối như chúng ta nhìn thấy ở các trang trại. Sau hai mươi năm thử và sai nhiều lần, ông đã lập được một trong những trang trại năng suất cao nhất ở Nhật Bản. Trong quá trình này, ông được biết đến như là “cha đẻ của nông nghiệp tự nhiên”.

Masanobu Fukuoka: Chúng ta cần nông nghiệp tự nhiên hơn bao giờ hết.

Mẹ tôi sống trong một trang trại Iowa được bao quanh bởi hàng dặm đất nông nghiệp sản xuất. Nhưng khi tôi đến thăm nhiều năm trước, tôi biết rằng không ai có thể uống nước giếng. Nó bị ô nhiễm bởi tất cả các chất hóa học và khoáng chất được phun lên cây trồng.

Các con sông và suối ở địa phương ngày càng trở nên độc hại hơn. Đặc biệt là sau những trận mưa, khi nitrat rửa trôi từ đất và đi vào nguồn cung cấp nước. Tuy nhiên, khi bạn lái xe qua Iowa, bạn nhìn thấy hàng dặm cây ngô dường như khỏe mạnh. Mọi thứ gọn gàng có trật tự và xanh mát. Nhưng đó là một ảo tưởng và một ảo tưởng không bền vững.

Ông Fukuoka được đào tạo như một nhà khoa học, vì vậy ông biết những rủi ro của hóa chất. Ông cũng tin rằng có nhiều cách tốt hơn, tự nhiên hơn để làm đất màu mỡ. Ông đã thử nghiệm trồng cỏ ba lá (là loại cây cố định đạm cho đất). Đồng thời rải thân cây lúa xuống làm lớp phủ mặt đất. Ông cũng không xới đất. Không phải vì ông lười biếng mà vì ông không muốn làm hỏng đất và hàng tỷ sinh vật có ích đang sống trong đó.

Masanobu Fukuoka

Hãy để tự nhiên làm công việc của nó

Fukuoka viết rằng “con người, trong nỗ lực kiểm soát thiên nhiên, chỉ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn“.

Nếu để tự nhiên, sự màu mỡ của đất sẽ tăng lên. Xác hữu cơ của thực vật và động vật tích tụ và bị phân hủy trên bề mặt bởi vi khuẩn và nấm. Với sự di chuyển của nước mưa, các chất dinh dưỡng được đưa vào sâu trong đất để trở thành thức ăn cho vi sinh vật, giun đất và các động vật nhỏ khác. Rễ cây vươn xuống tầng đất thấp hơn và hút chất dinh dưỡng trở lại bề mặt.

Nếu bạn muốn biết về sự màu mỡ tự nhiên của đất, hãy đến những sườn núi hoang sơ và nhìn những cây khổng lồ mọc mà không cần phân bón hay canh tác. Sự màu mỡ của thiên nhiên, như nó vốn có, nằm ngoài sức tưởng tượng.

Nói cách khác, nếu đất đang làm rất nhiều phần những “công việc nặng nhọc” của nông nghiệp cho chúng ta, thì tại sao chúng ta lại giết chết nó?

Ông cho biết sự ô nhiễm gây ra bởi dòng chảy từ các cánh đồng được bón phân, tưới nước quá mức.

“Các loại phân bón hóa học như amoni sunfat, urê, super lân, được sử dụng với lượng lớn. Chỉ một phần nhỏ được cây trồng hấp thụ. Phần còn lại trôi vào sông suối, cuối cùng chảy ra biển. Những hợp chất nitơ này trở thành thức ăn cho tảo và sinh vật phù du sinh sôi với số lượng lớn, khiến thủy triều đỏ xuất hiện… Những giải pháp của tôi, chẳng hạn như rải rơm và trồng cỏ ba lá, không tạo ra ô nhiễm.”

Xu hướng trở lại nông nghiệp tự nhiên như Masanobu Fukuoka đang tăng lên

Tin tốt là tôi đang đọc ngày càng nhiều về nông nghiệp tự nhiên. Về những người nông dân thực hiện trồng cây phủ đất (cover crops) thay thế hóa chất. Và đúng vậy, nhu cầu về sản phẩm hữu cơ đang thúc đẩy nông dân thử các cách tiếp cận mới.

Đây là khía cạnh mang tính cách mạng của cuốn sách và nông nghiệp tự nhiên. Nó thách thức chúng ta đặt câu hỏi về thực tiễn và niềm tin. Vì chúng ta được dạy rằng phương pháp canh tác truyền thống với phân bón hoá học là đúng.

Việc cày xới đất là không cần thiết

Theo như những gì tôi biết thì việc xới đất được coi là một phần thiết yếu. Tuy nhiên, theo ông Fukuoka, việc xới đất đơn giản là không cần thiết. Ông có một cánh đồng mà ông đã không cày xới trong hơn 20 năm. Đó là cánh đồng có năng suất cao hơn bất kỳ trang trại nào khác trong vùng.

Vậy làm thế nào để ông cấy được hạt giống xuống đất? Ông chỉ ném chúng xuống đất (Thiên nhiên hoạt động theo cách tương tự). Không có gì ngăn nắp và trật tự ở đây. Chỉ cần cỏ ba lá và thân cây lúa và không để mặt đất bị phơi nắng. Đó là một nguyên tắc cơ bản: không bao giờ để mặt trời tiếp xúc với đất.

Thành thật mà nói, tôi vẫn đánh giá cao bản chất có trật tự của các trang trại truyền thống. Giống như những nông trại Old MacDonald trong sách dành cho trẻ em. Tuy nhiên, tôi cũng biết có điều gì đó không ổn với những ruộng trồng một loại cây với số lượng lớn. Không ổn đối với đất, với việc kiểm soát sâu bệnh, và đối với chất lượng của chính thực phẩm.

Cuốn sách còn nói về cách sống gần gũi với thiên nhiên

Tôi đánh giá cao sự tập trung của Fukuoka vào lối sống đơn giản, cũng như chế độ ăn kiêng đơn giản. Ông lưu ý rằng người Nhật ăn nhiều thịt hơn. Vì gạo được coi là lương thực của tầng lớp thấp hơn. Ông cũng chỉ rõ cho mọi người việc ăn nhiều thịt gây tác động xấu như thế nào đến môi trường.

“Thịt và các loại thực phẩm nhập khẩu khác là những thứ xa xỉ. Vì để sản xuất chúng cần nhiều năng lượng và tài nguyên hơn so với các loại rau và ngũ cốc địa phương… Gạo lứt và rau có vẻ là thức ăn thô, nhưng đây là chế độ ăn tốt nhất và cho phép con người sống giản dị và trực tiếp.”

Cuốn sách này nói nhiều về thiết lập mối quan hệ với thiên nhiên. Cũng như về việc trồng rau và cây ăn quả. Cuối cùng, cuốn sách này nói về cuộc cách mạng hóa cách chúng ta đối xử với đất dưới chân mình. Bạn sẽ thích cuốn sách này.

Theo John Yunker

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Comment moderation is enabled. Your comment may take some time to appear.

facebook
twitter