Home » Sức khỏe » Cách làm nước lá tía tô
Cách nấu nước lá tía tô - lá tía tô nấu với gì?
Xin giới thiệu với các bạn các cách nấu nước lá tía tô cơ bản. Nếu bạn thích ngọt thì có thể dùng cách nấu nước tía tô với đường phèn, mật ong. Hoặc nấu với muối, để uống trong trường hợp bạn đang bị khó chịu đường tiêu hóa.

Tía tô là một loại rau có thể ăn sống. Tuy nhiên ăn sống lá tía tô có cảm giác thô ráp. Nếu bạn muốn dùng tía tô hàng ngày để nâng cao sức khỏe thì tìm hiểu các cách làm nước lá tía tô như cách làm nước lá tía tô đường phèn, hay cách làm nước lá tía tô vắt chanh…. Điều này sẽ giúp bạn có được một thức uống ngon lành, lại có màu hồng tươi đẹp mắt nữa chứ.

Nội dung:

Cách làm nước lá tía tô

Xin giới thiệu với các bạn các cách làm nước lá tía tô cơ bản. Nếu bạn thích ngọt thì có thể dùng cách nấu lá tía tô với đường phèn, mật ong. Hoặc nấu với muối, để uống trong trường hợp bạn đang bị khó chịu đường tiêu hóa.

Bước đầu tiên là chuẩn bị nguyên liệu. Khâu quan trọng đầu tiên là chọn nguyên liệu tốt. Nếu bạn có thể tự trồng, đảm bảo được nguyên liệu sạch thì quá tốt. Tía tô toàn thân là thuốc, nên không cần phải nhất thiết chỉ chọn lá. Đặc biệt trong hạt, còn gọi là tía tô tử, có rất nhiều tinh dầu. Tía tô được chọn tốt nhất là tươi, không chọn dập hư.

Có khá nhiều loại tía tô, tuy nhiên loại được cho là tốt nhất, có nhiều dược tính nhất là tía tô đỏ. Nên tốt nhất bạn nên chọn loại giống này.

Tía tô trước khi bỏ vào nồi nên được cắt nhỏ để dược tính khuyếch tán ra nước nhanh hơn.

Cách nấu lá tía tô với đường phèn

Nguyên liệu:

  • Tía tô 300 ~ 400 gram
  • 2 lít nước
  • Đường phèn 500 ~ 1000 gram
  • Acid Citric 15~20 gram

Trường hợp bạn không có Acid Citric, có thể dùng nước cốt chanh, hoặc chanh thay thế. Mục đích để làm nước có vị chua. Lượng đường thì tùy bạn thích ngọt như thế nào.

Khuyến nghị nên dùng đường phèn, vì đây là loại đường có vị ngọt, tính bình, hoặc có thể thay thế bằng các loại đường tự nhiên khác. Hạn chế hoặc không dùng đường tinh luyện như đường cát.

Cách nấu lá tía tô với đường phèn

Nấu lá tía tô với đường phèn bằng cách đun sôi 2 lít nước trước. Sau khi nước sôi thì bỏ tía tô vào, đậy nắp chờ 3 phút. Mở nắp, vớt xác ra. Xác bạn có thể vắt để lấy thêm phần nước và chất từ xác.

Bước tiếp bạn thêm đường vào, lửa để nhỏ, và khuấy đều giúp đường tan nhanh. Đến khi nước sôi lại thì tắt lửa.

Bước cuối cùng này là bạn thêm Acid Citric vào để giúp nước lá tía tô có vị chua.

Bạn dùng chai lọ thủy tinh để cất trữ nước trong tủ lạnh. Nước bây giờ có màu đỏ rất đẹp. Phần xác thì có thể tận dụng đắp da mặt, hoặc đắp lên các chổ đau, viêm, da mẫn ngứa.

Cách làm nước lá tía tô vắt chanh và muối

Phần hướng dẫn chọn nguyên liệu tía tô bạn có thể xem ở trên. Ở đây chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn một chút ở bước chọn nguyên liệu trái chanh.

Trái chanh bạn nên chọn chanh vỏ xanh tươi, vỏ mỏng. Không chọn loại vỏ xỉn đổi màu, hay khô héo. Trái chanh bạn cầm trên tay phải cảm giác được độ nặng. Lấy móng tay nhấn vào thì xịt nước.

Muối thì bạn nên chọn loại muối biển, muối khai khoáng từ mỏ muối, muối hồng. Không nên dùng muối tinh luyện, hay muối bổ sung iốt.

Nguyên liệu:

  • 200 gram tía tô
  • 2 lít nước
  • 1 trái chanh
  • Nữa muỗng cà phê muối

Cách làm nước lá tía tô vắt chanh và muối

Cách làm nước lá tía tô vắt chanh và muối bắt đầu ở đun sôi nước. Bạn không nên để nguyên liệu vào trong giai đoạn đun nước, vì làm bay mất tinh dầu.

Sau khi sôi thì bỏ tía vô vào, đập nắp lại chờ 3 phút. Vớt xác ra. Các bạn có thể nấu lâu hơn, nhưng cách làm này sẽ làm bay mất rất nhiều tinh dầu quý giá. Vì vậy khuyến nghị các bạn giới hạn thời gian nấu sôi.

Bây giờ bạn có thể thêm chanh và muối vào. Cách này khác với cách ở trên vì nước lá tía tô sẽ có vị mặn nhẹ. Nước lá tía tô thêm muối rất tốt cho chữa trị chứng bệnh đường tiêu hóa, khó tiêu, đầy bụng ….

Thành phẩm nên được đựng trong các lọ thủy tinh và cất chứa trong tủ lạnh.

Cách làm nước lá tía tô với sả

Sả có nhiều tinh dầu, thơm, loại giải cảm hàn tốt. Chúng ta có thể làm nước lá tía tô với sả để tăng hương vị, nước ngon hơn khi dùng.

Nguyên liệu:

  • 200 ~ 300 gram tía tô
  • Vài cọng sả
  • Một quả chanh
  • 1/2 muỗng cà phê muối

Cách làm nước lá tía tô với sả

Sả cần được đập dẹt để tinh dầu và dược tính dễ dàng khuyếch tán vào nước hơn.

Cách làm nước lá tía tô với sả như sau. Bắt nước sôi, sau khi sôi thì thêm nguyên liệu tía tô và sả vào. Đập nắp và đợi 3 phút. Tắt lửa, lúc này chúng ta vẫn không mở nắp vì tránh tinh dầu bay mất. Sau khi nhiệt độ hạ còn 50 oC thì mở nắp và thêm muối, vắt chanh vào.

Cách chọn chanh bạn có thể xem ở phía trên để chọn được trái chanh tươi ngon.

Vớt xác ra. Phần nước được đưa vào lọ thủy tinh để bảo quản trong tủ lạnh.

Cách nấu lá tía tô với gừng chanh mật ong

Gừng có vị cay, tính nóng, kháng viêm. Đặc biệt gừng có thể chống đông máu. Một số người thể trạng cần tránh nóng thì không nên dùng gừng như bị trĩ, đi ngoài chảy máu.

Gừng, chanh, mật ong có thể nấu nước lá tía tô có thể cho ra một thức uống ngon, ấm bụng. Cách thực hiện như sau.

Nguyên liệu:

  • 100 gram tía tô
  • 2 củ gừng
  • 8 muỗng canh mật ong
  • 1 quả chanh
  • 1 lít nước

Cách chọn nguyên liệu chanh, tía tô, bạn có thể xem ở phía trên. Mật ong thì bạn nên chọn nơi tinh cậy để tránh mua phải hàng kém chất lượng pha đường.

Cách làm nước lá tía tô với gừng chanh mật ong

Gừng chúng ta không cần gọt vỏ, chỉ cần rửa sạch, đập dẹp.

Cách làm nước lá tía tô với gừng chanh mật ong cần lưu ý ở khâu thêm mật ong. Bạn chỉ nên thêm mật ong sau khi nước đã nguội bớt.

Bắt nước nấu sôi. Sau khi sôi thì cho tía tô và gừng vào. Đậy nắp đợi 3 phút. Tắt lửa và đợi nhiệt độ bớt nóng thì mở nắp ra.

Cho mật ong vào khuấy đều cho tan. Rồi cho vắt trái chanh vào. Lúc này nước lá tía tô sẽ đổi màu nhìn rất đẹp.

Vớt xác, trữ nước trong chai lọ thủy tinh và cất trữ trong tủ lạnh.

Uống nước lá tía tô hàng ngày có tốt không?

Uống nước lá tía tô hàng ngày rất tốt cho sức khỏe. Mỗi ngày nên uống khoảng 3-4 ly. Tốt nhất là uống trước bữa ăn 30 phút. Uống nước lá tía tô mỗi ngày sẽ cải thiện hệ thống tiêu hóa, giúp cơ thể thải độc. Nên sau một thời gian sử dụng da dẻ đẹp hơn, mụn nhọt biến mất. Các bệnh lý khác cũng từ từ đẩy lùi.

Tuy nhiên cũng như tất cả các dược liệu khác hay dược vật tẩm bổ khác. Việc sử dụng cũng không thể quá mức. Như nhân sâm sử dụng quá mức có thể gây tử vong. Nấm linh chi cũng vậy, cũng có thể gây ngộ độc chết. Việc sử dụng tía tô hàng ngày quá mức sẽ dẫn đến hiện tượng tăng huyết áp.

Khuyến cáo sử dụng chỉ từ 3-4 ly nước lá tía tô mỗi ngày, chia nhỏ từng lần uống.

Những người nào không nên uống nước lá tía tô

Những người sau đây không nên hoặc thận trọng khi uống nước lá tía tô

Người bị cảm nóng

Cảm được phân ra 2 loại là cảm nóng, và cảm lạnh. Lá tía tô có tác dụng tán phong hàn, nên người bệnh cảm lạnh nên dùng. Ngược lại người bị cảm nóng không nên dùng. Bởi ví nó có vị cay, tính nóng, sử dụng lại khiến người bị cảm nóng thấy khó chịu hơn, đau đầu hơn.

Lá tía tô bà bầu ăn được không?

Với những tác dụng lợi ích về đường tiêu hóa, an thần, thải độc … Lá tía tô bà bầu ăn rất tốt. Hiệu quả đầu tiên đáng nhắc đến cho bà bầu là dưỡng thai. Đối với các trường hợp thai yếu, hoặc mẹ yếu khiến thai động thì ăn lá tía tô sẽ giúp mẹ và thai nhi khỏe mạnh, an thai, tinh thần tốt hơn. Vì vậy việc mang thai sẽ thuận lợi, sinh nở dễ dàng hơn.

Lá tía tô còn giúp bà bầu giảm các triệu chứng ốm nghén, mắc ói khi mang bầu. Đây là tác dụng rất tốt đối với bà bầu. Nhiều mẹ bầu vì ốm nghén, không ăn được, tinh thần mệt mỏi khiến ảnh hưởng sức khỏe 2 mẹ con.

Ngoài ra nó còn có tác dụng giảm các tình trạng khó tiêu, trướng bụng, táo bón cho các bà bầu.

Tuy nhiên các mẹ bầu không nên lạm dụng ăn, uống quá nhiều dẫn đến gia tăng huyết áp. Chỉ nên uống theo hướng dẫn ở trên.

Người dị ứng lá tía tô

Một số người bị dị ứng với tía tô, hay ta có thể nói là phản ứng quá mẫn. Với những người dùng tía tô lần đầu thì nên dùng một lượng nhỏ, sau đó tăng dần để theo dõi các phản ứng của cơ thể. Nếu sinh ngứa ngáy, nổi mề đay, mệt mỏi thì nên ngừng sử dụng.

Người đổ mồ hôi trộm quá nhiều

Tác dụng chính của tía tô là giải biểu, nghĩa là làm toát mồ hôi để thải độc qua da, trục hàn khí. Với một số người do thể tạng suy yếu, hoặc ngấm hàn sâu hoặc các vấn đề bệnh lý khác, sẽ bị đổ mồ hôi liên tục. Nếu sử dụng tía tô có thể gia tăng tình trạng đổ mồ hôi và cơ thể bị mệt mỏi. Tốt nhất nên điều dưỡng cơ thể dần dần, phối hợp nhiều biện pháp khác nhau để đem lại hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Comment moderation is enabled. Your comment may take some time to appear.

facebook
twitter