Home » Sức khỏe » Tác dụng của lá tre
tác dụng của lá tre
Tinh cây tre có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết. Với người dễ buồn rầu thì dùng tinh tre như một loại an thần tự nhiên. Phụ nữ có thai thường mắc chứng ốm nghén dùng tinh tre tránh khỏi nôn, lại an thai. Nếu các bạn gặp vấn đề về chảy máu như tiểu ra máu, băng huyết, chảy máu cam, xuất huyết. Có thể dùng tinh tre 15-20g sắc nước uống với gừng. Đây là một tác dụng tuyệt vời của cây tre. Nước tre non lại có tác dụng thanh nhiệt, hạ sốt. Nếu các bạn gặp vấn đề lỡ loét miệng, khô miệng có thể uống nước tre non. Ngoài ra nước tre non còn trừ đờm, ứ đờm, trúng phong cấm khẩu.

Một điều có lẻ khiến phần lớn phải ngạc nhiên, là cây tre lại là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh tật. Một số bệnh khá đặc biệt và dễ gặp như sỏi thận, phù thận, chảy máu cam, băng huyết. Bộ phận thường được dùng nhất là lá tre. Tác dụng của lá tre trải rộng từ giải độc gan, thanh nhiệt, làm mát, hạ sốt, trị ho cho đến các bệnh lý nghiệm trọng như tiểu tiện ra máu, đái ra dưỡng chấp, viêm não. Hiểu về tác dụng của lá tre là một kiến thức đáng giá khi cây tre hiện diện khắp nơi trên Việt Nam.

Xem bài viết Kỹ thuật trồng tre và các cách diệt cây tre hiệu quả

Nội dung:

Các khái niệm về cây tre

Cây tre có một số khái niệm, chúng ta cần làm quen khi nói về dược tính của nó. Như Trúc Lịch, Trúc Liêu Giao hay Trúc Diệp v.v…

Tác dụng của lá tre thì đã được đề cập ngắn gọn ở trên. Tuy nhiên, các phần khác từ cây tre như dịch tre, tinh tre đều có những tác dụng y lý riêng của nó.

Tinh cây tre có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết. Với người dễ buồn rầu thì dùng tinh tre như một loại an thần tự nhiên. Phụ nữ có thai thường mắc chứng ốm nghén dùng tinh tre tránh khỏi nôn, lại an thai.

Nếu các bạn gặp vấn đề về chảy máu như tiểu ra máu, băng huyết, chảy máu cam, xuất huyết. Có thể dùng tinh tre 15-20g sắc nước uống với gừng. Đây là một tác dụng tuyệt vời của cây tre.

Nước tre non lại có tác dụng thanh nhiệt, hạ sốt. Nếu các bạn gặp vấn đề lỡ loét miệng, khô miệng có thể uống nước tre non. Ngoài ra nước tre non còn trừ đờm, ứ đờm, trúng phong cấm khẩu.

Trúc lịch là gì?

Trúc lịch là nước từ đoạn tre tươi ép vắt lấy nước khi được đốt. Chúng ta có thể lấy nguyên một đoạn tre tươi đốt lên hứng lấy nước uống. Hoặc băm, chặt nhỏ đoạn tre, gồm cả mắt tre đem nướng lên, ép lấy nước. Cái này được gọi là trúc lịch sái.

Trúc Liêu Giao là gì?

Trúc liêu giao là nước từ tre non nướng chín vắt lấy.

Trúc liêu giao có thể dùng làm gia vị ăn uống, hương liệu xông, thậm chí làm mỹ phẩm.

Trúc liêu giao kết hợp với trầm hương, chè nếp có thể trị chứng đau đầu một bên, xây xẩm rối loạn tiền đình và chứng huyết áp cao cũng như huyết áp thấp. Nghĩa là nó lọc máu, thải độc đấy các bạn ạ.

Ngoài ra trúc liêu giao được dùng để phối hợp một số vị thuốc khác để trị chứng liệt dương, lãnh cảm. Và cả chứng bệnh đang khá phổ biến hiện nay là bệnh tim.

Trúc nhự là gì?

Trúc nhự là dịch tre non. Khác với trúc lịch là dùng lửa đốt để lấy nước. Trúc lịch là nước từ tre non lấy bằng cách sau. Cắt sâu vào thân cây tre non ở vị trí 2/3 thân tre tính dưới lên. Bẻ cụp cây tre xuống, xong dùng một dụng cụ để hứng dịch như chai lọ. Buộc dụng cụ hứng dịch này cố định. Sau một đêm hứng, ta có đủ dịch trúc nhự để dùng.

Trúc diệp là gì?

Trúc diệp là lá tre bánh tẻ hoặc lá non của cây tre.

Lá tre bánh tẻ là lá tre đã lớn đến độ nhất định, có đủ độ dài, phân nhánh. Lá tre non ngược lại là lá tre nằm ngày phần chóp của chùm lá tre. Lá tre non còn cuộn lại chưa bung ra. Nó có hình dạng như cái que nhỏ. Để hái lá tre non bạn cần nắm lấy và rút mạnh ra.

Tác dụng của lá tre bánh tẻ và lá tre non tương tự nhau. Nhưng khi chữa các bệnh ở phủ vị thì dùng lá tre bánh tẻ, còn khi chữa bệnh ở tạng tâm thì dùng lá tre non. Chúng đều có tác dụng thanh nhiệt, trừ đờm, sinh tân dịch, lợi niệu, chữa miệng lưỡi lở loét, đái ra máu.

Trúc như (tinh tre) là gì?

Tinh tre là các sợi tre mỏng được cạo từ thân tre bằng cách đầu tiên cạo bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài của cây tre. Sau đó cạo tiếp thân bên trong thành từng mảnh.

Trúc duẫn là gì?

Trúc duẫn là măng tre đấy các bạn. Măng tre có thể chữa xơ vữa động mạch, lại giàu chất xơ, chứa phytosterol nhờ vậy ngăn chặn cholesterol xấu. Ngoài ra còn có protein, carbohydrate, axít amin và các khoáng chất đường muối khác.

Tuy vậy măng tre lại có độc và hàn tính cao. Độc trong Trúc duẫn là cyanide, hàm lượng khoảng 230mg/kg măng củ. Sau khi chúng ta ăn vào thì cyanide chuyển hóa thành acid cyanhydric HCN. Đây là một chất rất độc.

Người bị trúng phải HCN sau khi ăn trúc duẫn thì trong vòng 30 phút sẽ bị chóng mặt, đau đầu, buồn nôn hoặc nôn. Trường hợp nặng thì co giật, hàm cứng, suy hô hấp, tím tái, hôn mê hay tử vong.

Vì vậy khi mua măng bạn cần phải xử lý măng tre trước khi chế biến món ăn. Cách xử lý là rửa, ngâm măng tre trong nước muối hoặc nước vo gạo 30-45 phút. Sau đó lại luộc sôi qua 2 đến 3 lần.

Ngoài ra bạn cần cẩn thận khi mua măng màu trắng phau, hay màu vàng đậm. Bởi vì đó là măng tre được xử lý hóa chất để giữ măng tre tươi lâu. Chỉ nên chọn măng có màu vàng tươi nhạt, hơi thâm đen, lại có mùi chua. Măng ngâm hóa chất sẽ có mùi hắc.

Tác dụng của lá tre

Uống nước lá tre tươi có tác dụng gì?

Lá tre là bộ phận thường được dùng nhất của cây tre trong điều trị. Cách dùng đơn giản thường là nấu nước sắc uống. Có thể kết hợp với một số nguyên liệu thảo dược khác để điều trị các bệnh khác nhau.

Uống nước lá tre tươi có tác dụng thanh nhiệt, hạ sốt, tiêu đờm. Đối với phụ nữ mang thai thì có lá tre có tác dụng an thai, giảm buồn nôn. Ngoài ra lá tre còn có tác dụng chữa các chứng chảy máu như chảy máu cam, đái ra máu, băng huyết ….

Tác dụng của xông lá tre

Xông lá tre có tác dụng giải cảm. Tốt nhất là kết hợp lá tre với các loại lá khác như lá bưởi, tía tô, một ít lá sả.

Cách thực hiện như những cách xông khác. Bỏ các loại lá vào nồi nước, đem đun sôi. Sau khi sôi được 5-10 phút thì có thể đem xuống xông. Bạn dùng một cái mền, tấm chăn để phủ bạn và cái nồi lại và hé nắp cho hơi nước bốc ra.

Nếu da bạn không nhạy cảm. Sau khi xông xong, dùng khăn lau mồ hôi. Đợi 5 phút khi cơ thể ổn định lại, lỗ chân lông cũng đóng trở lại bình thường thì bạn bắt đầu tắm bằng nước của chính nồi nước xông. Bạn lấy nước trong nồi pha thêm chút nước lạnh sao cho đủ độ ấm để tắm. Cách này bạn mau lành bệnh hơn.

Tác dụng của lá tre trong điều trị sỏi thận

Khi chúng ta ăn uống sai, ăn quá nhiều thịt dẫn đến trong máu có quá nhiều chất cặn. Lúc này dẫn đến khi thận lọc máu sẽ hình thành các kết tinh sỏi. Nếu không phát hiện sớm để ngăn chặn thì các kết tinh sỏi sẽ lớn dần.

Những viên sỏi thận nhỏ có lẻ chưa phải là vấn đề lớn. Nhưng những viên sỏi lớn, cơ thể không thể hoặc khó khăn thải nó ra ngoài qua đường tiểu sẽ gây các vấn đề nghiêm trọng. Như tắc nghẽn đường tiết niệu, nhiễm trùng chảy máu đường tiết niệu, suy thận.

Tác dụng của lá tre trong điều trị sỏi thận đó là có thể làm loãng và tan các chất cặn này, giúp việc thải chúng qua đường tiểu dễ dàng hơn.

Điều đó thực hiện được là bởi trong lá tre có rất nhiều hợp chất hữu cơ như arundoin, cylindrin, glucozo và các acid hữu cơ hữu ích khác.

Bạn cần chuẩn bị 10 g lá tre non đem đun sôi cùng 2 lít nước trong 7-10 phút để uống trong ngày. Uống liên tục 2 tuần để làm tan sỏi. Không nên uống liên tục trong thời gian dài. Cần ngắt đoạn ngừng uống một thời gian trước khi uống lại.

Đối với các trường hợp sỏi lớn cần can thiệp gấp nên tham vấn ý kiến bác sỹ.

Tác dụng của trà lá tre

Lá tre có thể dùng làm trà như một loại thức uống có tác dụng thanh nhiệt, bảo vệ sức khỏe.

Cách làm trà lá tre cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần rửa sạch và cất trữ một ít lá tươi trong tủ lạnh. Khi dùng thì lấy ra tráng với nước nóng 1 lần và bỏ lượt nước đầu. Sau đó châm lại nước nóng vừa đủ và để 15 phút là bạn đã có ly trà để thưởng thức. Bạn cũng có thể kết hợp với một số vị như hoa, mật ong, chanh, bạc hà để tăng hương vị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Comment moderation is enabled. Your comment may take some time to appear.

facebook
twitter