Home » Sức khỏe » Cây dâu tằm là cây thuốc quý chữa bạc tóc, làm đẹp da
cây dâu tằm - cây dâu trắng
Chúng ta có thể thấy cây dâu tằm thật kỳ diệu, toàn thân đều tốt và hữu ích, cho đến các loài sâu, ký sinh, bọ ngựa trên cây dâu cũng là thuốc. Đối với nữ giới, cây dâu giúp có làn da trẻ đẹp mịn màng, các vết nám, sạm sẽ biến mất rất nhanh sau thời gian ngắn ăn dâu tằm. Đây là sự lôi cuốn khó cưỡng lại được. Đối với Nam Giới, tổ bọ ngựa trên cây dâu có thể giúp chứng thận yếu, đái dắt, di tinh, mộng tinh. Cây dâu còn giúp bổ huyết, cứng xương, chắc gân cốt chống lại các bệnh viêm khớp, phong thấp.

Cây dâu tằm được biết đến là loài cây cung cấp lá cho tằm ăn nhả tơ. Lá cây cho đến rể, thân, trái đều có dược tính. Nếu bạn muốn có làn da đẹp sáng thì trái dâu tằm có thể làm bạn ngạc nhiên chỉ sau vài tuần sử dụng.

Tìm hiểu rõ hơn tác dụng của trái dâu tằm

Nội dung:

Cây dâu tằm là cây gì?

Ở Việt Nam cây dâu tằm được trồng nhiều ở bãi sông Hồng, sông Đáy, sông Thái Bình, sông Cửu Long và vùng cao nguyên Lâm Đồng. Cây đem lại lợi ích kinh tế thiết thực cho người nông dân. Ở Việt Nam chỉ có loại cây dâu trắng. Các loại cây khác như dâu đỏ, dâu đen là không có ở Việt Nam.

Nguồn gốc tên khoa học cây dâu tằm

Tên gọi dân gian khác của cây dâu tằm khá nhiều như: Tầm Tang, dâu Cang của người H`Mong, Mạy Mọn của người Tày, Nằn Phong của người Dao. Hay gọi là dâu trắng để phân biệt với các chủng khác như dâu đỏ, dâu đen không có ở Việt Nam.

Tên khoa học giống dâu trắng là Morus alba L. Morus acidosa thuộc họ dâu tằm Moraceae. Cây dâu ở Việt Nam có nguồn gốc từ Đông Châu Á. Chúng xuất hiện ở các nước Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Ân Độ, là những vùng có khí hậu ôn đới ấm hoặc cận ôn đới.

Năm 1601, cây lần đầu tiên được đưa sang Pháp, trồng ở vườn Tuileries. Sau đó loại cây này tiếp tục được nhân giống trồng lan tỏa ở các vùng khí hậu ôn đới trên toàn thế giới.

Chi dâu tằm Morus L rất đa dạng. Có đến khoảng 150 loại khác nhau nhưng chỉ hơn 10 loại được chấp nhận rộng rãi.

Đặc điểm sinh học

Cây dâu tằm là cây thân cành mềm. Cây cao khoảng 2-3m. Chúng ta có thể trồng cây ở trong chậu trên sân thượng trong trường hợp nhà ở thành phố. Để khống chế độ cao của cây, chúng ta dùng dao vát đi phần ngọn. Khi thân cây còn non thì có lông. Thân cây trưởng thành nhẵn và xám. Vỏ cây có nốt sần. Cây dâu là loại cây nhiều mủ.

Lá cây mọc so le, có hình bầu dục, hình tim, hoặc hình trứng rộng. Mũi lá nhọn, lá mỏng mềm. Độ dài lá từ 5 – 10 cm, rộng là 4 – 8 cm. Mép lá hình răng cưa. Lá cây có màu xanh lục đậm hoặc xám, mặt dưới thì màu lục nhạt hơn. Có thể thấy rõ gân lớn và các gân nhỏ của lá. Trên gân lá có nhiều lông tơ.

Hoa cây dâu tằm đơn tính. Cụm hoa đực được xếp thành chùm hoặc gié. Chiều dài hoa từ 1,5 – 2 cm, có cuống ngắn, 4 lá đài tù, 4 nhị . Hoa cái thì có 4 lá đài, bầu 1 ô, 1 noãn, đính nóc.

Quả dâu mọng nước, vị hơi chua, hơi ngọt. Lúc đầu quả dâu có màu trắng xanh, dần chuyển sang đỏ và tím đen khi chín hẳn. Quả được bọc trong các lá đài đồng trưởng, hình trụ. Quả dâu kích thước khá nhỏ, dễ dập, độ dài 2 cm, đường kính tầm 1 cm.

Rễ cây dâu tằm có thể đâm sâu 2 đến 3 m, chúng phân bổ nhiều nhất ở tầng đất 1 – 3 tấc.

Đặc điểm sinh trưởng

Cây dâu tằm là loại cây ưa sáng, khí hậu ôn đới mát mẻ. Bạn nên trồng cây ở trên sân thượng nếu ở thành phố hoặc vùng đất quang trống để đảm bảo cây có đủ ánh sáng để phát triển.

Nhiệt độ thích hợp cho cây là 25 oC – 32 oC . Nếu cây bị quá nóng, trên 40 oC, hoặc quá lạnh, thấp hơn 12 oC, thì bị hạn chế sinh trưởng.

Cây dâu thích ẩm. Các bãi sông hoặc cao nguyên Lâm Đồng Việt Nam, nơi có khí hậu mát mẻ ẩm ướt, rất thích hợp cho trồng loại cây này.

Cây thường bắt đầu ra hoa vào tháng 3 – 4 và cho quả từ tháng 5 – 7. Tuy vậy cây dâu tằm vẫn cho trái quanh năm. Thời điểm trái vụ, nếu chúng ta chăm sóc cây cẩn thận vẫn thu hoạch được quả đều đặn dù có ít hơn.

Thành phần hóa học

Lá cây dâu có chứa nhiều acid amimn như phenylalanin, leucin, alanin, arginin, sarcosin, acid pipercholic … . Ngoài ra còn có protid, vitamin C, B1, D; acid hữu cơ : succinic, propionic, isobutyric …., tanin.

Trái dâu tằm có chứa các hoạt chất chống oxy hóa giúp đẹp da, chống bạc tóc. Trái dâu có đường, protid, tanin, vitamin C.

Cành dâu có chứa Mulberrin, mulberrochromene, cyclomulberrin, morin, dihydromorin, dihydrokaempferol, maclurin.

Cây dâu tằm có tác dụng gì?

Cây dâu tằm toàn thân đều là thuốc có tác dụng chữa bệnh, chống lão hóa, làm da dẻ săn đẹp. Từ lá cây, vỏ cây, rể cây, trái đều có tác dụng tốt cho sức khỏe, điều trị bệnh tật. Ngoài ra cây dâu tằm còn dùng trong phong thủy để trừ tà ma, năng lượng xấu

Tác dụng của các bộ phận cây

Trái dâu có tác dụng bổ thận, tăng cường tiêu hóa. Ăn trái dâu giúp giải quyết vấn đề táo bón, đầy bụng. Các hoạt chất chống oxy hóa và vitamin tự nhiên trong trái dâu giúp ngăn đục thủy tinh thể, làm mắt sáng khỏe. Cũng như vậy các chất chống oxy hóa như Resveratrol giúp da, tóc căng mịn, khỏe. Hiệu quả sau khi ăn trái dâu có thể hiện ra rất nhanh. Chỉ sau vài tuần sử dụng.

Ngoài ra trái dâu còn rất tốt cho tim mạch, thải độc chống ung thư. Giúp xương cốt chắc khỏe. Tăng cường miễn dịch. Một tác dụng của trái dâu có lẻ thu hút được nhiều người quản tâm đó là tác dụng giảm cân tự nhiên. Dĩ nhiên điều này tốt hơn rất nhiều lần so với bạn sử dụng các chế phẩm độc hại để bức ép giảm cân.

Lá dâu có thể khu trục hàn cho bệnh cảm, tiêu đờm, hạ sốt, trị bệnh huyết áp cao và làm sáng mắt

Vỏ cây dâu gồm rễ và thân có thể tiêu đờm, giúp lợi tiểu và trị bệnh phù thủng.

Tang ký sinh, các sinh vật ký sinh trên cây dâu, giúp bổ gan thận, chắc xương, trị chứng thoát vị đĩa đệm.

Tang Tiêu Phiêu, tổ bọ ngựa ký sinh trên cây dâu, rất tốt cho nam giới. Có thể trị được thận yếu, tiểu nhiều lần. Các chứng như di tinh, liệt dương, bạch đới.

Ứng dụng chữa các bệnh lý

Huyết áp cao

Dùng lá dâu tằm và hạt Ích Mẫu nấu lấy nước. Pha đủ nóng để ngâm chân trong vòng 30 phút trước khi ngủ. Chú ý duy trì nước nóng ẩm, không để nước nguội lạnh gây cảm hàn.

Chứng mồ hôi trộm ở trẻ em, mồ hôi tay ở người lớn

Ta có thể hái lá dâu non để nấu canh với tôm để ăn trị bệnh.

Hoặc sắc thuốc uống theo các thành phần nguyên liệu sau: lá dâu bánh tẻ 12g, Cúc hoa, Liên kiều, Hạnh nhân đều 12g, Bạc hà, Cam thảo đều 4g, Cát cánh 8g, Lô căn 20g.

Đau mắt, viêm kết mạc

Nấu nước lá dâu để xông vào mắt. Trường hợp mắt sung huyết, giã nát lá dâu bánh tẻ, đắp lên mắt.

Viêm khớp, tay chân tê bại

Những người bị viêm khớp hoặc chứng tê bại tay chân hầu hết bệnh sẽ trở nặng hơn khi trở trời hoặc trời chuyển lạnh vào mùa đông. Để trị chứng này dùng cành dâu 12g, Kê Huyết Đằng 12g, Uy Linh Tiên 12g. Sắc thuốc uống.

Ho, Hen suyễn.

Ngày nay bầu trời các khu đô thị ô nhiễm bụi và các chất độc hại như chì nên rất nhiều người và các trẻ nhỏ đều mắc chứng bệnh ho. Ho là phản ứng tự vệ của cơ thể để đẩy thải chất độc hại ra ngoài. Trong các trường hợp lạm dụng thuốc tây như thuốc giãn khí quản có thể dẫn đến các bệnh hen suyễn.

Trong trường hợp này các bạn có thể dùng vỏ của rễ cây dâu tằm để sắc nước uống. Khối lượng vỏ rễ chừng 20 g – 40 g cho một lần uống. Chúng ta có thể thêm Địa Cốt Bì và Cam Thảo.

Khó tiêu, chân tay phù nề.

Chúng ta vẫn sử dụng vỏ rễ cây dâu sắc uống trong trường hợp này. Có thể thêm một số vị như Phục Linh, vỏ Cam, vỏ Quýt, Gừng.

Thiếu máu, da xanh, mất ngủ, chóng mặt, mắt mờ

Ăn trái dâu tằm để khắc phục suy nhược da xanh, thiếu máu. Chúng ta cũng có thể làm si rô dâu, hay mức dâu để ngon miệng hơn. Hoặc dùng trái dâu ngâm rượu kết hợp thêm Câu Kỷ tử, Hà thủ ô đỏ, nhân hạt táo, mỗi vị 10g.

Phong thấp, yếu gân cốt, yếu thận

Dùng cây Tầm Gửi trên thân cây dâu tằm, kết hợp với Cẩu Tích, Ngưu Tất. Sắc lấy nước uống để chữa chứng phong thấp, yếu gân cốt, yếu thận.

Bổ Huyết An Thai

Dùng cây Tầm Gửi trên thân cây dâu, thêm rễ Gai, Tục Đoạn sắc lấy nước uống.

Chứng Di Mộng Tinh, Hoạt Tinh ở Nam Giới

Chúng ta tìm tổ bọ ngựa sống trên thân cây dâu tằm để trị các chứng bệnh ở Nam Giới. Dùng 10 tổ bọ Ngựa, rang cháy, nghiền nát, thêm đường và uống trước khi đi ngủ. Cũng có thêm vào Long Cốt nghiền nát. Ngày dùng 2 lần, dùng trong 3 ngày.

Đái dắt

Đái dắt là hiện tượng liên tục mắc tiểu, tiểu nhiều lần, mỗi lần một ít. Người bị chứng đái dắt thường xuyên mệt mỏi do thiếu nghỉ ngơi. Để trị chứng đái dắt, chúng ta tìm tổ bọ ngựa sống trên thân cây dâu tằm, kết hợp với quả Kim Anh. Nướng cháy, nghiền nát. Dùng uống với rượu lúc bụng đói.

Bổ kiện thân thể

Cây dâu vốn có rất nhiều sâu, và chúng rất là bổ dưỡng. Chúng ta có thể bắt sâu dâu tằm, hấp chín với nước cơm để ăn.

Cách làm cho cây dâu tằm ra trái

Chúng ta có thể thấy cây dâu tằm thật kỳ diệu, toàn thân đều tốt và hữu ích, cho đến các loài sâu, ký sinh, bọ ngựa trên cây dâu cũng là thuốc. Đối với nữ giới, cây dâu giúp có làn da trẻ đẹp mịn màng, các vết nám, sạm sẽ biến mất rất nhanh sau thời gian ngắn ăn dâu tằm. Đây là sự lôi cuốn khó cưỡng lại được. Đối với Nam Giới, tổ bọ ngựa trên cây dâu có thể giúp chứng thận yếu, đái dắt, di tinh, mộng tinh. Cây dâu còn giúp bổ huyết, cứng xương, chắc gân cốt chống lại các bệnh viêm khớp, phong thấp.

Việc bây giờ của chúng ta là chăm sóc cây dâu cẩn thận để cây có thể khỏe ra trái quanh năm. Trái dâu thường ra ở các nách lá. Lúc đầu trái màu trắng xanh, dần chuyển sang đỏ, tím đen khi chín. Các bạn nên tỉa bỏ đi các lá héo, khô và bón phân đều đặn. Thường là 1 – 2 tuần mỗi lần.

Vì đây là cây thuốc cho gia đình dùng, nên các bạn không nên dùng phân hóa học NPK hay các loại hóa chất kích ra lá, ra hoa, hay kích rễ. Các bạn nên đi theo trồng trọt hữu cơ organic. Nghĩa là dùng các loại phân chuồng, như phân gà, phân cá, phân bò, phân heo. Hay dùng các rác hữu cơ để bổ sung dinh dưỡng cho đất.

Vị trí đặt cây, nên ở nơi nhiều sáng. Nước tưới đầy đủ vì cây dâu tằm thích mọc ở những nơi như bãi sông.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Comment moderation is enabled. Your comment may take some time to appear.

facebook
twitter