Home » Sức khỏe » Trái dâu tằm có tác dụng gì?
trai dau tam tac dung gi
Cây dâu tằm có khoảng 150 loại. Nhưng ở Việt Nam chỉ có loại cây dâu tằm trắng, không có các loại dâu tằm khác như dâu đỏ, dâu đen.... Cây dâu tằm là một cây thuốc quý, trái dâu tằm cũng rất tốt cho sức khỏe. Ăn trái dâu tằm thường xuyên giúp chống lão hóa, xương cốt khỏe mạnh, da dẻ căng mịn khỏe, lại phòng chống được các bệnh tim mạch.

Nội dung:

Cây dâu tằm có khoảng 150 loại. Nhưng ở Việt Nam chỉ có loại cây dâu tằm trắng, không có các loại dâu tằm khác như dâu đỏ, dâu đen…. Cây dâu tằm là một cây thuốc quý, trái dâu tằm cũng rất tốt cho sức khỏe. Ăn trái dâu tằm thường xuyên giúp chống lão hóa, xương cốt khỏe mạnh, da dẻ căng mịn khỏe, lại phòng chống được các bệnh tim mạch.

Nội dung:

Trái dâu tằm tiếng Anh

Có rất nhiều loại dâu. Loại dâu phổ biến trồng ở Đà Lạt, những trái dâu to đỏ bóng lưỡng, là dâu tây. Cây dâu tằm ở nước ta thì mọc nhiều ở cao nguyên Lâm Đồng hoặc các bãi sông Hồng, sông Đáy, sông Thái Bình và sông Cửu long. Trái lúc còn sống thì màu trắng xanh, dần chuyển sang đỏ và đen khi chín. Tên tiếng Anh trái dâu tằm là Mulberry.

Các loại dâu khác lần lượt có tên tiếng Anh khác nhau. Dâu Tây tên tiếng Anh là Straberry. Dâu Rừng tên tiếng Anh là Bayberry. Dâu Da tiếng Anh là burmese grape.

Thành phần dinh dưỡng

88% trái dâu tằm là nước. Mỗi trái dâu có khoảng 60 calo. Lượng đường đơn carbs như glucose và fructose chiếm 9,8%. Ngoài ra còn có một lượng nhỏ chất xơ chiếm 1,7%. 25% chất xơ này là dạng pectin có thể hòa tan, 75% ở dạng lignin không hòa tan. Các chất xơ không hòa tan hỗ trợ tiêu hóa và giảm cholesterol. Protetin chiếm 1,4%. Chất béo 0,4%.

Trái dâu tằm sở dĩ có thể chữa nhiều bệnh, và lợi lạc cho cơ thể bởi trong trái dâu có nhiều vitamin như C, K1, E, A – khoáng chất như sắt, kali, canxi…. Trái dâu có chứa các hợp chất chống oxy hóa như resveratrol, zeaxanthin, lutein, alpha carotene giúp trẻ đẹp, khỏe mạnh làn da, mắt sáng. Hay các hợp chất có khả năng giúp cơ thể thải độc như  phytonutrient, anthocyanins, polyphenolic.

Trái dâu tằm có tác dụng gì?

Làm đẹp da, chống lão hóa

Trái dâu tằm tác dụng nổi bật dễ nhận thấy nhất của trái dâu tằm là giúp làn da đẹp lên. Chỉ cần sau vài tuần sử dụng, làn da, nhất là da mặt, biến chuyển căng, mịn màng, sáng bóng. Lý giải điều này là bởi các hoạt chất chống oxy hóa bên trong trái dâu. Như carotenoid như zeaxanthin, lutein, alpha carotene, resveratrol. Các vitamin như vitamin E, A, C. Các hoạt chất này làm chậm quá trình lão hóa, chống lại các gốc tự do và có khả năng chống lại các tia UV có hại.

Hỗ trợ tiêu hóa

Một tác dụng khác khá tương đồng với khoai môn là hỗ trợ tiêu hóa bởi các chất xơ bên trong trái dâu. Ăn trái dâu giúp hỗ trợ giải quyết các vấn đề như táo bón, đầy bụng, quặn bụng.

Tốt cho tim mạch

Sở dĩ ăn trái dâu tằm tốt cho tim mạch vì trái dâu có 2 hiệu quả quan trọng. Thứ nhất trái dâu có hoạt chất làm giảm cholesterol trong cơ thể. Hàm lượng cholesterol cao có thể gây hại cho tim mạch. Thứ hai, trái dâu có chất Resveratrol. Chất này được cho là giúp cơ thể tăng cường sản xuất oxit Nitrit có tác dụng làm co giãn mạch máu và chống hiện tượng máu đông trong mạch máu. Vì vậy nó có tác dụng quan trọng trong chống các hiện tượng đột quỵ bởi máu đông gây tắc nghẽn lưu thông máu.

Tốt cho hệ miễn dịch

Trái dâu có nhiều vitamin C vì vậy có khả năng tăng cường đề kháng, chống lại bệnh tật. Ngoài ra trái dâu còn có một khả năng đặc biệt để tăng hệ miễn dịch khác đó là kích thích hoạt động của đại thực bào. Đại thực bào là loại tế bào đặc biệt trong cơ thể chúng ta. Chúng ăn các vật chất lạ gây hại xâm nhập vào cơ thể. Việc tăng cường khả năng của đại thực bào giúp cơ thể mạnh mẽ hơn chống lại mầm bệnh bên ngoài.

Ngăn ngừa ung thư

Trái dâu tằm được xác nhận có khả năng ngăn ngừa ung thư tuyến tuyền liệt, ung thư đại trạng, ung thư da, ung thư tuyến giáp. Bởi vì trong trái dâu xác nhận sự tồn tại của một số chất như phytonutrient, anthocyanins, polyphenolic, vitamin A. Các hợp chất này có khả năng hạn chế hoạt động của các gốc tự do gây hại.

Giúp xương chắc khỏe

Trái dâu có nhiều Canxi, kali, sắt. Ăn nhiều trái dâu giúp cơ thể được bổ sung canxi tự nhiên. Chúng ta cần lưu ý về việc bổ sung canxi tự nhiên này. Các chế phẩm bổ sung canxi nhân tạo như sữa bổ sung canxi hoàn toàn có hại cho cơ thể. Bởi vì sự bổ sung canxi cứng nhắc này hoàn toàn không tác dụng. Cơ thể hoàn toàn không có thể hấp thụ canxi theo hình thức phi tự nhiên như vậy. Bổ sung canxi nhân tạo lâu dài sẽ gây suy hại nghiêm trọng cho thận.

Việc hấp thụ canxi tự nhiên ở trong các sản phẩm tự nhiên như trái dâu tằm giúp cơ thể dễ dàng bổ sung được canxi. Từ đó tránh được các bệnh về xương. Như bệnh loãng xương, thoái hóa xương, viêm khớp ở người già. Và giúp trẻ nhỏ trong giai đoạn phát triển mạnh có đủ canxi cần thiết cho xương.

Tốt cho mắt

Ăn thường xuyên trái dâu rất tốt cho mắt. Nó giúp mắt sáng, khỏe. Chất chống oxy hóa trong trái dâu ngăn lại các gốc tự do gây hại, vốn là tác nhân gây suy giảm thị lực và thoái hóa võng mạc. Chất carotenoid ngăn tình trạng đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

Cách chế biến trái dâu tằm

Trái dâu tằm tốt nhất nên được ăn ngay sau khi được hái ở trên cây. Lúc này trái cây vẫn còn sống. Vitamin hay các hợp chất hữu ích hầu như còn nguyên vẹn. Vị trái cây hơi chua, hơi ngọt khá dễ ăn. Nên hái trái dâu khi đã chuyển sang màu đen, hoặc một phần màu đen.

Nếu bạn thu hoạch được nhiều trái dâu và không thể ăn ngay thì có thể chế biến thành các sản phẩm có thể để được lâu hơn như Siro, ngâm rượu, mứt và dâu tằm ngâm với mật ong.

Xử lý trái dâu trước khi chế biến

Trái dâu rất dễ dập, nên quá trình hái cần nhẹ nhàng. Trái được chọn là các trái đã ngã sang màu đen hoặc một phần đen. Trái được hái ngắt bỏ phần cuống, rửa lại với nước muối pha loãng. Để ráo nước. Tiếp đến là nhúng trái dâu sơ qua nước sôi 80 oC. Bước này giúp quá trình chế biến trái dâu để được lâu hơn. Tránh bị mốc hay bị nổi váng.

Cách làm siro dâu tằm

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 1 kg dâu
  • 0,5 kg đường. Lưu ý nên chọn đường vàng, tránh xử dụng đường trắng tinh luyện.

Trái dâu tằm sau khi được xử lý ở bước trên được cho vào lọ thủy tinh. Chọn lọ có kích cỡ phù hợp. Ta cứ tuần tự một lớp dâu tằm, lại một lớp đường cho đến khi hết nguyên liệu. Ở mặt trên cùng là một lớp đường.

Sau khi ngâm dâu tằm được 5 – 7 ngày thì trái dâu ra khá nhiều nước. Hỗn hợp này chính là siro sau này. Bước kế tiếp chúng ta cần một cái rây để chắt lấy nước siro. Sau khi lấy đước nước siro, để có thể bảo quản lâu dài, chúng ta lại tiếp tục đun sôi dung dịch này trong 15 phút. Rồi để thật nguội trước khi cho lại vào lọ và bảo quản trong tủ lạnh.

Cách ngâm rượu với trái dâu tằm

Để làm rượu trái cây dâu tằm, chúng ta dùng bã dâu tằm sau khi chắt lấy nước siro ở bước trên. Lại cho tiếp một ít rượu vào ngâm. Sau 4-5 ngày, chúng ta đã bắt đầu có rượu trái cây để dùng.

Cách làm mứt dâu trái dâu tằm

Để làm mứt dâu tằm, chúng ta vẫn tiếp tục sử dụng bã dâu tằm sau khi chắt lấy nước siro ở bước làm siro dâu tằm.

Đầu tiên chúng ta cần xay nhuyễn bã dâu tằm. Dùng máy sinh tốt để xay.

Sau khi đã xay nhuyễn, chúng ta cần kiểm tra độ ngọt của bã dâu tằm. Nếu muốn ngọt thêm, chúng ta lại thêm đường, trộn đều.

Khi đã sằn sàng cho mứt dâu tằm. Thêm 2 cốc nước sôi 400ml và 5g bột rau cau vào và khuấy đều. Bột rau cau sẽ giúp mứt dâu tằm trở sánh, đặc hơn. Sau đó để lên bếp đun sôi, lửa nhỏ. Đun cho đến khi ta có được hỗn hợp sệt, sánh. Lại để thật nguội rồi cho vào lọ thủy tinh miệng rộng và bảo quản trong tủ lạnh.

Cách ngâm trái dâu tằm với mật ong

Sản phẩm siro trái dâu tằm với mật ong tương tự như siro dâu tằm với đường. Khác biệt ở đây chúng ta thay thế đường bởi mật ong. Dĩ nhiên mật ong tốt hơn rất nhiều so với đường. Mật ong có tính kháng khuẩn, và tăng cường kháng thể, kháng viêm v.v…

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 1,5 kg dâu tằm
  • 1 lít mật ong

Đầu tiên chúng ta cần xử lý trái dâu như hướng dẫn ở bước xử lý trái dâu ở trên. Sau đó chọn lọ thủy tinh sạch có kích cỡ thích hợp. Thêm dâu tằm vào trong lọ, sau đó rót mật ong vào. Đậy nắp, để ở nơi thoáng mát, không có ánh nắng trực tiếp chiếu vào.

Sau 2 – 3 ngày, chúng ta có thể thấy trái dâu trương phình lên. Mở nắp dùng đũa gỗ, hoặc đũa tre khuấy đều dâu với mật ong. Lại đập nắp và tiếp tục quá trình này cho đến ngày thứ 10. Lúc này quá trình ngâm để lấy dịch dâu tằm đã kết thúc.

Dùng rây chắt dung dịch siro dâu tằm và mật ong và cất trữ ở trong lọ thủy tinh. Bảo quản trong tủ lạnh. Còn phần bã dâu tằm, chúng ta có thể lựa chọn làm rượu hoặc mứt theo như hướng dẫn ở bên trên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Comment moderation is enabled. Your comment may take some time to appear.

facebook
twitter